Thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ: Quyết liệt giảm chi phí cho doanh nghiệp
Kinhtedothi - Ngay ngày đầu năm 2021, Chính phủ đã ban hành hai Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhằm tiếp tục thực hiện quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Đến nay, các bộ ngành, địa phương… đều ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ.
Tin liên quan
Khẩn trương triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Cùng với phòng, chống, kiểm soát đại dịch Covid-19, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương, quyết liệt triển khai các chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết 01/NQ-CP, đặc biệt là các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua “cỗ xe tam mã” gồm đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng. Trong đó tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng hợp lý để ổn định kinh tế vĩ mô, kích thích tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2021, tăng trưởng tín dụng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt tín dụng trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tại kế hoạch hành động, Bộ Tài chính đã đề ra nhóm nhiệm vụ tiếp tục thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống đại dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới. Theo đó, Bộ Tài chính sẽ chủ động bố trí nguồn lực và triển khai các giải pháp phù hợp, kịp thời (trong đó có các giải pháp tín dụng tài chính, ngân sách Nhà nước, thuế, phí, lệ phí, giá…) để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN, người dân, người lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm, giảm sâu thu nhập do dịch Covid-19 và khôi phục sản xuất, kinh doanh, nhất là các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hàng không. Với Bộ KH&ĐT, theo dõi sát tình hình trong nước và quốc tế để kịp thời nắm bắt thông tin, chủ động phân tích, dự báo, xây dựng các kịch bản tăng trưởng, biện pháp để ứng phó hiệu quả những biến động. Trong khi đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển thị trường, kích cầu tiêu dùng hợp lý, hỗ trợ các DN xuất khẩu mở rộng thị trường đầu ra qua hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 để thúc đẩy quản lý theo chuỗi, tạo điều kiện thuận lợi truy xuất nguồn gốc.Ở góc độ địa phương, nhiều tỉnh, TP đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ. Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP, TP đã có chương trình hành động, xác định 25 chỉ tiêu chủ yếu và 6 vấn đề trọng tâm chỉ đạo, điều hành. 6 trọng tâm chỉ đạo điều hành năm 2021 được Hà Nội xác định bao gồm: Kiểm soát dịch bệnh Covid-19; phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng, cơ cấu lại các ngành kinh tế; xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phục vụ phát triển Thủ đô; tập trung xử lý các vấn đề quy hoạch; thúc giải ngân đầu tư công, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; giải quyết căn bản các vấn đề dân sinh bức xúc.TP tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát trển kinh tế; cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô dựa trên nền tảng khoa học, đổi mới và sáng tạo. TP cũng đặt mục tiêu hình thành, phát triển một số mô hình kinh tế mới: Kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm... Cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệpĐể tập trung phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng, đẩy nhanh cơ cấu lại các ngành kinh tế, Hà Nội tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua kiên trì các giải pháp nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cải thiện các chỉ số thành phần còn thấp: “Cạnh tranh bình đẳng”, “Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự", “Chi phí không chính thức", “Tiếp cận đất đai". Hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển DN tư nhân. Thực hiện đồng bộ các hoạt động hỗ trợ sản xuất kinh doanh: Hỗ trợ pháp lý, các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi (Chương trình kết nối Ngân hàng - DN), các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai, nhân lực, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, công nghiệp hỗ trợ, khuyến công, khuyến nông, sản xuất chế biến tiêu thụ nông sản.Còn tại TP Hồ Chí Minh, dự kiến sẽ hỗ trợ tín dụng với mức lãi suất 0% cho các DN khó khăn tại các nhóm ngành dịch vụ như lưu trú, ăn uống, du lịch, vận tải; ngành công nghiệp như dệt may, giày da, trang phục, chế biến gỗ, chế biến lương thực thực phẩm và DN có doanh thu sụt giảm lớn với kinh phí dự kiến hơn 4.000 tỷ đồng.Để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 02, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiếp tục thực hiện việc đánh giá độc lập và công bố báo cáo đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết, kịp thời đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Các bộ, ngành, địa phương đã chủ động xây dựng và ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết số 02, trong đó xác định cụ thể, đầy đủ các nhiệm vụ, gắn với trách nhiệm và thời hạn hoàn thành, nhất là đối với các bộ chỉ số mà nhiều năm chúng ta chưa có tiến bộ, còn nhiều dư địa để cải cách như: Đăng ký tài sản, giải quyết tranh chấp hợp đồng, giải quyết phá sản DN; có kế hoạch tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ để triển khai các dịch vụ công mức độ 3, 4 theo đúng yêu cầu của Nghị quyết; đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử và chính quyền điện tử, tận dụng thế mạnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tập trung chuyển đổi số trong nội khối cơ quan hành chính để tạo thuận lợi trong cung cấp dịch vụ công, tiết giảm chi phí cho người dân, DN.Nhìn lại giai đoạn 2016 - 2020, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM), TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, cải thiện môi trường kinh doanh là một điểm sáng ấn tượng về cải cách. Chính vì thế, đầu tư tư nhân luôn tăng trưởng ở mức từ 17 - 20% hàng năm, cao nhất trong các khu vực kinh tế. Thế nhưng, như thế là chưa đủ. Trọng tâm của năm 2021 phải là các chương trình phục hồi với những gói kích thích kinh tế (chứ không còn là hỗ trợ). Nói cách khác, chúng ta sẽ cần xúc tiến những lĩnh vực mới, huy động thêm nguồn lực để tạo ra môi trường kinh doanh năng động hơn. Đặc biệt, theo TS Nguyễn Đình Cung, cần khắc phục một nhược điểm cố hữu đã được “điểm mặt chỉ tên” từ lâu là chia sẻ thông tin và phối hợp thực hiện chính sách. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, những lĩnh vực đòi hỏi càng nhiều sự phối hợp thì kết quả càng có khoảng cách với kỳ vọng.
Kết quả 2020 đạt được góp phần quan trọng củng cố niềm tin của DN và người dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Việt Nam bước vào năm mới Tân Sửu 2021 trong một thời khắc đặc biệt nhất: Đất nước đang trong “thời chiến” – chống dịch như chống giặc, nhưng chúng ta có niềm tin vững chắc rằng, chúng ta nhất định sẽ kiểm soát được đại dịch Covid-19 và chúng ta sẽ chiến thắng.TS Nguyễn Minh Phong |
Chính phủ vẫn cần phải quyết liệt giảm chi phí cho DN. Bên cạnh những yếu tố chi phí ngắn hạn như giãn, giảm thuế, phí, lệ phí, cắt giảm phí giao thông… cần tính đến giảm chi phí dài hạn, ví dụ như lãi suất vay dài hạn.TS Nguyễn Đình Cung |
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
- Giá tiêu hôm nay 19/4: Tăng gấp rưỡi đầu năm, nông dân lãi một nhưng có doanh nghiệp lãi đến hai
- Giá cà phê hôm nay 19/4: Thế giới tăng trong sự thận trọng, trong nước hướng tới mốc 33 triệu đồng/tấn
- Xuất khẩu hàng hóa sang EU: Chinh phục thị trường bằng chất lượng
- Giá vàng hôm nay 18/4/2021: Giá vàng tuần tới tăng hay giảm?
-
[Tiếng dân] Ngẫm về các con số 85% và 15%
Kinhtedothi - Hiện nay, việc tiêu thụ các loại nông sản, thực phẩm sạch tại Hà Nội và các thành phố lớn tồn tại một n...XEM THÊM -
Giá tiêu hôm nay 18/4: Tiếp tục đi ngược thế giới, 2 kịch bản giá tiêu cho đến cuối năm
Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 18/4 trong khoảng 67.500 - 71.000 đồng/kg. Giá tiêu trong nước đi ngang sau 4 phiên gi...XEM THÊM -
Giá cà phê hôm nay 18/4: Tăng liên tiếp 2 tuần, thị trường trong nước hướng tới mốc 33.000 đồng/kg
Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 18/4 trong khoảng 31.800 - 32.700 đồng/kg. Giá cà phê tuần này tăng 200 - 300 đồng/kg.XEM THÊM -
Sóc Trăng: Giá hành tím lao dốc, nông dân… lao đao
Kinhtedothi - Nông dân ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đang “tím mặt” vì giá hành tím lao dốc không phanh liên tiế...XEM THÊM -
Giá thép xây dựng hôm nay 17/4: Các hãng thép nội địa đồng loạt tăng giá
Kinhtedothi - Các hãng thép nội địa đã điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm của mình, có những thương hiệu tăng mạnh, vượ...XEM THÊM -
Hà Nội xem xét việc tiêm vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục cho toàn bộ trâu, bò
Kinhtedothi - Trước diễn biến phức tạp của bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò, UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở NN&PTNT phối...XEM THÊM
-
Covid-19 thay đổi thói quen làm việc của người Việt
Kinhtedothi - Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) vừa công bố báo cáo tình hình lao động việc làm 3 tháng đầu năm 2021, trong đó nhấn mạnh dịch Covid-19 bùng phát lần thứ ba làm tăng đáng kể số lao động t...17-04-2021 12:36
-
Bộ Tài chính Mỹ khẳng định không đủ bằng chứng gán mác Việt Nam thao túng tiền tệ
Kinhtedothi - Ngày 17/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã có thông báo về nội dung báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ tháng 4/2021 về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại...17-04-2021 12:26
-
Giá vàng tiếp tục leo cao bất chấp kinh tế tăng trưởng ấn tượng
Kinhtedothi - Sáng nay (17/4), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh. Mặc dù cả 2 nền kinh tế lớn nhất, nhì thế giới có thông tin tăng trưởng ấn tượng, nhưng giới đầu tư vẫn lo ngại rủi ro gia tăng ...17-04-2021 09:38
-
Tỷ giá USD trên thị trường tiếp tục tăng
Kinhtedothi - Sáng nay (17/4), tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD đi ngang so với mức công bố trước. Tỷ giá USD tại thị trường tự do tiếp tục tăng, các ngân hàng thương cơ bản giữ giá.17-04-2021 09:38
-
Giá lợn hơi hôm nay 17/4/2021: Cả 3 miền biến động nhẹ
Kinhtedothi - Ghi nhận giá lợn hơi hôm nay 17/4, trên cả 3 miền biến động nhẹ so với hôm qua. Hiện giá lợn hơi được thu mua trong khoảng 71.000 - 76.000 đồng/kg.17-04-2021 07:57
- Thời tiết hôm nay 19/4: Hà Nội sáng có mưa rải rác, chiều hửng nắng
- Xuân Trường lập siêu phẩm giúp HAGL đánh bại Hà Nội FC tại vòng 10 V-League 2021
- Huyện Quốc Oai: Kiểm tra, khắc phục sự cố sạt lở đất làm sập nhà dân
- Giá vàng hôm nay 18/4/2021: Giá vàng tuần tới tăng hay giảm?
- Dự báo thời tiết 10 ngày: Hà Nội mưa rào và dông, Bắc Bộ khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá
- Đề nghị giữ nguyên mức học phí, giảm gánh nặng tài chính cho phụ huynh
- "Ba Vì - khám phá và trải nghiệm mới" sẽ là điểm nhấn ấn tượng cho du khách
- Đề xuất đóng bảo hiểm xã hội 15 năm được lĩnh lương hưu
- Hôm nay, Hà Nội chuyển lạnh, cảnh báo mưa lũ, sạt lở đất tại Bắc Bộ