Thắt lòng "khúc ruột" miền Trung tan hoang sau siêu bão

Kinhtedothi.vn (Tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 16/9, sau khi siêu bão số 10 càn quét, nhiều làng ven biển của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An.... ngổn ngang cây gãy đổ, nhà cửa sập. Nhiều người dân thất thần, chỉ biết khóc ròng khi rơi vào cảnh trắng tay.

 Nhà của nhiều người dân ở xã Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh tan hoang sau bão
 Những ngôi nhà ở làng Nhượng Bạn, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh như bị bom mìn nổ tung, xé nát tất cả. Từ mái nhà, tường nhà đến tài sản bên trong, tất cả bị bão đánh tứ tung. Ảnh: Dân Trí
 Sập nhà dân ở Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
 
 Một em nhỏ ở huyện Quảng Trạch, Quảng Bình xúc lại thùng gạo đã bị đổ do bão. Ảnh: Hải Sâm/Vietnamnet.vn
 Thất thần trong ngôi nhà đã bị bão thổi bay mái. Ảnh: Hải Sâm
 BVĐK thị xã Kỳ Anh tan hoang
 Một đôi vợ chồng thất thần do nhà bị bão đánh sập. Toàn bộ tài sản trong nhà gần như hư hỏng, chẳng còn lại gì. Hai đứa con nhỏ này cũng khó lòng trở lại trường trong những ngày sắp tới khi sách vở, áo quần bị bão cướp mất. Ảnh: Dân Trí
 Hà Tĩnh có 5 tàu cá và 1 con đò ngang bị bão đánh chìm
 
 Ngôi nhà của 4 mẹ con của chị Nguyễn Thị Phú ở thôn Nam Hải bị bão đánh gần như chỉ còn mấy bức tường của ngôi nhà bếp. Tất cả những tài sản chị tích góp trong nhà đã hư hỏng hoàn toàn.Ảnh: Dân Trí
 Nhiều tuyến đường bị sạt lở.
 Tại Quảng Bình, cơn bão đã làm tốc mái nhiều trường học, hư hại nhiều hạng mục khác như cổng trường, nhà để xe, nhà bếp... Nhiều ngôi trường cũng đang ngập trong nước mưa. Hôm nay, học sinh những địa phương chịu ảnh hưởng của bão được nghỉ học.Ảnh: VnExpress.net
 Trường học ở xã Quảng Phú (Quảng Trạch, Quảng Bình) bị tung hết mái ngói. Ảnh: Hải Sâm/Vietnamnet.vn
 Cụ Tư 78 tuổi ở thôn Xuân Bắc ngồi thẫn thờ vì nhà của cụ cũng bị bão đánh bay phần mái. Ướt hết giường chiếu, hư hỏng hết đồ đạc sinh hoạt hằng ngày cụ phải tạm bê những thứ còn sử dụng được ra ngoài. Cụ đang rất cần sự giúp đỡ. Ảnh: Dân Trí
 Bảng quảng cáo làm bằng khung sắt, bọc tôn đều bị gió bão xé tan hoang. Bão gây mất điện ở Quảng Bình, mất sóng viễn thông ở Hà Tĩnh. 

Tại thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), bão quật tốc mái hơn 23.000 ngôi nhà, trong đó nhiều ngôi nhà đổ sập. Ảnh: VnExpress.net
Huyện Hương Khê hiện có 500ha bưởi chưa thu hoạch, giá trị ước hơn 100 tỉ đồng. Chủ yếu tập trung ở các xã Hương Trạch, Hương Thuỷ, Gia Phố, Phúc Trạch, Lộc Yên... Sau bão, hầu hết các vườn bưởi đều bị ảnh hưởng, rụng quả.

 Nhà bị đánh tan tàn, nên trở về sau khi tránh bão, bà Đoàn Thị Hà, xóm Hải Bắc không còn chỗ trú ngụ. Bà được một thanh niên trong xóm dẫn vào trú ngụ tạm thời tại một hộ dân trong xóm. Ảnh: Dân Trí
 Nhiều ngôi nhà tại Thừa Thiên Huế bị tốc mái.
Chiều 15/9, ông Phạm Văn Bình lọ mọ từ trường THCS Phú Hải (TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), nơi ông làm bảo vệ, để về xem ngôi nhà của mình, lượm lặt trong đống đổ vỡ những đồ dùng có thể sử dụng. Trưa nay, vợ gọi điện báo tin nhà bị sập cả mái trước, mái sau, nhưng ông Bình còn bận canh chừng trường học, không về được. ''Đồng lương ít ỏi, nhà cửa hư hại thế này khổ thân hai vợ chồng'', người đàn ông 58 tuổi nói, ánh mắt đỏ hoe. Ảnh: VnExpress.net
 Những ngôi nhà bị tốc mái ở trung tâm thành phố Đồng Hới. Ảnh: Vnexpress.net
 Xóm 17, xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc, TP Vinh là xóm vạn chài, một trong những nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của cơn bão số 10 tại huyện Nghi Lộc. Bão lớn khiến nhiều ngôi nhà bị đổ sập, tốc mái, của cải, vật nuôi bị cuốn trôi. Ảnh: Mỹ Nga
 Tình cảnh tương tự diễn ra tại xóm vạn chài Hoà Lam, xã Hưng Hoà, TP. Vinh. Trong cơn bão số 10, nước sông Lam dâng cao, nhiều nhà dân bị ngập, nhiều cầu tre dân sinh bị đổ sập. Tuy trước đó, chính quyền đã triển khai di dời dân đến nơi an toàn, song mất mát về của cải rất đáng kể. Trong ảnh: Người dân chèo néo lại cầu. Ảnh: Mỹ Nga
[

 Khung cảnh tan hoang ở khu bãi biển Cửa Lò (Nghệ An) sáng 16/9 - một ngày sau khi cơn bão số 10 đi qua. Ảnh: Dân Trí
Một khu vực chịu lốc xoáy mạnh, hầu hết những ngôi nhà tôn ở đây biến dạng. Trong toàn thị xã Cửa Lò, thiệt hại hại nặng nhất là ở phường Nghi Hòa và Nghi Thủy. Ảnh: Dân Trí
 Hệ thống mái của khu nhà ở cho công nhân KKT Vũng Áng ở phường Kỳ Thịnh (thị xã Kỳ Anh) bị gió giật bay, đổ gãy

 Cảnh tan hoang ở một khu nhà tôn ven bờ biển nhìn từ trên cao. Ảnh: Dân Trí
 Nội thành Vinh, tại các tuyến đường chính như Nguyễn Thị Minh Khai, Hồ Tùng Mậu,...cán bộ, chiến sĩ Công an thành phố tham gia cùng người dân dọn vệ sinh môi trường. Ảnh: Mỹ Nga
 Nhân dân xã Lưu Sơn (Đô Lương) khẩn trương giải toả cây cối bị đổ, khơi thông dòng chảy đảm bảo an toàn giao thông. Ảnh: Phan Giang
 Tại các điểm cầu tràn, cầu tạm qua khe suối ở Quỳ Hợp đang có lực lượng 4 tại túc trực 24/24h. Ảnh: Phan Giang
 Nhân dân xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An tranh thủ lúc trời lặng ra đồng thu hoạch rau chạy mưa do hoàn lưu sau bão. Ảnh: Nhật Tuấn
 Bão tiến vào Quảng Bình đã khiến cổng chào tại thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) đổ sập. Không chỉ vậy bão đã khiến 1 người chết là ông Nguyễn Văn Hoa, 50 tuổi, ở xã Quảng Minh (thị xã Ba Đồn), 6 người bị thương (Tuyên Hóa 2 người và Bố Trạch 4 người). Ảnh: Văn Được.
 Nhà ông Nguyễn Tân Đinh ở Đơn Sa, Quảng Phúc, Ba Đồn bị bão thổi sập. Ảnh: Báo Quảng Bình.
 Tại khu vực cảng đóng tàu tại Thanh Khê (Quảng Bình), nước dâng cao khi bão lớn đã cuốn trôi nhiều khối gỗ tập kết trên bờ để đóng thuyền của ngư dân. Những cỗ máy chưa kịp lắp ráp vào thân tàu bị ngập nước sẽ phải được sửa chữa lại. Ước tính của mỗi chủ tàu thiệt hại khoảng 50 triệu đồng. Ảnh: Tiến Tuấn.
 Một trong những chiếc xe máy bị giót quật đổ, bẹp rúm. Ảnh: Tiến Tuấn.
 Các tuyến đường ở thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa ngổn ngang sau bão. Ảnh: Nguyễn Dương.
 Nhiều nơi gạch đá bị xới tung. Ảnh: Nguyễn Dương.
 Người dân kinh doanh tại bãi biển Thiên Cầm dọn dẹp, sửa chữa lại nhà hàng sau bão
 Chợ ở xã Cẩm Nhượng đã họp trở lại phục vụ nhu cầu thực phẩm cho người dân
 
 
 Nước ngập hơn 70 hộ dân xóm Hòa Lam, xã Hưng Hòa (TP Vinh)
Tại xóm Hòa Lam, xã Hưng Hòa (TP Vinh), do triều cường dâng, mưa lớn nên hơn 70 hộ dân đang bị nước ngập, các đường ra vào trong xóm chỉ có thể đi lại bằng thuyền nốc khiến cho người dân gặp nhiều khó khăn. Nhiều héc ta nuôi tôm của người dân cũng bị nước sông Lam ngập trắng. Ảnh: Báo Tài nguyên&Môi trường