Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường ở Hà Nội: Khả thi và sát yêu cầu thực tiễn

Kinhtedothi - Theo đánh giá của các chuyên gia, luật sư, Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường tại TP Hà Nội có tính khả thi cao, bởi TP thực hiện việc này đồng bộ với cải cách chức năng, nhiệm vụ của UBND cấp phường.
 Trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND phường Cống Vị, quận Ba Đình. Ảnh: Hải Linh

Từng bước cải cách tổ chức bộ máy
Không tổ chức HĐND cấp phường vốn là một nội dung nhận được nhiều sự quan tâm trong quá trình Hà Nội lấy ý kiến hoàn thiện Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị. Trong đó, hầu hết quan điểm đều đồng tình, từ năm 2021, không tổ chức HĐND cấp phường, thị trấn là bước đi thận trọng, tránh gây xáo trộn trong bộ máy và từng bước cải cách tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trên địa bàn TP theo hướng tinh gọn, thông suốt, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, cải cách, đổi mới chính quyền địa phương theo hướng này sẽ phân định rõ hơn tổ chức bộ máy chính quyền đô thị, nông thôn tại TP Hà Nội. Bởi nhiệm vụ chính của cấp phường là thực hiện một số công việc cụ thể của công tác quản lý hành chính Nhà nước, cung ứng một số dịch vụ công theo phân cấp, không có nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý quy hoạch và quản lý ngân sách.
Vấn đề cần quan tâm nhất trong quá trình thí điểm là quyền đại diện và quyền giám sát của người dân, vấn đề dân chủ, giám sát quyền lực của UBND, việc giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính, hiệu quả quản lý điều hành…
Luật sư Nguyễn Đào Tơ (Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Huy)
Theo Luật sư Nguyễn Đào Tơ (Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Huy), về chủ trương thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường của Hà Nội không vi hiến. Việc này đáp ứng yêu cầu phát triển, đô thị hóa, hội nhập quốc tế tại Hà Nội; là yêu cầu trực tiếp đổi mới, cải cách bộ máy tổ chức tinh gọn, giảm thủ tục hành chính để phục vụ các tổ chức, người dân hiệu lực, hiệu quả. Việc thực hiện thí điểm còn nhằm từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền TP Hà Nội phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong giai đoạn tới.
Đồng tình với việc không tổ chức HĐND ở 177 phường tại Hà Nội, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cũng cho rằng: Việc này rất cần làm, vì thực tiễn, HĐND phường có chức năng nhiệm vụ kết hợp, trong khi cấp quận, huyện mới có thể quyết định. Thực ra trước đây cũng đã thí điểm ở cấp phường, nên hiện cần thực hiện chính thức, không cần thí điểm nữa. “TP cần quyết tâm thực hiện, bởi việc này phù hợp với mô hình chính quyền 2 cấp theo mô hình quản lý chính quyền đô thị tới đây” - ông Nguyễn Tiến Dĩnh nói.
Việc không tổ chức HĐND ở cấp phường cũng có thể tăng cường nhân lực cho cơ quan hành chính để phục vụ tốt hơn yêu cầu giải quyết công việc của người dân, giúp việc điều hành công việc ở địa phương từ TP đến cấp cơ sở nhanh hơn, thông suốt hơn. Như nguyên đại biểu Quốc hội Bùi Thị An nhận định, việc thí điểm không tổ chức HĐND cấp phường tại Hà Nội có tính khả thi. Thứ nhất, sẽ giúp tinh giản biên chế, giảm đáng kể chi phí từ ngân sách cho bộ máy. Thứ hai, việc này sẽ khiến cán bộ công chức cấp trung gian (cấp quận) hiện nay hoạt động sát cơ sở hơn, các chủ trương từ trên đến được với người dân nhanh hơn. Qua đó, tạo điều kiện, cơ chế cho các cơ quan hành chính ứng phó, xử lý kịp thời, có hiệu quả các sự cố, tình huống phát sinh trong thực tế quản lý nhà nước.
Nhiều kênh giám sát
Như nhiều ý kiến nhận định, trong Dự thảo Nghị quyết đã tính đến việc, khi không tổ chức HÐND ở cấp phường, việc thực hiện quyền đại diện và quyền làm chủ của người dân sẽ chuyển giao trực tiếp cho HÐND và đại biểu HÐND quận, thị xã và MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, không có chuyện “bỏ trống giám sát”. Đồng thời, thực tế cho thấy, không gian đô thị hẹp, việc đi lại ở các đô thị khá thuận tiện, người dân từ cơ sở lên thẳng HĐND quận, TP để phản ánh, kiến nghị, đề đạt các nguyện vọng cũng rất thuận lợi; việc giải quyết các nội dung kiến nghị cũng sẽ có "sức nặng" hơn. Vì thế các cơ quan chức năng ở địa phương phải vào cuộc, giải quyết triệt để, rốt ráo hơn. Ngoài ra, hiện nay việc tiếp thu ý kiến của người dân có thể qua nhiều kênh khác nhau rất nhanh chóng, hiệu quả như qua điện thoại, internet hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Cũng theo nguyên đại biểu Quốc hội Bùi Thị An, việc không tổ chức HĐND cấp phường có tính khả thi với Hà Nội, song cũng đặt ra thách thức lớn. Bởi lẽ TP rất đông dân, nên công tác quản lý ở cấp địa phương có vai trò rất quan trọng, quản lý địa bàn rất vất vả. Do đó, cần sự chỉ đạo từ TP đến cấp quận rất cụ thể, sát sao, quyết liệt nhất là trong giai đoạn thí điểm, không phải hàng quý mà thậm chí hàng tháng có sự kiểm tra, đôn đốc rồi rút kinh nghiệm, chỉ ra chỗ nào làm tốt và chỗ nào làm chưa tốt.
Tuy mô hình tổ chức này cũng chỉ là một phần để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ở một đô thị rất đặc biệt là Hà Nội, nhưng sẽ là những bước đi đầu tiên để hình thành chính quyền đô thị theo hướng gọn nhẹ, thông suốt, cơ động, linh hoạt.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ