Thị trường trong nước: Điểm tựa cho tăng trưởng
Kinhtedothi - Khi xuất khẩu được dự báo có nhiều khó khăn, thì thị trường trong nước càng trở nên quan trọng, cần được các DN trong nước quan tâm đặc biệt.
Tin liên quan
-
Ngân hàng Nhà nước: Tăng trưởng tín dụng chậm lại, 9 tháng đạt 8,64%
- 9 tháng, tăng trưởng tín dụng tại Hà Nội đạt 9,5%
- Kinh tế huyện Đông Anh tăng trưởng 10,1%
- FE CREDIT tiếp tục tăng trưởng nhờ hiệu quả kinh doanh cải thiện rõ nét trong quý 2 năm 2019
- ADB: Nhu cầu nội địa sẽ thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam
Khuyến cáo trên xuất phát từ hai căn cứ: Căn cứ thứ nhất là tiêu thụ trong nước gắn với xu hướng xuất, nhập khẩu; căn cứ thứ hai là hiện trạng thị trường trong nước 9 tháng qua và tiềm năng cả năm 2019.
Xuất khẩu tăng thấp hơn tốc độ nhập khẩu
Khi tốc độ tăng của nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng của xuất khẩu sẽ làm cho tiêu thụ trong nước đối với hàng nhập khẩu tăng cao hơn đối với hàng sản xuất ở trong nước. Theo đó tiêu thụ trong nước sẽ hỗ trợ cho hàng nhập khẩu hơn là đối với hàng sản xuất trong nước. Điều đó sẽ gây bất lợi cho sản xuất ở trong nước, gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế.
Khi tốc độ tăng xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu của khu vực trong nước, tuy có phản ánh sự nỗ lực của khu vực kinh tế trong nước trong việc tranh thủ các ưu đãi như giảm thuế xuất khẩu đến các nước, nhưng cũng đưa đến hậu quả là thị phần của hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong nước đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tăng lên. Điều đó cũng dẫn đến việc giảm thị phần tiêu thụ trong nước của khu vực kinh tế trong nước.
Tổng mức bán lẻ (TMBL) 9 tháng và dự báo cả năm 2019 có một số điểm nhấn đáng quan tâm. Đó là: TMBL có quy mô lớn. TMBL 9 tháng năm 2019 cao nhất so với cùng kỳ từ trước tới nay, mới qua 3/4 năm, nhưng đã lớn hơn mức của cả năm 2016.
Bình quân một tháng 400.000 tỷ đồng; bình quân một người trên 40 triệu đồng, bình quân một người một tháng lên đến hơn 4 triệu đồng – một con số không nhỏ; TMBL có tốc độ tăng khá. So với cùng kỳ năm trước, TMBL 9 tháng năm nay nếu tính theo giá thực tế đã tăng tới 11,6%; nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tăng 9,03%. Đây là tốc độ tăng vừa cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước, vừa cao hơn tốc độ tăng GDP (9,03% so với 6,98%).
Với quy mô và tốc độ tăng như trên, thì TMBL là động lực của tăng trưởng kinh tế, trong điều kiện xuất khẩu tăng thấp hơn tốc độ tăng của TMBL (8,2% so với 9,03%).
Còn nhiều dư địa cho bán lẻ
Nếu 3 tháng cuối năm cũng tăng như 9 tháng đầu năm, với TMBL năm 2018 đạt 4.417 nghìn tỷ đồng, thì TMBL cả năm 2019 sẽ đạt trên 4,93 triệu tỷ đồng. Với dung lượng thị trường lớn như vậy sẽ có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, thương mại trong và ngoài nước.
Phải chăng cũng vì vậy mà trong 9 tháng đầu năm 2019, một số chỉ tiêu có liên quan đến TMBL có sự phát triển đáng lưu ý. Trong tổng số 102,27 nghìn số DN đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động (27,6 nghìn DN), nhóm ngành dịch vụ chiếm đa số.
Tăng trưởng TMBL 9 tháng 2019 so với cùng kỳ năm trước đạt được ở cả 3 ngành. Bán lẻ hàng hóa đạt quy mô lớn nhất (chiếm 76% tổng số) và có tốc độ tăng cao nhất (12,6%). Ước tính cả năm có thể đạt gần 3,74 triệu tỷ đồng, tương đương với khoảng 162 tỷ USD tính theo tỷ giá hối đoái. Đây cũng là ngành có quy mô hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư, thương mại nước ngoài ở cả trong nước và nước ngoài. Đáng lưu ý, hiện có xu hướng, một số DN nước ngoài đã “lui dần” cho một số DN trong nước.
Các ngành dịch vụ có quy mô nhỏ hơn (chiếm 24% TMBL) và có tốc độ tăng thấp hơn (8,7%). Trong ngành này, dịch vụ lưu trú, ăn uống chiếm 12% tổng số, tăng 9,6%; du lịch lữ hành và dịch vụ khác chiếm 12% và tăng 8,4%, trong đó du lịch lữ hành chiếm tỷ trọng còn nhỏ (0,9%) nhưng tăng với tốc độ khá cao (12%). Điều đó chứng tỏ du lịch (bao gồm cả du lịch trong nước và du lịch nước ngoài) đã được người dân quan tâm.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế là dung lượng lớn, tốc độ tăng cao do có dân số đông, tỷ lệ trẻ, tỷ lệ trung lưu cao, tỷ lệ tiêu thụ thông qua thị trường tăng, hiện có nhiều phương thức kinh doanh mới (trực tuyến, đa kênh...) thì tiêu thụ trong nước còn một số hạn chế.
Tỷ trọng dịch vụ còn thấp, trong đó một số dịch vụ do Nhà nước định giá còn đang trong quá trình thực hiện lộ trình giá thị trường. Cơ sở vật chất kỹ thuật (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi,...) tuy tăng lên về số lượng và có sự cải thiện về một số mặt, nhưng vẫn còn hạn chế, thách thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, cân đo đong đếm, hàng giả, hàng nhái còn tràn lan...
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Tiểu thương kinh doanh ở chợ, cần biết gì khi vay vốn ngân hàng?
Kinhtedothi- Tết Nguyên đán sắp đến là dịp để nhiều cá nhân, hộ tiểu thương, doanh nghiệp có cơ hội phát triển kinh d...XEM THÊM -
Vi phạm an toàn thực phẩm tại huyện Thanh Oai: Tăng cường xử phạt để tạo sức răn đe
Kinhtedothi - Sáng 12/12, Đoàn liên ngành số 2 TP Hà Nội về an toàn thực phẩm (ATTP) do Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nộ...XEM THÊM -
Tháng 11: Thị trường chứng khoán diễn biến khó lường, rủi ro còn lớn trong tháng 12
Kinhtedothi - Tháng 11, chứng kiến thị trường chứng khoán có những diễn biến trái chiều. Tuần đầu tháng 11, VN Index ...XEM THÊM -
Tỷ giá trung tâm tăng, giá trao đổi USD giảm khá mạnh
Kinhtedothi - Sáng nay (12/12), tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD được Ngân hàng Nhà nước công bố tăng nhẹ 2 đồn...XEM THÊM -
Giá vàng đảo chiều tăng mạnh, khi Fed giữ nguyên lãi suất cơ bản đồng USD
Kinhtedothi – Sáng nay (12/12), giá vàng thế giới tăng mạnh, khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất cơ...XEM THÊM -
Tích Giang làm giàu nhờ hoa, cây cảnh
Kinhtedothi - Nhờ chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhanh nhạy với thị trường, người dân ở xã Tích Giang, huyện...XEM THÊM
-
Thanh toán không tiền mặt vẫn vướng
Kinhtedothi - Tại Hội thảo lấy ý kiến đóng góp dự thảo thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCC...12-12-2019 07:53
-
Giải pháp nào để GRDP Đà Nẵng đạt 9% trong năm 2020?
Kinhtedothi - Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) trên địa bàn TP Đà Nẵng năm 2019 ước tăng 6,47% so với năm 2018, không đạt chỉ tiêu đề ra 8,86%. Mặc dù vậy, Đà Nẵng đặt mục tiêu GRDP năm 2020 tăng 9%.11-12-2019 16:52
-
Quyết liệt bảo đảm đủ nước gieo cấy vụ Xuân 2020
Kinhtedothi - Ngày 11/12, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT làm việc với TP Hà Nội về công tác phòng, chống hạn vụ Xuân 2020.11-12-2019 16:49
-
3 đợt lấy nước cho sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2020
Kinhtedothi - EVN vừa phát đi thông báo lịch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2019 - 2020.11-12-2019 16:47
-
Phiên 11/12: Nhóm cổ phiếu thị trường nổi “sóng”, VN-Index lên cao nhất ngày
Kinhtedothi – Phiên giao dịch hôm nay, nhóm cổ phiếu VN30 vẫn chịu áp lực, chỉ số VN-Index bị rung lắc mạnh trong phiên, nhưng cuối phiên chiều nhờ nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa nổi “sóng” tím, chỉ số n...11-12-2019 16:14
- Thủ tướng đối thoại với thanh niên: Phát huy nội lực thanh niên trên mọi mặt
- Phát hiện trạm BOT chưa tuân thủ quy định báo cáo về doanh thu
- [Chỉ số chất lượng không khí Hà Nội ngày 12/12] Đa phần ở mức xấu
- Bật khóc tại tòa, kẻ sát hại cả nhà em trai ở Đan Phượng lĩnh án tử
- Hà Nội: Thu giữ hơn 700 túi xách "nhái" Chanel, Gucci... tại cơ sở kinh doanh ở ngoại thành
- Vi phạm an toàn thực phẩm tại huyện Thanh Oai: Tăng cường xử phạt để tạo sức răn đe
- Ban cán sự Đảng UBND TP Hà Nội kiểm điểm công tác năm 2019
- Vụ cháy chợ Tó, huyện Đông Anh: Thống nhất phương án khắc phục
- Bé 12 tuổi bị hàng xóm ở khu cao cấp Ciputra đánh chấn thương sọ não