Thị trường lao động Nhật Bản: Nhu cầu lớn, tiêu chuẩn khắt khe
Kinhtedothi - Với mức lương hấp dẫn có thể lên tới trên 40 triệu đồng/tháng, chế độ bảo hiểm, an sinh xã hội tốt, Nhật Bản được coi là thị trường có sức hút nhất đối với xuất khẩu lao động (XKLĐ) Việt Nam.
Thay vì chỉ tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam thuộc các ngành cơ khí, điện tử, dệt may như trước đây, hiện Nhật Bản đã đặt hàng LĐ ở hầu hết các ngành nghề từ xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, đến chế biến thực phẩm, điều dưỡng... Năm 2014, có gần 20.000 người Việt Nam sang “đất nước mặt trời mọc” làm việc, với mức lương cơ bản trung bình từ 20 - 40 triệu đồng/tháng, chưa kể tăng ca, làm thêm giờ. Mặt khác, do đặc điểm dân số già hóa, Nhật Bản đang cần lượng lớn LĐ trong lĩnh vực dịch vụ gồm: Chăm sóc người già, LĐ phổ thông và LĐ nông nghiệp. Riêng LĐ trong lĩnh vực điều dưỡng và hộ lý thiếu khoảng 50.000 người. Tại Đông Nam Á, Việt Nam cùng Indonesia và Philippines được Nhật Bản đào tạo và hướng nghiệp cho hộ lý và điều dưỡng viên để sang Nhật làm việc với thời hạn 2 - 4 năm. Ngoài ra, để chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo 2020, từ năm 2015, Nhật Bản dự kiến tiếp nhận số lượng lớn thực tập sinh nghề xây dựng và xem xét việc tiếp nhận lại những LĐ xây dựng đã hoàn thành hợp đồng và trở về nước. Ông Toshiyuki Iwasaki - Phó Chủ tịch Tập đoàn Nohara - cho biết, Nhật Bản đang cần khoảng 150.000 LĐ phục vụ việc xây dựng các công trình Olympic mùa hè 2020 và lực lượng LĐ lớn để phục vụ cho công cuộc tái thiết sau đó. Trong những năm sắp tới, Nhật Bản tập trung vào thị trường Việt Nam và một số nước Đông Nam Á nên người LĐ Việt Nam có nhiều cơ hội sang Nhật làm việc. Bởi thế, Nhật Bản không chỉ được coi là thị trường lý tưởng nhất đối với LĐ Việt Nam mà chắc chắn số LĐ Việt Nam đi làm việc tại “xứ sở hoa anh đào” sẽ tăng đáng kể. Tuy nhiên, cơ hội này cũng đi kèm những thách thức đối với ngành XKLĐ nước ta. Theo các DN XKLĐ, tuy các đơn đặt hàng từ phía Nhật khá nhiều, nhưng đây là thị trường yêu cầu những tiêu chuẩn khắt khe. Do đó, LĐ Việt Nam khi tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản ngoài thời gian đào tạo 4 - 5 tháng về tiếng Nhật trước và sau khóa học, còn phải được đào tạo về tập quán, văn hóa, kiến thức an toàn LĐ, kỹ năng làm việc tại Nhật Bản. Khi sang Nhật làm việc, họ phải không ngừng nâng cao kỹ năng, ý thức LĐ, tôn trọng kỷ luật, nội quy DN, cũng như pháp luật, phong tục tập quán ở nước sở tại… mới đáp ứng được yêu cầu. Nhưng, những nỗ lực ấy sẽ giúp người LĐ từng làm việc tại Nhật dễ dàng tìm được một công việc có mức thu nhập ổn định sau khi về nước.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
-
Quận Hai Bà Trưng: Khen thưởng hàng trăm tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác Đảng
Kinhtedothi-Ghi nhận những thành tích trong công tác xây dựng Đảng của quận Hai Bà Trưng năm 2020, Phó Trưởng Ban Tuy...XEM THÊM -
Gia Lâm tổng kết công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng
Kinhtedothi- Ngày 27/1, UBND huyện Gia Lâm tổ chức tổng kết công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng,...XEM THÊM -
Hơn 320 người dân tham gia “Chợ Tết nhân đạo - Tết ấm yêu thương”
Kinhtedothi - Sáng 27/1, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) TP Hà Nội phối hợp với quận Thanh Xuân tổ chức chương trình “Chợ Tết n...XEM THÊM
- Thủ tướng yêu cầu: Kiểm soát lạm phát năm 2021 một cách thận trọng, linh hoạt, chủ động
- Hình ảnh các đại biểu thảo luận Văn kiện Đại hội XIII tại hội trường
- Thông cáo báo chí về ngày làm việc chính thức thứ hai tại Đại hội XIII của Đảng
- Nhà hàng Thủy Tạ: Sợi dây gắn kết người Hà Nội nay với nét thanh lịch Hà Thành
- Chất lượng không khí Hà Nội ngày 27/1: Đã có sự cải thiện
- Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường: Giai cấp công nhân “áo xanh” thế hệ 4.0 là nguồn lực vô giá
- Bắc Bộ đón không khí lạnh, Hà Nội giảm 10 độ C
- Hải Dương: Nữ công nhân dương tính SARS-CoV-2 khi đến Nhật Bản
- Đoàn đại biểu TP Hà Nội nhất trí cao với các bài học kinh nghiệm, giải pháp, tầm nhìn chiến lược trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng