Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thắp lên ngọn lửa nghề

Kinhtedothi - Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, không chỉ là ngày lễ của các thầy, cô giáo, của ngành giáo dục mà đã trở thành ngày cả xã hội tôn vinh nghề giáo, bày tỏ lòng tri ân với những người ươm mầm tri thức, những "kỹ sư tâm hồn".
Giờ học vi tính của cô và trò trường THCS Thanh Xuân. Ảnh: Hải Linh
Ngày xưa, cha ông ta đã nói "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" hay "Muốn sang thì bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Ngày nay, giáo dục được Đảng và Nhà nước xác định là quốc sách hàng đầu, vị trí của người thầy càng được tôn vinh. Biết bao Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú và hàng triệu giáo viên đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.
Hàng nghìn nhà giáo ở miền núi, hải đảo xa xôi bằng lòng đam mê nghề nghiệp, nguyện cống hiến cho sự nghiệp đổi mới giáo dục đã không ngại khó, sợ khổ, kiên trì bám trường, bám bản gieo ước mơ con chữ cho bao thế hệ học trò. Nhìn cảnh học trò của mình đói, rét, quần áo rách rưới, trèo đèo lội suối đi học cả quãng đường xa, nhiều thầy cô đã kêu gọi khắp nơi, quyên góp, ủng hộ các con hay bằng đồng lương ít ỏi của nghề giáo, nhiều người đã dành dụm để mua gạo, áo quần tặng học trò. Nhìn niềm vui trong mắt trẻ, các thầy cô đã quên đi mệt nhọc, vất vả, hi sinh của mình. Có những người thầy, người cô bất chấp nguy hiểm, hi sinh cả mạng sống để cứu học sinh trong cơn lũ dữ. Đó là những câu chuyện vô cùng cảm động, những tấm gương để các thế hệ học trò noi theo, phấn đấu, không phụ lòng thầy cô.
Nhưng đâu đó, vẫn còn những chuyện buồn về sự xuống cấp của đạo đức nhà giáo hay những hành vi làm tổn thương nghiêm trọng truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Vẫn có những người thầy không giữ được mình trong vòng xoáy của cơ chế thị trường. Dẫu rằng, đó chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”, những nét chấm buồn của ngành giáo dục, nhưng lại ảnh hưởng lớn đến uy tín của toàn ngành. Thật đáng tiếc!
Ở một khía cạnh khác, xã hội cũng đòi hỏi ở nghề dạy học quá nhiều nhưng lại đang quá khắt khe với nghề này. Chỉ cần một vài cá nhân vi phạm, dư luận đã kịp “vơ đũa cả nắm”, khiến nghề giáo ngày nay trở thành nghề áp lực hơn bao giờ hết. Áp lực công việc, áp lực kinh tế, đồng lương giáo viên không đủ trang trải cuộc sống khiến nhiều người nản chí, bỏ nghề. Bởi vậy, nhiều thầy cô trăn trở, mong muốn Nhà nước sẽ có những chế độ chính sách tốt hơn, để giáo viên sống được với nghề, dành toàn bộ thời gian, tâm huyết cho nghề. Bên cạnh đó, các thầy cô cũng mong muốn các bậc phụ huynh, xã hội hãy cùng vào cuộc, “xắn tay” cùng dạy trẻ nên người.
Và trong ngày vui 20/11, có thầy giáo trải lòng rằng, hãy đừng tặng những lời chúc mừng khách sáo, hãy đừng tặng những món quà vật chất mà đằng sau đó là ngờ vực, thiếu lòng tin. Giữa bộn bề lo toan, với bao đua chen xuôi ngược, những người thầy, người cô vẫn mong muốn học trò dành cho mình những tình cảm chân tình, sâu lắng để họ thắp thêm ngọn lửa nghề.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ