Thiệt hại 7.000 tỷ đồng do thiên tai trong năm 2019

Lâm Nguyễn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đây là thông tin được Bộ NN&PTNT đề cập tới trong báo cáo mới công bố liên quan tới công tác phòng, chống thiên tai năm 2019.

Theo Bộ NN&PTNT, năm 2019, Bộ đã tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là việc sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều. Rà soát, bổ sung Chiến lược Quốc gia Phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 2 chương trình tổng thể phòng chống thiên tai các vùng miền. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện 5 đề án, trong đó đề án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên cả nước... 
Các loại hình thiên tai xảy ra trong năm 2019 gây thiệt hại 7.000 tỷ đồng 
Bộ NN&PTNT cũng đã phối hợp tổ chức xây dựng, cập nhật lên bản đồ dữ liệu của 368 điểm sạt lở bờ sông bờ biển 236 công trình phòng chống sạt lở; thực hiện cắm 596 biển cảnh báo sạt lở bờ sông, bờ biển các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hướng dẫn, đôn đốc xử lý sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 29/6/2019 đối với 29 dự án...
Qua đó, công tác phòng chống thiên tai đã chuyển dần từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, lấy phòng ngừa làm chính. Mặc dù thiên tai trong những năm gần đây diễn ra phức tạp và bất thường, nhưng thiệt hại về tài sản đã giảm đáng kể. Năm 2019, thiệt hại do các loại hình thiên tai gây ra ước tính gần 7.000 tỷ đồng, giảm rất nhiều (70%) so với mức 20.000 tỷ đồng của năm 2018.
Cũng trong năm 2019, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các địa phương triển khai, hoàn thành đắp áp trúc hoàn thiện mặt cắt, gia cố mặt đê được 8,7km; cải tạo, gia cố mặt đê được 61,9km; cải tạo, gia cố đường hành lang chân đê: 12,9km; tu sửa 9,76km kè; tu sửa 41 cống; khảo sát địa chất 8,2km, khoan phụt vữa gia cố thân đê 34,7km, trồng tre chắn sóng 4,5km. Kinh phí ngân sách Trung ương 387 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã hỗ trợ 1.300 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2018 cho các địa phương xử lý cấp bách các công trình đê điều bị sự cố do ảnh hưởng của bão, lũ năm 2017. Đến nay, các địa phương đã và đang đắp áp trúc mở rộng, gia cố mặt đê 180km, làm kè 12,2km; tu sửa 03 cống và làm mới 43 cống.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần