Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thu phí bảo trì đường bộ qua xăng dầu: Đừng đẩy rủi ro về phía người dân

Kinhtedothi - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa “hiến kế” cho Nhà nước một “tuyệt chiêu” để thu phí bảo trì đường bộ, đó là thu phí qua xăng dầu. Theo cơ quan này, cách thu phí theo đầu phương tiện hiện nay tạo ra nhiều bất cập và thiếu công bằng. Bởi có nhiều trường hợp, người dân sở hữu nhiều phương tiện nhưng không sử dụng hết mà vẫn phải đóng phí bảo trì đường bộ cho tất cả số phương tiện.
 Thu phí bảo trì đường bộ qua xăng dầu: Đừng đẩy rủi ro về phía người dân. Ảnh minh họa
Thoạt nghe, nhiều người dễ “bùi tai” bởi cách giải thích của VCCI nghe có vẻ rất hợp lý. Nói cho dễ hiểu, phí bảo trì đường bộ sinh ra với mục đích quy trách nhiệm cho các chủ phương tiện lưu thông trên đường phải có đóng góp vào quỹ chung để sửa chữa, bảo hành, bảo trì đường sá bị hư hỏng do chính các phương tiện gây nên. Do đó, người nào sử dụng phương tiện đi trên đường thì mới đáng phải đóng quỹ này, còn người nào mua xe chỉ để.... cất ở nhà, đương nhiên không đáng phải nộp quỹ. Nói thì nghe xuôi tai vậy nhưng “kế sách” mà VCCI “hiến” dù có được chấp thuận cũng rất khó thực hiện một cách hiệu quả và thuận lợi. 
Thực tế, không phải ai mua xăng dầu cũng để sử dụng vào mục đích chạy xe. Một lượng xăng dầu không nhỏ được tiêu thụ ở nước ta hiện nay là phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nông nghiệp. Khi chương trình nông thôn mới ngày càng được nhân rộng, cơ giới hóa ngày càng phổ biến trong sản xuất, nhu cầu xăng dầu để vận hành máy móc, nông cụ sẽ càng lớn. Việc đòi đánh thuế bảo trì đường bộ cho tất cả những người mua xăng dầu chẳng khác nào muốn triệt tiêu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Không lẽ, tất cả những người dân đi mua xăng dầu phải làm một tờ khai về mục đích sử dụng cho cơ quan chức năng còn căn cứ vào đó để loại trừ họ ra khỏi danh sách phải đóng phí bảo trì đường bộ? Kể cả trong trường hợp đó, giá xăng dầu sẽ được khấu trừ như thế nào để không bị tính phí bảo trì đường bộ?... Đó là tất cả những sự phức tạp, nhiêu khê mà cơ quan đưa ra đề xuất này không nghĩ đến, trong khi nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế nước ta.

Một bất cập nữa không thể không nói đến là tầm ảnh hưởng cực kỳ to lớn của giá xăng dầu đối với chỉ số giá cả trên thị trường. Cần biết rằng, mỗi khi giá xăng dầu biến động sẽ kéo theo hầu hết các sản phẩm, dịch vụ khác trong đời sống xã hội sẽ tăng theo. Hệ lụy lớn nhất sẽ là chỉ số lạm phát bị đẩy lên, cuộc sống người dân sẽ bị ảnh hưởng. Đó còn chưa kể bản thân xăng, dầu hiện đã “cõng” nhiều loại thuế, phí nên nếu thêm phí bảo trì đường bộ sẽ tạo gánh nặng làm tăng giá xăng, dầu. Chúng ta không phủ nhận việc thu quỹ bảo trì đường bộ hiện nay đang tồn tại không ít bất cập. Tuy nhiên, không phải vì thế mà đẩy hết mọi rủi ro, hậu quả về phía người dân với mong muốn sửa chữa những bất cập này. Chúng ta cần “sáng kiến” để góp phần giúp các chính sách đang áp dụng thêm hoàn chỉnh, trọn vẹn hơn chứ không phải là những “tối kiến” làm cho mọi việc thêm tồi tệ, rối rắm hơn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm, tăng thực quyền cho ngân hàng

Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm, tăng thực quyền cho ngân hàng

28 Jun, 08:28 AM

Kinhtedothi - Sáng 27/6, với 435/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Đáng chú ý, Luật lần này đã luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm - một bước đi quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý, củng cố niềm tin thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và tổ chức tín dụng.

Từ 1/7/2025: 13 luật, 9 nghị định, 39 thông tư chính thức có hiệu lực

Từ 1/7/2025: 13 luật, 9 nghị định, 39 thông tư chính thức có hiệu lực

16 Jun, 01:09 PM

Kinhtedothi - Từ ngày 1/7/2025, nhiều luật, nghị định và thông tư mới chính thức có hiệu lực thi hành, đánh dấu giai đoạn cập nhật chính sách pháp luật lớn trong năm. Các văn bản này điều chỉnh nhiều lĩnh vực thiết yếu như bảo hiểm, thuế, y tế, quy hoạch, khoáng sản, phòng cháy chữa cháy, công chứng, công nghiệp quốc phòng, lưu trữ, di sản văn hóa và thương mại.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ