Thảo luận nhiều vấn đề "sống còn" của Trung Quốc
Kinhtedothi - Chiều 3/3, kỳ họp lần thứ ba, khóa XII Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) đã khai mạc tại Đại lễ đường nhân dân Trung Quốc.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường, Chủ tịch Quốc hội Trương Đức Giang, Chủ tịch Chính hiệp Du Chính Thanh, nhiều lãnh đạo cấp cao cùng 2.153 đại biểu đã tham dự hội nghị.
Tại lễ khai mạc, Chủ tịch Chính hiệp Du Chính Thanh đã đọc báo cáo công tác của Ủy ban Thường vụ CPPCC trong năm 2014, cam kết nỗ lực hơn nữa nhằm tiếp tục thực hiện những cải cách, đồng thời đặt ra những mục tiêu mới cho năm 2015. Nhấn mạnh 2015 là năm quan trọng trong việc thực hiện những cải cách toàn diện, năm khởi đầu của việc thúc đẩy cai trị đất nước bằng pháp quyền, và là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm lần thứ 12, ông Du Chính Thanh cho rằng CPPCC cần tập trung ý kiến và đề xuất vào cải cách và phát triển.
![]() Ông Du Chính Thanh phát biểu tại Hội nghị
|
Theo kế hoạch, trong 2 tuần diễn ra, Hội nghị sẽ xem xét báo cáo công tác của chính phủ cùng một loạt báo cáo khác, theo đó, kiểm điểm những biện pháp cải cách đã thực hiện trong năm ngoái và vạch kế hoạch kinh tế cho năm nay và hàng loạt các vấn đề nóng khác, bao gồm:
Chống tham nhũng
Kể từ khi Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) tháng 11/2012 xác định tiến hành một cuộc chiến chống tham nhũng không khoan nhượng, hàng trăm quan chức cấp cao và hàng ngàn quan chức địa phương tham ô, vi phạm kỷ luật nghiêm trọng đã bị bãi nhiệm, miễn nhiệm và điều tra, xử tù. Đến đầu năm 2015, cơ quan chống tham nhũng nước này một lần nữa khẳng định quyết tâm “đả hổ, diệt ruồi” sẽ được thực hiện quyết liệt hơn nữa ở cả các cấp cao hơn và thấp hơn, đặc biệt là trong các doanh nghiệp nhà nước. Tại Hội nghị CPPCC lần này, các nhà lập pháp sẽ tìm cách xây dựng một cơ chế dài hạn để giám sát việc thực hiện cuộc đấu tranh chống tham nhũng của cơ quan hành pháp.
![]() Triển lãm chống tham nhũng tại Hàng Châu, Triết Giang
|
Báo cáo được ông Du Chính Thanh đọc tại lễ khai mạc cho thấy, ít nhất 14 nhân vật cấp cao của CPPCC đã bị miễn nhiệm và bãi nhiệm do vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Trong đó, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia CPPCC Lệnh Kế Hoạch đã bị bãi nhiệm còn nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia CPPCC Tô Vinh bị khai trừ khỏi đảng, tước bỏ mọi chức vụ và tiến hành điều tra với cáo buộc “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.
Tăng cường trao quyền
Trong hai năm qua, chính quyền trung ương Trung Quốc đã dành nhiều ưu tiên trong việc trao quyền cho chính quyền địa phương. Tổng cộng có khoản 798 thủ tục hành chính đã bị hủy hoặc giao quyền xử lý trực tiếp cho chính quyền địa phương. Biện pháp đã góp phần kiềm chế tham nhũng, kích thích tinh thần tự chủ. Dự kiến những cải cách sâu hơn trong việc trao quyền cho địa phương sẽ được đưa ra tại Hội nghị lần này.
Cấp nhiên liệu cho “hai động cơ”
Năm ngoái, tại Diễn đàn Davos mùa Đông, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đưa ra khái niệm mới “hai động cơ” dùng để chỉ hai động cơ tăng trưởng là tăng cường cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng. Trong năm 2015, Trung Quốc chắc chắn sẽ thực hiện các bước đi để cung cấp nhiên liệu cho “hai động cơ” để nền kinh tế có thể duy trì tốc độ tăng trưởng.
Cụ thể hóa “tứ toàn”
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa công bố học thuyết chính trị mới, gói gọn trong bốn khẩu hiệu được gọi là “Tứ toàn” (tức bốn toàn diện), để theo đuổi “Giấc mơ Trung Hoa” - khái niệm mà ông đưa ra vào năm 2013 để Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế, chính trị, quân sự. Theo đó, “Tứ toàn” bao gồm: Xây dựng một xã hội thịnh vượng toàn diện, cải cách sâu sắc toàn diện, thực hiện nhà nước pháp quyền toàn diện, thực hiện kỷ cương Đảng toàn diện sẽ được cụ thể hóa tại Hội nghị lần này.
Mục tiêu tăng trưởng
Nhiều khả năng báo cáo công tác chính phủ của Thủ tướng Lý Khắc Cường tại Hội nghị lần này sẽ công bố mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay của Trung Quốc. Phần lớn dự báo đều cho rằng, Trung Quốc sẽ hạ mục tiêu tăng trưởng bởi Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân các cấp được tổ chức trước đó đều cho thấy xu thế này.
![]() Thị trường chứng khoán Trung Quốc nhiều phiên chìm trong sắc đỏ
|
Chống ô nhiễm
Tại các phiên họp quốc hội năm ngoái Thủ tướng Lý Khắc Cường đã kêu gọi về một “trận chiến quyết định” chống ô nhiễm môi trường - vấn đề mà người dân trong nước và cộng đồng quốc tế lo ngại nhất hiện nay. Ngoài các biện pháp cụ thể chống ô nhiễm, hội nghị sẽ hoạch định con đường phát triển cho Trung Quốc với đặc trưng bởi tính hiệu quả, chất lượng và bền vững.
![]() Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đau đầu của Chính phủ Trung Quốc.
|
Chiến lược đối ngoại
Với sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, thế giới ngày càng quan tâm hơn đến quan điểm và thái độ của Trung Quốc đối với các hồ sơ nóng toàn cầu. Hai buổi họp bàn về các vấn đề toàn cầu tại Hội nghị lần này sẽ cung cấp sơ bộ về chiến lược đối ngoại của Bắc Kinh.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
-
Giá dầu Brent sụt gần 1% do lo ngại lệnh phong tỏa mới tại Trung Quốc
Kinhtedothi - Giá dầu quay đầu đi xuống do tâm lý lo ngại về lệnh phong tỏa xã hội mới tại Trung Quốc để ngăn chặn đợ...XEM THÊM -
Dịch Covid-19 tái bùng phát, Trung Quốc cấp tốc xây dựng cơ sở cách ly mới
Kinhtedothi - TP Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, đang xây dựng thêm cơ sở cách ly mới cho khoảng 3.000 ngườ...XEM THÊM -
[Ảnh] Cận cảnh vũ khí "mạnh nhất thế giới" của Triều Tiên tại lễ duyệt binh mừng Đại hội Đảng
Kinhtedothi - Nhiều loại khí tài quân sự, bao gồm mẫu tên lửa được cho là phiên bản mới của tên lửa đạn đạo phóng từ ...XEM THÊM -
Dự trữ ngoại hối của Nga tiếp tục lập kỷ lục gần 600 tỷ USD
Kinhtedothi - Dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga đạt tổng giá trị 597,4 tỷ USD tính đến ngày 8/1, theo dữ liệu mới nhất ...XEM THÊM -
Dòng chảy Phương Bắc 2: Nga khởi động lắp đặt tuyến đường ống tại lãnh hải Đan Mạch
Kinhtedothi - Nhà thầu chính của tuyến đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 cho biết, hiện dự án đã hoàn thành khoảng 94%...XEM THÊM -
Indonesia cảnh báo nguy cơ sóng thần sau động đất lớn khiến 26 người thiệt mạng
Kinhtedothi – Giám đốc Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) Dwikorita Karnawati cảnh báo nguy cơ...XEM THÊM
-
Việt Nam lên tiếng về khả năng mua tên lửa Ấn Độ
Kinhtedothi - Thông tin Việt Nam có khả năng mua tên lửa của Ấn Độ xuất hiện sau cuộc điện đàm gần đây của lãnh đạo hai nước.14-01-2021 18:40
-
Khuyến cáo chỉ công dân Việt Nam "có nhu cầu thực sự khẩn thiết" về nước dịp Tết Nguyên đán
Kinhtedothi - Đó là lưu ý của Bộ ngoại giao đối với công dân về nước dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.14-01-2021 18:37
-
Ankara kêu gọi Washington “xem xét lại” lệnh trừng phạt liên quan đến hệ thống phòng không S-400
Kinhtedothi - Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ hối thúc chính quyền mới của Mỹ đối thoại và và xem xét lại quyết định trừng phạt Ankara liên quan đến hợp đồng mua hệ thống phòng không S-400 từ Nga.14-01-2021 17:34
-
Việt Nam lên tiếng về chiến lược mới của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông
Kinhtedothi - Mỹ mới công bố một chiến lược tích hợp các lực lượng hàng hải được cho là nhằm chống lại sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.14-01-2021 17:24
-
Thông tin mới về 2 thuyền viên Việt Nam trên tàu chở dầu Hàn Quốc bị Iran bắt giữ
Kinhtedothi - Bộ Ngoại giao khẳng định luôn theo sát vụ tàu chở dầu Hàn Quốc bị Iran bắt giữ có thuyền viên Việt Nam.14-01-2021 17:21
- Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường, Hà Nội trời chuyển mưa và rét đậm
- Mỹ kết luận về định giá tiền tệ và chính sách tỷ giá của Việt Nam
- Phóng viên tác nghiệp tại Đại hội XIII sẽ thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2
- Lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ: Cẩn trọng, tránh sai sót
- Hanssip - động lực hình thành đô thị vệ tinh Phú Xuyên
- Hà Nội: Chất lượng không khí ở mức xấu và kém, bụi mịn tiếp tục xuất hiện
- [Infographic] Những nội dung quan trọng của Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
- Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
- Thị trường bất động sản các tỉnh miền Bắc hấp dẫn nhà đầu tư