Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thi THPT Quốc gia 2019: Nhận diện thiết bị gian lận

Kinhtedothi - Trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019, Bộ GD&ĐT chú trọng nhiều nội dung để kỳ thi diễn ra nghiêm túc, trong đó có công tác tập huấn cho giám thị để nhận biết các thiết bị tinh vi được thí sinh sử dụng trong phòng thi.
Chỉ còn hơn 10 ngày nữa, 886.000 thí sinh cả nước sẽ bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2019. Trong đó, có 3 môn thi độc lập gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. 2 bài thi tổ hợp gồm: Khoa học tự nhiên (các môn Vật lý, Hóa học, sinh học) và khoa học xã hội (gồm các môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân). Kết quả kỳ thi không chỉ sử dụng để xét tốt nghiệp THPT mà còn xét tuyển vào các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ).
Ảnh minh họa
Để đảm bảo cho kỳ thi diễn ra nghiêm túc, Bộ đã triển khai nhiều điểm mới trong việc chấm và coi thi; cử lãnh đạo đi thị sát về công tác chuẩn bị thi tại các tỉnh; đặc biệt chú trọng công tác tập huấn cho công an, giám thị nhận biết các thiết bị gian lận tinh vi.

Nhận diện các thiết bị tinh vi

Theo Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT Mai Văn Trinh, trong thời gian gần đây, Bộ đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra của Ban chỉ đạo thi THPT Quốc gia và tuyển sinh năm 2019 đến nhiều địa phương.

Qua đó, nhận thấy việc chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia tại các tỉnh cơ bản đã hoàn tất. Việc lắp đặt camera được bố trí đầy đủ, cử cán bộ công an giám sát hình ảnh camera 24/24h hay bố trí cán bộ, giáo viên coi thi dự phòng đảm bảo tỷ lệ giảng viên đại học và giáo viên phổ thông là 50/50.

Bộ tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác coi thi, chấm thi, thanh tra thi. Công an các địa phương được giao nhiệm vụ đảm bảo an toàn tại nơi diễn ra điểm thi, phát hiện các gian lận, nhất là gian lận sử dụng thiết bị công nghệ cao.

Ông Mai Văn Trinh cho biết, có các thiết bị gian lận tinh vi như thiết bị nghe lén dưới dạng thẻ ATM, bút tàng hình viết, camera cúc áo… hay những thiết bị siêu nhỏ khác. Để ngăn chặn những thiết bị tinh vi được đưa vào phòng thi, yêu cầu giám thị kiểm tra chặt chẽ thí sinh trước khi vào phòng thi.

Đảm bảo công tác thanh tra thi

Ông Trinh khẳng định, đề thi và bài thi được bảo quản trong các tủ riêng biệt. Tủ đựng đề thi, bài thi đảm bảo chắc chắn, được khóa và niêm phong (nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của Trưởng và Phó Trưởng điểm thi - đây đều là người của trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) phối hợp).

Khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực và bảo vệ 24giờ/ngày; đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ. Phòng bảo quản đề thi, bài thi đảm bảo an toàn, chắc chắn; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày; công an trực, bảo vệ 24/24 và có 1 cán bộ làm nhiệm vụ tại điểm thi (Phó Trưởng điểm thi hoặc thư ký) sẽ thường trực đêm tại phòng chứa đề thi, bài thi.

Ngoài ra, theo ông Trinh, Bộ đã yêu cầu điều động các trường đại học đến các tỉnh để phối hợp tổ chức thi theo nguyên tắc trường đại học ở địa phương không tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương mình.

Đối với việc chấm bài thi tự luận môn Ngữ văn sẽ do sở GD&ĐT chủ trì, qui định chặt chẽ hơn khâu chấm hai vòng độc lập, cách ly triệt để việc làm phách; bốc thăm, phân chia túi chấm ngẫu nhiên, chấm kiểm tra hai vòng độc lập. Khoảng 5% các bài thi môn Ngữ văn đạt điểm cao sẽ được chọn mang ra chấm kiểm tra.

"Với việc chấm thi trắc nghiệm, toàn bộ dữ liệu chấm thi trắc nghiệm đến đâu mã hóa đến đó và do các đại học chủ trì. Với những giải pháp này, Bộ GD&ĐT hi vọng là sẽ không để xảy ra sự cố gian lận thi cử như năm 2018 để đảm bảo một kì thi THPT quốc gia 2019 an toàn, khách quan, công bằng" - ông Trinh chia sẻ.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Nhằm chuẩn bị tốt cho năm học mới 2025-2026, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương rà soát nhu cầu chuyển trường cho con em cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn phường Bắc Giang.

Miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa: phụ huynh vơi gánh nặng

Miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa: phụ huynh vơi gánh nặng

10 Jul, 05:43 PM

Kinhtedothi - Năm học 2025 – 2026 là một năm học đặc biệt với học sinh cả nước khi trẻ mầm non, học sinh phổ thông được miễn học phí. Với học sinh tiểu học tại Thủ đô, sự đặc biệt càng nhân lên khi từ năm học này, các em còn được TP hỗ trợ bữa ăn bán trú.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ