Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thủ tướng: “Phải có nhiều tập đoàn tư nhân ở Việt Nam lớn mạnh”

Kinhtedothi - Sáng 30/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc tọa đàm đối thoại chính sách với một số tập đoàn kinh tế tư nhân với chủ đề “Chính phủ và các tập đoàn kinh tế tư nhân cùng đồng hành phát triển kinh tế”.
Cuộc tọa đàm được tổ chức theo đề xuất của Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng và Văn phòng Chính phủ, với sự tham dự 14 Chủ tịch, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế tư nhân. Cùng dự có lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
 
Cuộc tọa đàm được xem là chưa có tiền lệ bởi trước đây, thường chỉ có các cuộc tọa đàm với doanh nghiệp nói chung hoặc doanh nghiệp Nhà nước.
Phát biểu tại cuộc tọa đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng thành công của kinh tế tư nhân so với những năm trước đây là rất lớn. Trên thực tế hoạt động ở Việt Nam hiện nay, trong gần nửa triệu doanh nghiệp thì số lượng doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm 0,5%, doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 2,8% còn doanh nghiệp tư nhân chiếm tới 96,7%. Theo Thủ tướng, “doanh nghiệp tư nhân chiếm một vị thế gần như tuyệt đối về số lượng. Nhiều tập đoàn, tổng công ty tư nhân rất thành công mà quý vị là người đại diện hôm nay”.

Thủ tướng bày tỏ, không thể gặp hết các doanh nghiệp tư nhân vì lực lượng này rất đông, rất rộng trong khi thời gian eo hẹp và 14 doanh nghiệp dự tọa đàm hôm nay là đại diện cho các tập đoàn, tổng công ty lớn của kinh tế tư nhân nước ta.
 
“Có thể nói, các tập đoàn, tổng công ty tham dự hôm nay là những đơn vị thành công, bước đầu đóng góp vào sự phát triển của đất nước”, Thủ tướng chia sẻ và đặt vấn đề, trong tổng số 496.000 doanh nghiệp đang hoạt động mà tư nhân chiếm phần lớn thì doanh nghiệp vừa, lớn chỉ dưới 10.000, còn lại 486.000 là doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ. "Vậy phải làm sao để không phải chỉ có mười mấy người ngồi đây, không phải chỉ có dưới 10.000 doanh nghiệp mà phải có nhiều tập đoàn tư nhân ở Việt Nam lớn mạnh”.
 
Thủ tướng đặt vấn đề: Nút thắt của vấn đề này là cái gì? Cần phải giải quyết vướng mắc nào để kinh tế tư nhân phát triển. Có vấn đề gì đặt ra trong phát triển kinh tế tư nhân nước ta theo Nghị quyết Trung ương 5. Vì sao kinh tế tư nhân ở Việt Nam chưa phát triển mạnh? Môi trường kinh doanh hay thuế khóa, hay ở khâu đối xử? Nhà nước phải làm gì để kinh tế tư nhân phát triển tốt và Nhà nước phải làm gì trong giai đoạn hiện nay và bản thân doanh nghiệp phải làm gì?
Thủ tướng nhấn mạnh mục đích tọa đàm là hỏi và đáp, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các tập đoàn tư nhân một cách chân thành, với tinh thần nói thẳng, nói thật, trách nhiệm.

“Hôm nay chúng tôi nghe quý vị chính là để tiếp tục tháo gỡ, tạo ra khung pháp lý, môi trường kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phát triển đúng hướng, ngày càng có nhiều tập đoàn tư nhân lớn mạnh cùng với doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Thủ tướng nêu rõ./.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Hà Nội tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

09 Jul, 04:43 PM

Kinhtedothi - Tiếp tục kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, chiều 9/7, Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2025 đã được HĐND TP Hà Nội thông qua.

Chuyển đổi số - động lực đổi mới bộ máy Đảng, đoàn thể Hà Nội

Chuyển đổi số - động lực đổi mới bộ máy Đảng, đoàn thể Hà Nội

09 Jul, 03:00 PM

Kinhtedothi - Sáng 9/7, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong - Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số các cơ quan đảng, đoàn thể TP Hà Nội (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 204) chủ trì Hội nghị kết quả triển khai Đề án chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, đoàn thể Thành phố 6 tháng đầu năm 2025. Cùng dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Minh Hải và các thành viên Ban Chỉ đạo.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ