Thu gom, xử lý khẩu trang y tế đã qua sử dụng: Vấn đề không nhỏ
Kinhtedothi - Phòng, chống dịch Covid-19 đang là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tin liên quan
-
Nguồn cung khẩu trang y tế dồi dào
- Hà Tĩnh: Bắt giữ xe tải chở 390.000 khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc
- TP Hồ Chí Minh: Khẩu trang y tế bị nâng giá 2 - 3 lần
- Khẩu trang y tế tăng giá
- Đà Nẵng phát hiện hàng chục ngàn khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc
- Doanh nghiệp Anh tặng 400.000 khẩu trang y tế cho Việt Nam chống dịch Covid-19
- Central Retail trao tặng 70.000 khẩu trang y tế và 9.000 kính chống giọt bắn cho các bệnh viện
Đeo khẩu trang y tế được khuyến cáo là một trong những biện pháp để phòng ngừa lây lan dịch bệnh. Nhu cầu đeo khẩu trang y tế tăng vọt cũng khiến vấn đề xử lý rác thải khẩu trang trở nên cấp bách.
Nguy cơ tiềm ẩnKể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, những chiếc khẩu trang luôn là vật bất ly thân với hầu hết mọi người khi ra đường. Đặc biệt, với ưu điểm tiện lợi, giá thành rẻ, khẩu trang y tế dùng một lần được người dân ưu tiên lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, điều đáng buồn, không khó để bắt gặp hình ảnh những chiếc khẩu trang y tế sau khi sử dụng vứt bừa bãi ở lề đường, gốc cây, cột điện… gây mất mỹ quan và có nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Những chiếc khẩu trang vứt bừa bãi ngoài đường vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa là nguy cơ lây lan bệnh. Ảnh: Nam Thanh |
Theo khảo sát của phóng viên Kinh tế & Đô thị, đa phần người dân Hà Nội đều thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang nơi công cộng. Thế nhưng, dù chính quyền đã đưa ra quy định cũng như chế tài xử phạt về việc vứt khẩu trang, tại nhiều tuyến phố của Thủ đô những chiếc khẩu trang vẫn nằm lăn lóc. Bà Nguyễn Bích Hằng, sinh sống tại Phố Vọng (quận Hai Bà Trưng) chia sẻ: “Nhà tôi sát mặt đường, sáng mở cửa ra khẩu trang vứt trước cửa nhà là bình thường. Công nhân vệ sinh thường xuyên thu dọn nhưng nhiều người dân thiếu ý thức, đi qua đường tiện tay là vứt bừa bãi”.Ở Việt Nam, thời điểm trước khi bùng phát dịch Covid-19, mỗi ngày có khoảng 350 - 400 tấn rác thải y tế, trong đó có tới 42 tấn chất thải y tế độc hại cần được xử lý. Còn trong thời điểm dịch bệnh này, số lượng rác thải y tế, khẩu trang y tế lớn gấp nhiều lần. Nguy hiểm hơn, chỉ tại các cơ sở y tế mới phân loại và xử lý khẩu trang theo quy chuẩn, còn lại đa số chưa được phân loại, vẫn lẫn trong rác thải sinh hoạt, tiềm ẩn lớn về việc ô nhiễm môi trường cũng như dịch bệnh trong giai đoạn dịch Covid-19 đang lây lan. Khẩu trang y tế đã qua sử dụng không thể tái chếTrao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị vào đầu năm mới Tân Sửu 2021, trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, PGS.TS Bùi Thị An – Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng cho biết, sau khi được loại bỏ, khẩu trang đã qua sử dụng trở thành rác và không còn tác dụng phòng bệnh, đặc biệt không thể tái chế. “Sức ép về xử lý chất thải là khẩu trang y tế ngày càng nặng, nhất là khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay” – PGS.TS Bùi Thị An nhận định.Đồng quan điểm, PGS.TS Phùng Chí Sỹ - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho rằng, khẩu trang y tế chính là một mối lo lớn của thiên nhiên, bởi có thành phần nhựa nên rất khó phân hủy. Khẩu trang y tế dùng một lớp vải nhựa, không dệt nên khi vứt ra môi trường sẽ làm gia tăng khối lượng nhựa trong môi trường. Nếu cứ vứt ra môi trường mà không được xử lý triệt để bằng các phương pháp như đốt thì có thể đến vài trăm năm chúng mới phân hủy.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, không nên loại bỏ khẩu trang bị ô nhiễm cùng với chất thải gia đình, bởi khi việc phân loại rác còn chưa được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ, phần lớn là rác thải hỗn hợp. Hỗn hợp rác thải chứa khẩu trang qua sử dụng với rác thải thông thường có thể gây nguy hiểm cho những người thu gom rác khi họ dùng tay nhặt các vật dụng có thể tái chế.Cần giải pháp hiệu quảNhằm tránh nguy cơ lây lan mầm bệnh từ khẩu trang cũng như giữ gìn vệ sinh môi trường mùa dịch bệnh, chính quyền các cấp đã có nhiều biện pháp để xử lý rác thải khẩu trang. Chính phủ đã có các văn bản pháp luật để xử phạt hành vi xả rác ra môi trường cũng như có những văn bản điều chỉnh trực tiếp việc thải bỏ khẩu trang y tế không đúng nơi quy định. Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 624/BYT-MT về việc xử lý đối với hành vi vứt, thải bỏ khẩu trang không đúng nơi quy định.Nhiều địa phương ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại các khu xử lý chất thải trên địa bàn, xử phạt đối với các hành vi vi phạm. Như tỉnh Hải Dương - nơi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong đầu năm 2021, các lực lượng chức năng của tỉnh đã xử phạt 10 trường hợp vứt khẩu trang y tế không đúng nơi quy định. Tại Hà Nội, các quận, huyện, thị xã tăng cường xử lý đối với những người không thực hiện đúng quy định phòng, chống dịch. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, người dân thiếu ý thức, dẫn đến việc vứt bừa bãi khẩu trang y tế sau khi sử dụng vẫn còn tái diễn, gây khó khăn trong việc xử lý loại rác thải này. PGS.TS Bùi Thị An cho rằng: “Xử lý rác thải khẩu trang y tế là vấn đề tuy nhỏ nhưng rất khó, bởi ngoài việc tuyên truyền, khuyến khích người dân tự xử lý trước khi thải bỏ thì cơ quan chuyên môn nên có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, có giải pháp hữu hiệu để thuận lợi cho người dân trước trong và sau khi sử dụng khẩu trang y tế. Hơn nữa, cần có sự phân loại và xử lý theo quy trình, quy chuẩn nhất định".Rõ ràng, đeo khẩu trang để phòng bệnh, là việc làm cần thiết nhưng song song đó, chúng ta nên chung tay vào việc giảm thiểu số lượng khẩu trang y tế sử dụng một lần thải trực tiếp ra môi trường... Qua đó, góp phần giữ gìn và bảo vệ một môi trường xanh cho hiện tại và cả tương lai.
"Tại một số nước trên thế giới, khẩu trang đã dùng cho người nhiễm bệnh và lực lượng y tế được xếp vào loại rác thải y tế độc hại phải được đốt bỏ chứ không đưa ra bãi rác." - Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng, PGS.TS Bùi Thị An |
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
- TP Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch lập vành đai hạn chế xe trên 30 chỗ vào trung tâm
- Quảng Ngãi: Tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1, tài xế mắc kẹt trong cabin
- Giải pháp cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội: Có sát thực tế mới khả thi
- Giá thép xây dựng hôm nay 21/4: Thị trường miền Bắc giữ nguyên giá, tăng nhẹ trên sàn Thượng Hải
-
Nhiều công trình cản trở hệ thống thoát nước
Kinhtedothi - Nhằm hạn chế tình trạng ngập úng có thể xảy ra trong mùa mưa năm 2021, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà N...XEM THÊM -
Xử lý vi phạm trên hệ thống thủy lợi sông Đáy: Địa phương phải vào cuộc
Kinhtedothi - Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi sông Đáy (Công ty sông Đáy) được UBND TP Hà Nội giao quản l...XEM THÊM -
Quảng Ninh: Xe container mất lái đâm vào xe tải khiến 3 người thương vong
Kinhtedothi - Ngày 20/4, tại địa bàn xã Yên Than, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh vừa xảy ra vụ xe container lao vào ...XEM THÊM -
Quận Ba Đình tăng cường đảm bảo trật tự đô thị trong dịp 30/4 - 1/5 và bầu cử
Kinhtedothi - Ngày 20/4, Công an quận Ba Đình đã tổ chức đợt cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT), trậ...XEM THÊM -
Đà Nẵng tìm phương án nhận chìm 200.000m3 vật chất khi nạo vét cảng Tiên Sa
Kinhtedothi - Chiều 20/4, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP Đà Nẵng tổ chức hội thảo tìm giải pháp xử lý hiệu qu...XEM THÊM -
Bộ Giao thông Vận tải “chốt” giải pháp xử lý ùn tắc tại sân bay Tân Sơn Nhất
Kinhtedothi - Không lâu sau cuộc họp khẩn về tình trạng ùn tắc tại Cảng Hàng không Quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất, Bộ Gi...XEM THÊM
-
Đã tìm ra nguyên nhân ùn tắc tại sân bay Tân Sơn Nhất
Kinhtedothi - Các chuyên gia và nhà quản lý đã cùng ngồi vào bàn để tìm nguyên nhân gây ra tình trạng ùn tắc tại sân bay Tân Sơn Nhất, đưa ra phương án giải quyết.20-04-2021 20:56
-
Quảng Nam: Taluy dương sạt lở trôi xuống QL14, đe dọa người đi đường
Kinhtedothi - Một đoạn taluy dương dài hàng chục mét bị sạt lở trôi xuống QL14B đoạn qua xã Đại Quang, huyện Đại Lộc từ nhiều tháng nay nhưng vẫn chưa được khắc phục, đe dọa đến người đi đường.20-04-2021 19:30
-
Cuối tháng 4/2021, xâm nhập mặn ở các sông tại Nam Bộ có xu thế tăng dần
Kinhtedothi - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia thông tin, xâm nhập mặn ở các sông trong khu vực Nam Bộ có xu thế tăng dần đến ngày 30/4. Độ mặn cao nhất tại các trạm trong thời kỳ này ở tương đương v...20-04-2021 17:52
-
Tai nạn giao thông mới nhất ngày 20/4: Bị xe đầu kéo cán qua người, nam thanh niên tử vong tại chỗ
Kinhtedothi - Bị xe đầu kéo cán qua người, nam thanh niên tử vong tại chỗ; Xe tải tông trực diện xe khách, tài xế xe tải tử vong... là những tin tức tai nạn giao thông mới nhất hôm nay (20/4).20-04-2021 16:45
-
Hải Phòng: Xe ô tô lật nghiêng khiến 3 người bị thương
Kinhtedothi - Thông tin từ Đội Cảnh sát giao thông số 1, Công an TP Hải Phòng cho biết trên địa bàn quận Ngô Quyền vừa xảy ra vụ tai nạn khiến 3 người bị thương.20-04-2021 14:10
- Khép vòng vây trên Quốc lộ 6, cảnh sát bắt giữ nhóm đối tượng vận chuyển ma túy
- Kỷ lục thay "ghế nóng" tại Eximbank
- Ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021: Đền Hùng đón khoảng 150.000 lượt khách
- Khánh Hòa, Đà Nẵng ghi nhận 5 bệnh nhân nhập cảnh mắc Covid-19
- Nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương: Hà Nội vắng vẻ, người dân dùng phương tiện công cộng
- Đấu giá cho thuê mặt bằng kinh doanh chung cư tái định cư: Xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm
- [Ảnh] Người dân chen chúc lên dâng hương tại đền Hùng
- Giá vàng đảo chiều tăng, nguy cơ lạm phát
- Dấu ấn Hoàng Nhuận Cầm với sinh viên trường ĐH Tổng hợp