Lo ngại nguồn cung, giá dầu khép lại một tuần giảm sâu

Nguyễn Thu (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tuần qua, giá dầu WTI mất 3,9% và dầu Brent giảm 2,7% trong bối cảnh Libya đang chuẩn bị đưa khoảng 700.000 thùng dầu trở lại thị trường toàn cầu.

Với 4 phiên tăng giá trong tuần, giá dầu thế giới vẫn chứng kiến tuần giảm thứ 2 liên tiếp, do một phiên sụt mạnh giữa bối cảnh các cảng của Libya mở cửa trở lại.
Trong phiên giao dịch ngày 9/7, giá dầu đi lên trước dự đoán tình trạng gián đoạn sản xuất dầu mỏ ở Canada kéo dài tới tháng 9, lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và sản lượng khai thác sụt giảm ở Libya.
Tuần qua, giá dầu WTI mất 3,9% và dầu Brent giảm 2,7% 
Sang phiên 10/7, giá “vàng đen” tiếp tục leo dốc sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố báo cáo triển vọng năng lượng ngắn hạn. Theo EIA, dự trữ dầu mỏ của Mỹ trong tuần trước đó đã giảm 12,6 triệu thùng xuống còn 405,2 triệu thùng, mức sụt giảm hàng tuần lớn nhất trong gần 2 năm. 

Tuy nhiên, đến phiên giao dịch ngày 11/7, giá dầu lao dốc sau khi Tổng Công ty Dầu mỏ quốc gia Libya (NOC) mở lại hoạt động tại 4 cảng dầu của nước này. NOC cho biết hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu từ các cảng này sẽ sớm trở lại bình thường.
Sản lượng dầu mỏ của Libya đã giảm xuống 527.000 thùng/ngày so với mức 1,28 triệu thùng/ngày trong tháng 2/2018 sau khi cảng trên phải đóng cửa.
Trong phiên 12/7, giá dầu Brent nhích hơn 1 USD/thùng, nhờ hoạt động mua vào của giới đầu tư sau khi giá sụt giảm mạnh trong phiên trước đó.
Ông John Kilduff, một đối tác tại Again Capital Management, cho rằng lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung tại Venezuela - một thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) - cũng hỗ trợ giá dầu trong phiên này. 
Đến phiên 13/7, giá dầu tăng khoảng 1% do các đợt đình công ở Na Uy và Iraq ảnh hưởng đến nguồn cung nhưng nhìn chung cả tuần vẫn giảm, sau khi các cảng xuất khẩu dầu Libya mở cửa trở lại.
Chốt phiên này, giá dầu Brent tăng 88 xu Mỹ lên 75,33 USD/thùng, tính chung cả tuần giảm 2,7%. Giá dầu WTI tăng 68 cent lên 71,01 USD/thùng, nhìn chung cả tuần giảm 3,9%.
Thị trường dầu mất đà tăng giá vào cuối phiên sau khi có thông tin chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cân nhắc sử dụng đến Dự trữ Dầu Chiến lược, động thái sẽ tăng nguồn cung. Mỹ có dự trữ khoảng 660 triệu thùng, đủ để cung ứng trong 3 hoặc 4 tháng.
“Mọi người coi đó là tin đồn”, Robert Yawger, giám đốc năng lượng tương lai tại Mizuho, New York, nhận định. “Không có gì khác so với những gì từng được công bố trong những tuần trước đó”.
Hàng trăm công nhân tại các giàn khoan dầu và khí đốt ngoài khơi Na Uy bắt đầu đình công từ ngày 10/7, bác lương đề xuất, đóng cửa mỏ dầu Knarr của Shell – sản lượng khoảng 23.900 thùng/ngày.
Trong khi đó tại Iraq, khoảng 100 người biểu tình đòi việc làm và dịch vụ tốt hơn đã chặn đường tới cảng hàng hóa Umm Qasr gần TP miền nam Basra hôm 13/7.
“Nguồn cung dầu giảm liên tục tại Venezuela và đình công ở Na Uy, Iraq khiến giá dầu đi lên”, Abhishek Kumar, nhà phân tích năng lượng cấp cao tại Interfax Energy, London, cho biết.
Tập đoàn dầu nhà nước của Libya National Oil Corp đã hoàn thành xong công tác chuẩn bị để có thể đưa khoảng 700.000 thùng dầu trở lại thị trường toàn cầu.

Giá dầu trước đó đã suy yếu do Libya, một thành viên OPEC, tái mở cửa các cảng dầu lớn ở phía đông và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Washington có thể xem xét nhân nhượng với một số bên mua dầu của Iran.
Trong tuần này, tập đoàn dầu nhà nước của Libya National Oil Corp đã hoàn thành xong công tác chuẩn bị để có thể đưa khoảng 700.000 thùng dầu trở lại thị trường toàn cầu.
Các nhà đầu tư trên thị trường dầu mỏ thế giới không khỏi lo lắng về rủi ro căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng trong tuần tới. Mối lo ngại xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, khiến nhu cầu dầu giảm mạnh.
Bên cạnh đó, những nỗi lo về nguồn cung đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư hơn so với báo cáo của EIA về lượng dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm khoảng 12,6 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 6/7 và thấp hơn khoảng 4% so với mức trung bình của 5 năm qua.
Dự kiến, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có cuộc gặp thượn đỉnh lần đầu tiên với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 116/7. Một trong những đề tài được quan tâm nhiều nhất sẽ chính là giá dầu và việc dầu của Nga sẽ được cung vào thị trường khi nào và khối lượng bao nhiêu.
Việc Ả Rập Saudi cùng với Nga cung cấp thêm dầu vào thị trường và Mỹ cho phép một số nước mua dầu của Iran sẽ giúp cho nguồn cung dầu dồi dào hơn. Và nếu nguồn cung từ Libya ổn định, thị trường dầu sẽ trở nên cân bằng hơn. 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần