Kinhtedothi - Sáng nay (13/3), tại Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị lần thứ 3 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cách đây hơn 3 năm, cũng tại Cần Thơ, hội nghị đầu tiên về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu được tổ chức. Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quan điểm nhất quán của Chính phủ về phát triển ĐBSCL: Tôn trọng quy luật tự nhiên, chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, thuận thiên là chính, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên, phát triển bền vững theo phương châm sống chung với lũ, sống chung với mặn, với khô hạn, thiếu nước, phù hợp với điều kiện thực tế.
Thành công lớn của Hội nghị là cơ sở để Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững ĐBSCL, đề ra tầm nhìn tới năm 2100, mục tiêu tới năm 2050, các quan điểm chỉ đạo, chủ trương và định hướng chiến lược phát triển ĐBSCL, các giải pháp tổng thể và các nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới.
Trong ba năm qua, các quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết đang thấm dần và đã thể hiện trên thực tế bằng những giải pháp phi công trình để ứng phó với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn, và đã mang lại nhiều "trái ngọt".
Diện tích canh tác ba vụ lúa được cắt giảm. Nhiều mô hình canh tác ở vùng nước lợ, mặn, nhiều giống lúa chịu mặn được thử nghiệm cho kết quả khích lệ. Nhiều mặt hàng gạo Việt Nam đã được vinh danh quốc tế. Chuỗi một số ngành hàng nông sản ở đồng bằng bắt đầu được xâu kết.
Thủ tướng chủ trì hội nghị lần 3 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.
Giữ đúng cam kết về việc hai năm một lần đánh giá toàn diện chính sách cho ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, đến nay, người đứng đầu Chính phủ đã chủ trì hai hội nghị quy mô lớn.
Hội nghị lần thứ 3 này sẽ thảo luận, đánh giá những việc đã làm được, đặc biệt những kết quả nổi bật, những hạn chế, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP.
Dự kiến, Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội; nhiều đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành; đại diện các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển; đại diện lãnh đạo các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long; các viện nghiên cứu, trường đại học; cùng đông đảo doanh nghiệp trong khu vực.
Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.
Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.
Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị quyết số 201/2025/QH15 ngày 29/5/2025 của Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Kinhtedothi-Luật số 97/2025/QH15 tập trung sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật thể hiện rõ mối quan hệ “trực thuộc” Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, các nguyên tắc hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động do MTTQ Việt Nam chủ trì.