Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thêm một ngân hàng “ngoại” vào Việt Nam

Kinhtedothi - Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng vừa chấp thuận về nguyên tắc cho Public Bank Berhad (PBB) được trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Điều kiện mà Ngân hàng Nhà nước chấp thuận PBB được trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam đó là: Sau khi mua lại toàn bộ số vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thoái tại liên doanh VID Public.

Nói về VID Public Bank, đây là Ngân hàng Malaysia liên doanh đầu tiên tại Việt Nam, góp vốn với BIDV, tỷ lệ vốn góp là 50:50 và thành lập ngày 30/9/1991, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5/1992 chỉ với một chi nhánh ở Hà Nội.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
 Đến nay, sau 3 lần tăng vốn, VID Public Bank có 62,5 triệu USD vốn điều lệ, và đã mở rộng mạng lưới hoạt động tại tất cả các thành phố chính của Việt Nam. 

Ngày 15/7/2014, BIDV đã ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp (50%) của BIDV tại Ngân hàng liên doanh VID Public (VPB) cho Ngân hàng Public Bank Berhad (PBB) của Malaysia. Ngày 23/3 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản cho ý kiến về việc thành lập Ngân hàng Public Bank Berhad tại Việt Nam 100% vốn nước ngoài. 

Việc chuyển 50% vốn góp tại ngân hàng liên doanh của BIDV sang VID Public được thực hiện theo tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, cho thấy làn sóng ngân hàng “ngoại” đang tìm đường vào Việt Nam ngày càng nhiều. Bởi, trước PBB đã có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, đó là: HSBC, ANZ, Standard Chartered, Shinhan Vietnam và Hong Leong Bank.

Điều này, càng làm cho thị trường hoạt động kinh doanh tiền tệ và đầu tư tín dụng của Việt Nam cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Cánh cửa tiếp cận khách hàng của ngân hàng sẽ hẹp đi./. 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tín dụng tăng gần 10%, áp lực lãi suất, tỷ giá lớn

Tín dụng tăng gần 10%, áp lực lãi suất, tỷ giá lớn

08 Jul, 12:29 PM

Kinhtedothi- Đến ngày 30/6/2025, dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024, tăng 19,32% so với cùng kỳ năm 2024. Đây cũng là mức tăng trưởng tín dụng cao nhất kể từ 2023 đến nay. Thông tin được đưa ra tại buổi Họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2025 do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng 8/7.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ