Thương chiến Mỹ - Trung: Việt Nam được và mất gì?
Kinhtedothi - Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa đi đến hồi kết. Không chỉ gây thiệt hại nặng nề đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới còn làm dấy lên những lo ngại về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2019.
Tin liên quan
-
Mỹ-Trung căng thẳng thương mại, CPTPP sẽ càng tỏ rõ vai trò?
- Lỡ hạn chót 1/3, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ biến năm 2019 thành viễn cảnh tồi tệ ra sao?
- "ASEAN cần linh hoạt trong bối cảnh Mỹ-Trung căng thẳng"
- Chứng khoán châu Á giảm điểm do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang
- Đàm phán "dậm chân tại chỗ", cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khó hạ nhiệt
- Mỹ-Trung kết thúc đàm phán không đạt đột phá, tiếp tục leo thang căng thẳng
Tác động hai chiều
Mỹ và Trung Quốc sẽ tìm được điểm dừng trong cuộc chiến thương mại này, song dù với kịch bản nào, cả hai bên, và cả các nền kinh tế liên quan, đều sẽ chịu nhiều tổn thất. Việt Nam hiện là nền kinh tế có độ mở (tính bằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa/GDP) đứng thứ 7 trên thế giới. Năm 2018, tổng kim ngạch xuất và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đã lên tới 208,6% GDP.
Mỹ và Trung Quốc sẽ tìm được điểm dừng trong cuộc chiến thương mại này, song dù với kịch bản nào, cả hai bên, và cả các nền kinh tế liên quan, đều sẽ chịu nhiều tổn thất. Việt Nam hiện là nền kinh tế có độ mở (tính bằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa/GDP) đứng thứ 7 trên thế giới. Năm 2018, tổng kim ngạch xuất và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đã lên tới 208,6% GDP.
Thêm vào đó, Mỹ và Trung Quốc là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tính đến hết tháng 11/2018, Mỹ chiếm 20% và Trung Quốc 17% tổng xuất khẩu của Việt Nam. Vì cơ cấu đó, năm 2019 Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ở cả phương diện 2 chiều tích cực lẫn tiêu cực.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chính thức bùng nổ ngày 6/7 khi 2 bên công bố áp thuế lên hàng hóa của nhau. Đợt áp thuế đầu tiên là vào đầu tháng 7/2018 với giá trị hàng hóa 34 tỷ USD. Các mặt hàng chịu thuế chủ yếu là hàng trung gian như máy móc cơ khí, máy móc thiết bị điện và điện tử, còn hàng tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 1%. Ngay cả trong đợt 2, khi Mỹ quyết định thuế với thuế suất 25% lên 16 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, các sản phẩm cũng tương tự như đợt 1. Thống kê cho thấy, những dòng sản phẩm tương tự của
Việt Nam là 279, tính theo kim ngạch năm 2017 chỉ vào khoảng 3,2 tỷ USD.
Khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang vào ngày 24/9/2018, chính quyền Mỹ quyết định áp thuế với thuế suất thêm 10% đánh vào hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm khoảng 5.800 dòng sản phẩm với các mặt hàng tiêu dùng như đồ nội thất, vali - túi xách, thủy sản và nông sản. Đến nay cả 3 đợt, giá trị hàng Trung Quốc chịu thuế trừng phạt của Mỹ là 250 tỷ USD, gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ.
Về nông sản, trong đợt 1 và 2, hàng nông sản không xuất hiện trong danh mục đánh thuế trừng phạt của Mỹ. Trong 200 tỷ USD giá trị hàng Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế thêm 10% vào đợt 3, nông sản, thủy sản và lương thực thực phẩm chế biến chỉ có giá trị 5,3 tỷ USD, chiếm 2,7%. Chiều ngược lại, phía Trung Quốc, trong đợt 3, trong 60 tỷ USD hàng nhập từ Mỹ mà Trung Quốc áp thuế từ 5 - 10%, nông sản quan trọng là bột coca và rau quả đông lạnh. Cộng cả 3 đợt, hầu như tất cả nông sản Mỹ xuất sang Trung Quốc đều chịu thuế trả đũa.
Đối với Việt Nam, khi thuế trừng phạt đợt 3 có hiệu lực, nông thủy sản là nhóm hàng quan trọng chịu ảnh hưởng. Trong 13 tỷ USD tất cả các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tương tự như hàng Trung Quốc chịu thuế 10%, nông sản và thủy sản (kể cả sản phẩm chế biến) có giá trị 2,9 tỷ USD, chiếm tới 22,1%, chỉ đứng sau hàng nội thất. Trong cả gói trừng phạt, cà phê và hồ tiêu không có trong danh mục Mỹ trừng phạt Trung Quốc. Vì vậy, cho tới thời điểm này, 2 mặt hàng này không chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại. Bên cạnh đó, trước mắt, các DN Việt Nam xuất khẩu nội thất, thủy sản, vali – túi xách, linh kiện điện, điện tử sang Mỹ sẽ hưởng lợi khi cạnh tranh với hàng Trung Quốc ở thị trường Mỹ.
Nhưng cũng chính những nhóm sản phẩm này khi tiêu thụ ở thị trường trong nước sẽ gặp khó khăn do hàng Trung Quốc không xuất được sang Mỹ sẽ tràn vào Việt Nam. Thách thức đặt ra cho cơ quan quản lý Việt Nam là cần quản lý chặt, tránh hiện tượng hàng Trung Quốc “mượn” Việt Nam như một nước trung chuyển để tìm đường xuất khẩu sang Mỹ, đặc biệt ở các mặt hàng sắt thép, đồ gỗ nội thất.
Thúc đẩy cải cách
Trước diễn biến khó lường của cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc, các nước đang phát triển như Việt Nam phải có những hành động thận trọng. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo, chiến tranh thương mại toàn diện sẽ khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm 0,8% vào năm 2020. Về dài hạn, tăng trưởng sẽ giảm 0,4% so với các dự báo ban đầu không tính đến căng thẳng thương mại. Tại Việt Nam, dự báo chiến tranh thương mại sẽ làm giảm GDP trung bình 0,03 - 0,12% trong 5 năm tới, ước khoảng 6.000 tỷ đồng/năm.
Việt Nam cần tiếp tục cập nhật để đánh giá tác động xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc. Đây cũng có thể xem là cơ hội cho Việt Nam đẩy nhanh tiến trình cải cách, củng cố hệ thống tài chính, cổ phần hóa DN nhà nước, tự do hóa tài khoản vốn, tăng cường minh bạch, cũng như đầu tư mạnh vào nguồn nhân lực để thúc đẩy xu hướng khởi nghiệp. Tiếp tục cải thiện thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và tăng tốc quá trình tái cấu trúc ngành công thương. Ngoài ra, Việt Nam cũng nên tập trung vào triển khai Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Nhiều khả năng hai hiệp định này sẽ mang đến sức sống mới cho Luật Bảo vệ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Dù CPTPP đã cắt giảm một số điều so với TPP liên quan đến bảo vệ sở hữu trí tuệ, hiệp định này vẫn sẽ thiết lập một khung pháp lý chung cho khu vực, có sức mạnh tương đương với những bộ luật bảo vệ sở hữu trí tuệ tiên tiến hiện tại. Chiến tranh thương mại có thể khiến tăng tốc quá trình giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc khi mà chi phí nhân công và các ưu đãi về thuế đang dần biến mất. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể sẽ còn hưởng lợi nếu biết cách “xoay sở” thúc đẩy thương mại tự do với châu Âu, Nhật Bản và các nước ASEAN.
Điều đáng lo là nếu chiến tranh thương mại leo thang, đồng Nhân dân tệ có thể sẽ tiếp tục mất giá thêm nữa, và trong khi nếu VND vẫn giữ ổn định với USD thì hàng Trung Quốc đã rẻ sẽ còn rẻ hơn, hàng Việt sẽ đắt hơn và không cạnh tranh nổi. Với dự trữ trên 63 tỷ USD hiện nay, NHNN hoàn toàn có thể can thiệp mạnh để ổn định tỷ giá song NHNN liên tục phải bám sát tình hình, dựa theo tín hiệu thị trường và căn cứ vào những tác động từ bên ngoài. Chính sách tỷ giá nên theo hướng không để VND lên giá hay xuống giá quá nhiều so với mức bình quân của 8 đồng tiền là các đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam (USD, EUR, Nhân dân tệ, Yên Nhật, Won Hàn Quốc, Đô la Đài Loan, Đô la Singpore và Baht Thái Lan).
Ngân hàng Standard Chartered đặt giả thiết nếu cuộc chiến thương mại làm ngưng hoạt động xuất khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng 1% GDP. |
Khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang vào ngày 24/9/2018, chính quyền Mỹ quyết định áp thuế với thuế suất thêm 10% đánh vào hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm khoảng 5.800 dòng sản phẩm với các mặt hàng tiêu dùng như đồ nội thất, vali - túi xách, thủy sản và nông sản. Đến nay cả 3 đợt, giá trị hàng Trung Quốc chịu thuế trừng phạt của Mỹ là 250 tỷ USD, gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ.
Về nông sản, trong đợt 1 và 2, hàng nông sản không xuất hiện trong danh mục đánh thuế trừng phạt của Mỹ. Trong 200 tỷ USD giá trị hàng Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế thêm 10% vào đợt 3, nông sản, thủy sản và lương thực thực phẩm chế biến chỉ có giá trị 5,3 tỷ USD, chiếm 2,7%. Chiều ngược lại, phía Trung Quốc, trong đợt 3, trong 60 tỷ USD hàng nhập từ Mỹ mà Trung Quốc áp thuế từ 5 - 10%, nông sản quan trọng là bột coca và rau quả đông lạnh. Cộng cả 3 đợt, hầu như tất cả nông sản Mỹ xuất sang Trung Quốc đều chịu thuế trả đũa.
Đối với Việt Nam, khi thuế trừng phạt đợt 3 có hiệu lực, nông thủy sản là nhóm hàng quan trọng chịu ảnh hưởng. Trong 13 tỷ USD tất cả các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tương tự như hàng Trung Quốc chịu thuế 10%, nông sản và thủy sản (kể cả sản phẩm chế biến) có giá trị 2,9 tỷ USD, chiếm tới 22,1%, chỉ đứng sau hàng nội thất. Trong cả gói trừng phạt, cà phê và hồ tiêu không có trong danh mục Mỹ trừng phạt Trung Quốc. Vì vậy, cho tới thời điểm này, 2 mặt hàng này không chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại. Bên cạnh đó, trước mắt, các DN Việt Nam xuất khẩu nội thất, thủy sản, vali – túi xách, linh kiện điện, điện tử sang Mỹ sẽ hưởng lợi khi cạnh tranh với hàng Trung Quốc ở thị trường Mỹ.
Nhưng cũng chính những nhóm sản phẩm này khi tiêu thụ ở thị trường trong nước sẽ gặp khó khăn do hàng Trung Quốc không xuất được sang Mỹ sẽ tràn vào Việt Nam. Thách thức đặt ra cho cơ quan quản lý Việt Nam là cần quản lý chặt, tránh hiện tượng hàng Trung Quốc “mượn” Việt Nam như một nước trung chuyển để tìm đường xuất khẩu sang Mỹ, đặc biệt ở các mặt hàng sắt thép, đồ gỗ nội thất.
Thúc đẩy cải cách
Trước diễn biến khó lường của cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc, các nước đang phát triển như Việt Nam phải có những hành động thận trọng. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo, chiến tranh thương mại toàn diện sẽ khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm 0,8% vào năm 2020. Về dài hạn, tăng trưởng sẽ giảm 0,4% so với các dự báo ban đầu không tính đến căng thẳng thương mại. Tại Việt Nam, dự báo chiến tranh thương mại sẽ làm giảm GDP trung bình 0,03 - 0,12% trong 5 năm tới, ước khoảng 6.000 tỷ đồng/năm.
Việt Nam cần tiếp tục cập nhật để đánh giá tác động xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc. Đây cũng có thể xem là cơ hội cho Việt Nam đẩy nhanh tiến trình cải cách, củng cố hệ thống tài chính, cổ phần hóa DN nhà nước, tự do hóa tài khoản vốn, tăng cường minh bạch, cũng như đầu tư mạnh vào nguồn nhân lực để thúc đẩy xu hướng khởi nghiệp. Tiếp tục cải thiện thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và tăng tốc quá trình tái cấu trúc ngành công thương. Ngoài ra, Việt Nam cũng nên tập trung vào triển khai Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Nhiều khả năng hai hiệp định này sẽ mang đến sức sống mới cho Luật Bảo vệ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Dù CPTPP đã cắt giảm một số điều so với TPP liên quan đến bảo vệ sở hữu trí tuệ, hiệp định này vẫn sẽ thiết lập một khung pháp lý chung cho khu vực, có sức mạnh tương đương với những bộ luật bảo vệ sở hữu trí tuệ tiên tiến hiện tại. Chiến tranh thương mại có thể khiến tăng tốc quá trình giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc khi mà chi phí nhân công và các ưu đãi về thuế đang dần biến mất. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể sẽ còn hưởng lợi nếu biết cách “xoay sở” thúc đẩy thương mại tự do với châu Âu, Nhật Bản và các nước ASEAN.
Điều đáng lo là nếu chiến tranh thương mại leo thang, đồng Nhân dân tệ có thể sẽ tiếp tục mất giá thêm nữa, và trong khi nếu VND vẫn giữ ổn định với USD thì hàng Trung Quốc đã rẻ sẽ còn rẻ hơn, hàng Việt sẽ đắt hơn và không cạnh tranh nổi. Với dự trữ trên 63 tỷ USD hiện nay, NHNN hoàn toàn có thể can thiệp mạnh để ổn định tỷ giá song NHNN liên tục phải bám sát tình hình, dựa theo tín hiệu thị trường và căn cứ vào những tác động từ bên ngoài. Chính sách tỷ giá nên theo hướng không để VND lên giá hay xuống giá quá nhiều so với mức bình quân của 8 đồng tiền là các đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam (USD, EUR, Nhân dân tệ, Yên Nhật, Won Hàn Quốc, Đô la Đài Loan, Đô la Singpore và Baht Thái Lan).
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Rò rỉ vấn đề Mỹ "ép" Trung Quốc tại đàm phán thương mại
Kinhtedothi - Các cuộc đối thoại đã được nối lại vào hôm 19/2 tại Washington và dự kiến kéo dài đến thứ 6 tuần này ...XEM THÊM -
Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi: Vụ bắt giữ CFO Mạnh Vãn Chu “mang động cơ chính trị”
Kinhtedothi - Ngày 19/2, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi lên tiếng phản đối yêu cầu của Mỹ đòi dẫn độ bà Mạnh Vãn...XEM THÊM -
Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai: Tại sao lại ở Việt Nam?
Kinhtedothi - Đó là một trong số nhiều câu hỏi xoay quay hội nghị thượng đỉnhTrump-Kim lần 2 dự kiến diễn ra tại Hà N...XEM THÊM -
Điện Kremlin: Các nước muốn cứu Syria phải hợp tác với Tổng thống Assad
Kinhtedothi - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã nhiều lần tuyên bố rằng ông không thể hợp tác với Tổng th...XEM THÊM -
Mỹ - Trung nối lại vòng đàm phán thương mại mới tại Washington
Kinhtedothi - Một vòng đàm phán mới giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm giải quyết cuộc chiến thương mại sẽ bắt đầu ở Washingt...XEM THÊM -
Trận cũ chưa xong đã nhằm trận mới
Kinhtedothi - 2 sự kiện với thành phần tham dự khác nhau, ở 2 nơi khác nhau nhưng diễn ra vào cùng thời điểm và với c...XEM THÊM
-
Nga phản ứng thế nào khi EU sắp thông qua các biện pháp trừng phạt mới?
Kinhtedothi - Ngày 18/2, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thuộc Duma quốc gia (Hạ viện) Nga Leonid Slutsky nói rằng, Mỹ đứng đằng sau quyết định của EU áp đặt các biện pháp trừng phạt mới chống Nga.19-02-2019 13:25
-
Chùm ảnh đầm phá Venice hóa vùng đất quý tộc châu Âu thế kỷ 18
Kinhtedothi - Lễ hội Carnival thường niên đã được khởi động tại thánh địa du lịch Italia năm nay với phong cách xa hoa thường thấy.19-02-2019 11:32
-
Chứng khoán thế giới tăng mạnh nhờ lạc quan về đàm phán thương mại Mỹ - Trung
Kinhtedothi - Thị trường chứng khoán Á - Âu đồng loạt tăng mạnh do được hỗ trợ từ kỳ vọng về tiến bộ trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung và biện pháp kích cầu từ các ngân hàng trung ương.19-02-2019 10:38
-
Đúng Ngày của Tổng thống, 16 tiểu bang kiện chính quyền Trump
Kinhtedothi - Ngay cả trước khi vụ kiện được đệ trình, nhiều chuyên gia pháp lý đã cảnh báo về loạt thách thức pháp lý một khi tình trạng khẩn cấp quốc gia được ban bố.19-02-2019 09:56
-
Triều Tiên học mô hình kinh tế Việt Nam: Trọng tâm thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2?
Kinhtedothi - Đó là nhận định của giới chuyên gia trước khả năng ông Kim Jong-un tới thăm một nhà máy sản xuất tại Việt Nam.19-02-2019 09:29
- Ngày 2/3 sẽ trao giải cuộc thi “Vì An toàn giao thông Thủ đô năm 2018” trên Internet
- Những hình ảnh ấn tượng trong ngày hội tòng quân 2019 tại Thủ đô
- Vụ giết hại nữ sinh Điện Biên: Thủ tướng yêu cầu áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất
- Tổng thống Argentina: Có hơn 100 triệu điện thoại sản xuất tại Việt Nam được bán tại Argentina
- Các tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc mong muốn mở rộng hợp tác đầu tư tại Việt Nam
- Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ khởi sắc, đạt hơn 5 tỷ USD
- Tiếp tục điều tra bổ sung vụ đường dây bán dâm có Á hậu và MC
- Cao tốc Long Thành - Dầu Giây thu 3,3 tỷ đồng trong ngày đầu kiểm tra
- Bộ Văn hóa ra văn bản chấn chỉnh hiện tượng biến tướng của nghi lễ dâng sao giải hạn