Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thực hiện nghiêm kết luận của Thanh tra và có theo dõi, kiểm tra

Kinhtedothi - Theo Nghị định quy định việc thực hiện kết luận thanh tra vừa được Chính phủ ban hành, kết luận thanh tra phải được đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh.
Các sai phạm được xác định cụ thể, rõ ràng trong kết luận thanh tra phải được xử lý nhanh chóng, nghiêm minh; kiến nghị, yêu cầu trong kết luận thanh tra phải được xem xét, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Nội dung đang được thanh tra lại, nội dung kết luận thanh tra xin ý kiến chỉ đạo mà chưa có ý kiến chỉ đạo xử lý của người có thẩm quyền thì chưa bắt buộc phải thực hiện.

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tại kết luận thanh tra

Nghị định nêu rõ, sau khi nhận được kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện và tổ chức thực hiện kịp thời, đúng thời hạn và đầy đủ các nghĩa vụ đã được xác định rõ tại kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Trường hợp kết luận thanh tra có nhiều nội dung, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thì đối tượng thanh tra là cơ quan, tổ chức phải lập Kế hoạch thực hiện kết luận thanh tra.

Kế hoạch thực hiện kết luận thanh tra phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, lộ trình, thời gian, phương pháp thực hiện các nội dung trong kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, phân công rõ trách nhiệm thực hiện của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân.  Kế hoạch thực hiện kết luận thanh tra phải được gửi đến cơ quan ban hành kết luận thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện.  

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm kịp thời chỉ đạo, phân công cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nội dung quy định; đôn đốc đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

Bên cạnh đó, bảo đảm điều kiện, thực hiện các biện pháp theo thẩm quyền để đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ, kịp thời kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; tiến hành kiểm tra, thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý theo kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm trong việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra./.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Hà Nội tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

09 Jul, 04:43 PM

Kinhtedothi - Tiếp tục kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, chiều 9/7, Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2025 đã được HĐND TP Hà Nội thông qua.

Chuyển đổi số - động lực đổi mới bộ máy Đảng, đoàn thể Hà Nội

Chuyển đổi số - động lực đổi mới bộ máy Đảng, đoàn thể Hà Nội

09 Jul, 03:00 PM

Kinhtedothi - Sáng 9/7, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong - Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số các cơ quan đảng, đoàn thể TP Hà Nội (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 204) chủ trì Hội nghị kết quả triển khai Đề án chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, đoàn thể Thành phố 6 tháng đầu năm 2025. Cùng dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Minh Hải và các thành viên Ban Chỉ đạo.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ