Thi tuyển đầu vào trường công lập: Hãy chọn môi trường phù hợp với bản thân

Nguyễn Bùi Tam thực hiện
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, bà Nguyễn Thị Vân Hồng – Hiệu trưởng trường THCS Chương Dương, quận Hoàn Kiếm cho rằng, phụ huynh, học sinh cần thẳng thắn nhìn nhận, việc khắt khe trong quá trình thi tuyển đầu vào trường công lập thể hiện sự bình đẳng trong quá trình phân loại.

 Bà Nguyễn Thị Vân Hồng 
Theo bà, hơn 24.000 học sinh tạm gọi dôi dư kia sẽ đi về đâu khi trượt các trường THPT công lập?
- Về số học sinh có thể nói vậy nhưng thực tế, nhiều học sinh đã có những sự lựa chọn khác, chứ không bắt buộc bằng mọi giá tham gia kỳ thi vào các trường công lập. Kể cả đỗ hay trượt (nếu thi), những học sinh này có sẵn nhiều sự lựa chọn. Cụ thể, sẽ có ít nhất 3 con đường để các thí sinh này tham gia: Các trung tâm GDTX, vừa học nghề vừa hoàn thiện chương trình văn hóa.
Vậy bà có lời khuyên gì với các thí sinh rơi vào nhóm “hơn 24.000” kia?
- Hãy biết năng lực của mình và chọn một môi trường vừa hạng cân. Có như vậy, các em mới có thể phát triển tốt hơn. Phụ huynh cũng không nên tư duy bằng mọi giá nhồi nhét con cái mình vào chỗ nọ, chỗ kia, nhiều khi sẽ hủy hoại tương lai cho chính những đứa trẻ ấy. Hãy để cho học sinh đứng ở đúng vị trí của mình, có vậy, mới có thể phát huy hết khả năng bản thân.
Xin cảm ơn bà!

38 trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng trên địa bàn TP Hà Nội cũng công bố tuyển sinh lớp 10 năm học 2020 - 2021 với hàng nghìn chỉ tiêu: Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội 280 chỉ tiêu; trường ĐH Thủ đô Hà Nội 200 chỉ tiêu; trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây và trường Cao đẳng Phát thanh -Truyền hình cùng 160 chỉ tiêu; trường Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội và trường Trung cấp nghề số 1 Hà Nội, trường Trung cấp Y - Dược cộng đồng Hà Nội tuyển cùng 120 chỉ tiêu.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần