Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thu thuế livestream có khó?

Kinhtedothi - Với việc bùng nổ các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter... cùng lượt sử dụng lên tới hàng chục triệu người thì việc kinh doanh, kiếm tiền từ các trang mạng này là điều hiển nhiên.
Ngoài sử dụng tài khoản cá nhân để kinh doanh buôn bán các mặt hàng cụ thể, hình thức livestream mà ở đó cá nhân có thể tương tác trực tiếp và gửi một hay nhiều thông điệp mang tính thời điểm tới người nghe đang trở thành hình thức kinh doanh được ưa chuộng. Đương nhiên doanh thu từ hoạt động này cũng không hề nhỏ.
 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, một số cá nhân đang có nguồn thu không nhỏ thông qua các trang mạng xã hội từ hình thức post bài hoặc livestream trên mạng. Về lý, bất kỳ một hoạt động kinh doanh có phát sinh doanh thu có lãi đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc xác định doanh thu và đánh thuế đủ, đúng là rất khó bởi không có căn cứ xác định các thu nhập từ livestream hay post Facebook. Hiện nay, nhiều cá nhân có thể có thu nhập từ 5 - 60 triệu đồng/post. Livestream chắc chắn sẽ cao hơn nhiều, nhưng khi DN thanh toán cho họ thường rất ít khi có hợp đồng cụ thể, thường chỉ là hợp đồng miệng. Đó là chưa kể nội dung post hay livestream trên Facebook có thể không có biểu hiện cụ thể nào là quảng cáo cho một sản phẩm, nhãn hàng hay thương hiệu, nhưng ẩn ý của nó thì vẫn nhằm nói tốt cho một đối tượng nào đó.

Có thể nói, kiểm soát doanh thu từ bán hàng qua mạng đã khó, việc xác định nội dung livestream đó có thu lợi cho người phát ngôn hay không lại càng là bài toán nan giải. Đơn cử như trường hợp một cá nhân tại TP Hồ Chí Minh chỉ bán hàng qua tài khoản cá nhân trên Facebook nhưng bị truy thu thuế hơn 9 tỷ đồng từ việc đối chiếu thu nhập kê khai và thu nhập thực tế. Điều đáng nói, để thu được số tiền trên, cơ quan Thuế phải làm không ít bước từ việc theo dõi, đối chiếu từng hoạt động trên mạng xã hội đến việc phải gửi hồ sơ tới cơ quan công an để thực hiện truy tố hình sự, cá nhân này mới chịu thừa nhận kết quả kinh doanh và nộp thuế.

Với hàng chục triệu tài khoản mạng xã hội, hàng triệu tài khoản phát sinh doanh thu từ việc bán hàng và thu lời từ các tiện ích của mạng xã hội và không ít trong số đó có doanh thu “khủng”, bài toán đặt ra với cơ quan quản lý quá “gai góc”. Ngành Thuế chẳng thể có “ba đầu sáu tay” để đi theo dõi, đối chiếu từng tài khoản. Còn trông đợi vào sự tự giác của cá nhân kinh doanh thì không thể. Thời gian tới đây, hoạt động kinh doanh này sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa, yêu cầu cơ quan chức năng tự phải tìm ra lời giải nếu không muốn mất đi số tiền ngân sách không nhỏ từ hình thức kinh doanh này.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Hà Nội tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

09 Jul, 04:43 PM

Kinhtedothi - Tiếp tục kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, chiều 9/7, Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2025 đã được HĐND TP Hà Nội thông qua.

Chuyển đổi số - động lực đổi mới bộ máy Đảng, đoàn thể Hà Nội

Chuyển đổi số - động lực đổi mới bộ máy Đảng, đoàn thể Hà Nội

09 Jul, 03:00 PM

Kinhtedothi - Sáng 9/7, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong - Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số các cơ quan đảng, đoàn thể TP Hà Nội (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 204) chủ trì Hội nghị kết quả triển khai Đề án chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, đoàn thể Thành phố 6 tháng đầu năm 2025. Cùng dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Minh Hải và các thành viên Ban Chỉ đạo.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ