80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thực hư thông tin 1 triệu USD sơn lại tàu Cát Linh- Hà Đông

Kinhtedothi - Gần đây, một số trang mạng và mạng xã hội xuất hiện thông tin cho rằng, Tổng thầu Trung Quốc đề nghị Ban Quản lý Đường sắt Hà Nội chi 1 triệu USD để sơn lại toa tàu vừa bị các đối tượng lạ mặt vẽ bậy lên.
Thậm chí, những thông tin này còn nêu rõ, yêu cầu của Tổng thầu Trung Quốc được đưa ra vào ngày 28/12/2017 và đưa ra thời hạn để hoàn thành việc sơn lại đoàn tàu bị vẽ bậy là từ ngày 5/1 đến 5/2/2018. Dù trong thông tin này đã ghi sai tên đơn vị quản lý dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông (Ban Quản lý Đường sắt Hà Nội là đại diện Chủ đầu tư của dự án Nhổn - ga Hà Nội) chứ không phải Dự án Đường sắt Đô thị Cát Linh – Hà Đông) thông tin bất ngờ trên cũng nhận được sự quan tâm của dư luận. 
  Phần bị vẽ bậy chỉ là lớp đề can dán bên ngoài vỏ tàu.
Trả lời về tính xác thực của thông tin trên, ngày 1/1/2018, ông Vũ Hồng Phương, quyền Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, hiện tại đơn vị chưa hề nhận được bất kì văn bản nào từ phía Tổng thầu Trung Quốc về việc yêu cầu chi 1 triệu USD để sơn lại tàu Cát Linh – Hà Đông vừa bị vẽ bậy.

Theo ông Phương, trách nhiệm và chi phí khôi phục lại màu sắc của đoàn tàu Cát Linh – Hà Đông bị vẽ bậy theo thiết kế ban đầu thuộc về phía Tổng thầu Trung Quốc chứ không phải của Ban Quản lý Dự án đường sắt. Ngoài ra, toa tàu bị vẽ bậy vừa qua được làm bằng inox và dán đề can bên ngoài màu xanh, nên hành vi vẽ sơn và làm xước toa tàu vừa qua là làm xước đề can dán chứ không phải nước sơn trực tiếp của tàu.

Ban Quản lý Dự án đường sắt cho biết, đã yêu cầu Tổng thầu Trung Quốc đưa nhà sản xuất đoàn tàu Cát Linh – Hà Đông sang Việt Nam nghiên cứu, tìm phương án khôi phục lại đoàn tàu vừa bị vẽ bậy. Đồng thời đơn vị này khẳng định, chi phí khôi phục lại màu sắc của đoàn tàu không đến 1 triệu USD.

Trước đó, như báo Kinh tế & Đô thị đã đưa tin, sáng 26/12/2017, Ban QLDA đường sắt nhận được thông tin từ Tổng thầu EPC về việc có đối tượng đột nhập vào công trường nhà ga Cát Linh và dùng sơn vẽ lên đoàn tàu đậu tại ga này. Ngay sau đó, Ban đã cử cán bộ ra kiểm tra thực tế hiện trường, đồng thời chỉ đạo Tổng thầu EPC báo cáo cụ thể sự việc tới cơ quan chức năng.

Hiện cơ quan chức năng đang điều tra, truy tìm đối tượng có hành vi vẽ bậy lên tàu Cát Linh – Hà Đông và Ban Quản lý Dự án đường sắt cũng đã có yêu cầu Tổng thầu Trung Quốc tức tăng cường công tác bảo vệ trên toàn công trường cũng như đề nghị các cơ quan chức năng địa phương hỗ trợ đơn vị đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, ngăn ngừa hiện tượng phá hoại tài sản công trình làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phú Thọ tăng tốc giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm sau sáp nhập

Phú Thọ tăng tốc giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm sau sáp nhập

25 Jul, 11:41 AM

Kinhtedothi - Ngay sau khi hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình, tỉnh Phú Thọ mới đã khẩn trương ổn định tổ chức bộ máy, đồng thời tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm không để gián đoạn các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án trọng điểm, tạo đà cho giai đoạn phát triển mới.

Tăng tốc áp dụng BIM trong đấu thầu xây dựng

Tăng tốc áp dụng BIM trong đấu thầu xây dựng

25 Jul, 06:02 AM

Kinhtedothi - Việc áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong các dự án xây dựng tại Việt Nam đã được quy định tương đối đồng bộ trong hệ thống pháp lý hiện hành. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai đang gặp nhiều rào cản, đặc biệt trong giai đoạn đấu thầu và thi công, ngành xây dựng cần một sự thay đổi toàn diện về tư duy, hành lang pháp lý và cách tiếp cận quản lý dự án.

Thi công nhà dưới 1 tỷ đồng: dễ hay khó?

Thi công nhà dưới 1 tỷ đồng: dễ hay khó?

20 Jul, 09:43 AM

Kinhtedothi - Giá vật liệu, nhân công, đất đai cùng tăng chóng mặt khiến mục tiêu “xây nhà dưới 1 tỷ đồng” ngày càng trở nên xa vời, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội. Tuy nhiên, vẫn có những mô hình nhà ở giá rẻ, tiết kiệm năng lượng được triển khai nhờ cách tiếp cận thông minh về thiết kế, công năng và công nghệ xây dựng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ