Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thời tiết thất thường, không khí ô nhiễm: Người già, trẻ nhỏ đổ bệnh

Kinhtedothi - Những ngày qua, điều kiện thời tiết thất thường, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cùng với tình trạng ô nhiễm không khí ở mức độc hại đang diễn ra tại Hà Nội khiến lượng bệnh nhân (chủ yếu người già và trẻ nhỏ) nhập viện gia tăng do mắc các bệnh viêm đường hô hấp, cúm, sốt xuất huyết…
Bác sĩ tăng ca liên tục
Mới sáng sớm, cánh cổng của Bệnh viện (BV) Thanh Nhàn tấp nập người qua lại, khá đông bệnh nhân có mặt tại sảnh chờ lấy số khám bệnh. Tại Khoa Nhi, sổ khám bệnh xếp thành từng chồng.
Chị Nguyễn Thị Hằng (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng) cho biết, những ngày qua, do ô nhiễm không khí kéo dài, bụi mịn tăng cao khiến sức khỏe của gia đình chị bị ảnh hưởng.
  Bác sĩ khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
“Mấy ngày nay, cả hai vợ chồng tôi có biểu hiện ho nhiều, sốt nhẹ. Trong khi, hai con trai đều thấy khó thở, sốt cao liên tục gần 40oC. Sáng nay, tôi cũng phải xin cho 2 con nghỉ học để tới đây khám sớm, vì sợ đông” - chị Hằng chia sẻ.
Số lượng bệnh nhân đông, vì thế các bác sĩ nơi đây cũng bị cuốn mình vào guồng quay công việc, phải tăng ca liên tục, gần như không có thời gian nghỉ trong những ngày này. Theo bác sĩ Phạm Thị Như Hoa - Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn, thời tiết chuyển mùa cùng với ô nhiễm không khí nên trong đợt cao điểm này, Khoa Nhi tiếp nhận lên tới 200 bệnh nhi/ngày, gần gấp 3 lần so với ngày thường. Trong đó, đa phần trẻ đều nhập viện trong tình trạng ho, khó thở, sốt cao.
Đặc biệt, nhiều trẻ dưới 2 tuổi bị viêm phế quản. Lượng bệnh nhân nội trú cũng tăng cao. Kết quả thăm khám, nhiều bé bị viêm phế quản, thậm chí viêm phổi hoặc nhiễm virus cúm. “Liên quan tới đợt dịch sốt xuất huyết và dịch cúm A, BV cũng đã tiếp nhận hàng trăm ca bệnh, trung bình, mỗi ngày khoảng 50 - 60 ca, số lượng bệnh nhi nhiều nhất”- bác sĩ Hoa cho biết.
Tại Khoa Nội tổng hợp, BV Thanh Nhàn cũng trong tình trạng tương tự. Thời gian qua, bệnh nhân nhập viện có lúc tăng tới 20 - 30% so với trước, chủ yếu mắc bệnh liên quan đến hô hấp.
Phòng bệnh đúng cách
Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị tại BV Phổi T.Ư, tuy lượng bệnh nhân không tăng đột biến nhưng lại có rất nhiều ca bệnh nặng, thậm chí có nhiều ca viêm phổi, phải cấp cứu. Ông Nguyễn Đình Toàn (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy) cho biết, ông bị viêm phế quản mạn tính gần 10 năm nay. Hầu như năm nào, ông cũng phải tới BV 1 - 2 lần. Nhưng năm nay có thể do không khí ô nhiễm, thời tiết thất thường khiến ông phải nhập tới viện 4 lần với những biểu hiện đau họng, khó thở, ho nhiều, đờm đặc hơn ngày thường.
Còn tại BV Nhi T.Ư, số trẻ em mắc cúm bị biến chứng hô hấp tăng đột biến. Từ giữa tháng 11 đến nay, mỗi tuần, BV tiếp nhận từ 100 - 130 bệnh nhi được chẩn đoán mắc cúm với các mức độ khác nhau.
TS Ðỗ Thiện Hải - Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em, BV Nhi T.Ư, cho biết, hơn tuần qua, ngày nào BV cũng có hơn 500 bệnh nhi đến khám chủ yếu vì cúm, gia tăng 10 - 20% số bệnh nhân so với thời gian trước đó. Để đáp ứng với tình trạng gia tăng số bệnh nhi mắc bệnh lý về hô hấp, đặc biệt là cúm, BV phải dành hẳn Khoa Điều trị tự nguyện B và Trung tâm Y học lâm sàng Nhiệt đới Nhi khoa để tiếp nhận khám và phân loại điều trị bệnh nhân cúm.
TS Ðỗ Thiện Hải cũng dự báo, cúm là bệnh đặc trưng của mùa Đông Xuân nên số trẻ em mắc bệnh còn có thể tăng trong những ngày tới. “Để phòng tránh dịch bệnh, đặc biệt dịch cúm ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần lưu ý các phương án bảo hộ như đeo khẩu trang, sử dụng khăn quàng cổ, mũ cho bé để tránh lây bệnh” - TS Hải nhấn mạnh.

"Thời điểm hiện nay là yếu tố thuận lợi làm gia tăng đợt kịch phát của bệnh nhân hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Để phòng bệnh hiệu quả, người cao tuổi cần phải bảo đảm ăn uống đúng giờ, đúng bữa, đi ngủ và thức dậy đúng giờ, thường xuyên tập thể dục, nhưng tuyệt đối không ra ngoài trời lúc sáng sớm, đặc biệt không ra ngoài khi thời tiết được cảnh báo ở mức độc hại. Với những người mắc bệnh mạn tính cần tuân thủ việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ..." - Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai - PGS.TS Chu Thị Hạnh

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

05 Jul, 12:06 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm “từ sớm, từ xa”, tập trung phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu đầu vào, kiểm soát điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

04 Jul, 06:39 PM

Kinhtedothi - Hiện nay, nhiều bệnh nhân viêm gan B, phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn do chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là ở người trẻ tuổi, khi sức khỏe còn tốt, hầu như không có triệu chứng. Chuyên gia y tế cảnh báo, viêm gan B có diễn tiến âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nặng nề như xơ gan hoặc ung thư gan, thậm chí là tử vong.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ