Thủ tướng Merkel xác nhận EU thông qua thỏa thuận về dự án Dòng chảy Phương Bắc 2
Kinhtedothi - Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 8/2 tuyên bố EU đã đạt được thỏa thuận về thỏa hiệp của Pháp và Đức liên quan đến dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.
Tin liên quan
-
Pháp - Đức thống nhất quan điểm về dự án Dòng chảy Phương Bắc 2
- Châu Âu "không cản nổi" dự án Dòng chảy Phương Bắc 2
Thủ tướng Merkel cho biết, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) hôm 8/2 đã thông qua thỏa thuận do Pháp và Đức đề xuất, theo đó cho phép Berlin đóng vai trò là bên đàm phán chủ đạo với Nga liên quan đến tuyến đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 dẫn khí đốt từ Nga tới châu Âu.
“Về dự thảo thỏa thuận khí đốt liên quan đến dự án Dòng chảy Phương Bắc 2, chúng tôi đã đạt được bản thỏa hiệp vì Đức và Pháp phối hợp chặt chẽ với nhau” bà Merkel phát biểu tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Malian Ibrahim Boubacar Keita hôm 8/2.
Một quan chức ngoại giao cho hay thỏa hiệp giữa Pháp và Đức đã "được thông qua gần như tuyệt đối". Một quan chức ngoại giao khác cũng xác nhận thỏa thuận này đã được thông qua trong cuộc họp của đại sứ các nước EU ở thủ đô Brussels (Bỉ).
Theo thỏa thuận đạt được giữa Paris và Berlin trước khi trình đại sứ các nước EU, Pháp và Đức nhất trí đảm bảo các quy định đối với hoạt động nhập khẩu khí đốt sẽ được áp dụng dựa trên "lãnh thổ và lãnh hải của nước thành viên nơi bố trí điểm kết nối đầu tiên" thay vì dựa trên "lãnh thổ của các nước thành viên EU" và/hoặc "lãnh hải các nước thành viên EU" như dự thảo thỏa thuận được đưa ra trước đó.
Trước đó, một nguồn tin ngoại giao của Pháp tiết lộ với AFP hôm 7/2 cho biết, Paris không cản trở việc thực hiện dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 đưa khí đốt từ Nga tới Đức.
Nhưng theo nguồn tin này, Chính phủ Pháp muốn có cam kết về việc “bảo đảm cho an ninh của châu Âu nói chung và an ninh cũng như ổn định của Ukraine nói riêng".
Dòng chảy Phương Bắc 2 là dự án liên doanh giữa tập đoàn Gazprom của Nga với 5 công ty của châu Âu. Khi hoàn thành, dự kiến vào cuối năm 2019, mỗi năm, hệ thống đường ống dài 1.225 km này sẽ vận chuyển 55 tỷ m3 khí đốt tự nhiên từ Nga tới các nước thành viên EU thông qua Biển Baltic đến Đức, không đi qua lãnh thổ Ukraine.
Dòng chảy Phương Bắc 2 vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia ở miền đông và miền trung châu Âu, đặc biệt là Ukraine vì cho rằng dự án khiến gia tăng nguy cơ châu Âu phải phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt tự nhiên của Nga.
Ngoài một số nước châu Âu, Mỹ cũng là nước phản đối dự án đưa khí đốt từ Nga tới Đức này.
Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho đến nay vẫn khẳng định rằng tuyến đường ống khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2 là một "dự án kinh tế thuần túy" và sẽ đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt rẻ hơn, đáng tin cậy hơn cho châu Âu.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Cựu Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc: "Người dân hai miền Triều Tiên luôn mong muốn được như Việt Nam"
Kinhtedothi - Chọn Việt Nam làm nơi tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim lần hai, Mỹ có hàm ý với Triều Tiên về sự phát triể...XEM THÊM -
Nga: Nhật Bản phải "công nhận hoàn toàn" kết quả Thế chiến II
Kinhtedothi - Moscow lập luận điều đó mang đến cho Tokyo cách tiếp cận tương đồng đối với hiệp ước hòa bình có thể ký...XEM THÊM -
Sau khi rút quân, Mỹ vẫn giữ lại 200 binh sĩ gìn giữ hòa bình tại Syria
Kinhtedothi - Nhà Trắng hôm 22/2 thông báo Mỹ sẽ triển khai một lực lượng nhỏ gồm 200 binh sỹ gìn giữ hòa bình ở lại...XEM THÊM -
Đàm phán Mỹ - Trung: Bắc Kinh hứa 30 tỷ USD, ông Trump "ra mặt"
Kinhtedothi - Vòng đối thoại thương mại mới gây chú ý với nhượng bộ đáng kể của Trung Quốc, dự kiến kết thúc bằng một...XEM THÊM -
Tiến triển đàm phán thương mại "cứu" Phố Wall, chứng khoán châu Á thận trọng
Kinhtedothi - Các cổ phiếu châu Á biến động nhẹ trong phiên 22/2 trong khi giới đầu tư thận trọng chờ kết quả từ cuộc...XEM THÊM -
Nguồn cung được siết chặt hơn, giá dầu áp sát mức đỉnh trong năm 2019
Kinhtedothi - Giá dầu mỏ vẫn giao dịch ở mức đỉnh kể từ tháng 11/2018 trong phiên giao dịch ngày 21/2 do được hỗ trợ ...XEM THÊM
-
Dự báo 10 thị trường mới nổi thống trị nền kinh tế thế giới trong thập kỷ tới
Kinhtedothi - Xếp hạng của Oxford Economics đề tên 6 quốc gia châu Á trong top 10, gây bất ngờ khi Trung Quốc không thuộc top 3.21-02-2019 18:19
-
Ông Putin "phân trần" lời nhắn gửi Mỹ trong Thông điệp Liên bang
Kinhtedothi - Tổng thống Nga khẳng định đó không phải là một lời đe dọa.21-02-2019 15:22
-
Áo vẫn ủng hộ dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 bất chấp sức ép từ Mỹ
Kinhtedothi – Trả lời phỏng vấn với đài truyền hình ORF, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz khẳng định nước này sẽ tiếp tục thúc đẩy dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 của Nga.21-02-2019 13:53
-
Chính quyền Trump vội vàng chuyển giao công nghệ hạt nhân cho Ả Rập?
Kinhtedothi - Đó là lo ngại được các nhà lập pháp Mỹ nêu ra hôm 19/2 với khả năng sẽ làm gia tăng tình hình bất ổn tại Trung Đông.21-02-2019 11:34
-
Cháy tại TP trăm tuổi của Bangladesh, ít nhất 70 thi thể được tìm thấy
Kinhtedothi - Lính cứu hỏa đã chiến đấu trong hơn năm giờ để kiểm soát ngọn lửa, vẫn tiếp tục bùng cháy vào rạng sáng nay.21-02-2019 11:28
- Chính phủ kỳ vọng thị trường chứng khoán phát triển nhanh, lành mạnh, bền vững
- Bộ Chính trị quy định trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy trong tiếp dân
- Chỉ thị của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng, sàng lọc đảng viên
- [Ảnh] Cảnh “ăn chực nằm chờ” săn tin thượng đỉnh Mỹ - Triều của phóng viên quốc tế
- Áo in hình Donald Trump - Kim Jong Un “cháy hàng” tại phố cổ Hà Nội
- Hà Nội triển khai các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi
- Cận cảnh những khu nhà, đất “vàng” dính sai phạm ở Đà Nẵng
- Kết quả chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND TP Hà Nội
- Hà Nội: Đảm bảo an toàn phục vụ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên