Tiễn ông Công, ông Táo về trời: Phong tục biến chuyển theo thời gian
Kinhtedothi - Hôm nay (4/2), ngày 23 tháng Chạp âm lịch, theo phong tục truyền thống của người Việt Nam là ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời.
Tin liên quan
-
Nhộn nhịp thị trường đồ cúng ông Công, ông Táo
- Tục cúng ông Công ông Táo ở 3 miền khác nhau như thế nào?
- Bài cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- [Ảnh] Chợ cá lớn nhất Hà Nội tấp nập buôn bán trước ngày ông Công ông Táo
- Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ và đơn giản nhất
Trong lịch sử ngàn năm, phong tục này đã có nhiều biến chuyển, phù hợp với lối sống thời hiện tại.
Xu hướng làm lễ sớmNếu như trước đây, nhiều người quan niệm ngày tiễn ông Công ông Táo phải là ngày 23 tháng Chạp, thì nhiều năm trở lại đây, các gia đình đã linh hoạt thời gian làm lễ cúng. Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Giao hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam cho biết, nhiều Phật tử đến bày tỏ với ông gia đình họ tổ chức cúng lễ ông Công, ông Táo ngay sau ngày rằm tháng Chạp. Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị ở các chợ Đông Hồ (Đống Đa), Hàng Mã và chợ Hàng Bè (Hoàn Kiếm), đồ lễ cúng ông Công ông Táo đã tiêu thụ tấp nập từ hơn một tuần nay; cao điểm từ ngày 30/1 - 4/2/2021 (tức ngày 18 - 23 tháng Chạp năm Canh Tý).
Theo chủ cửa hàng bán đồ mã Minh Nga (phố Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội), giá cả các đồ hàng mã không có nhiều sự biến động so với mọi năm và so với những ngày thường. Giá bộ vàng mã cúng ông Công, ông Táo dao động từ 35.000 - 200.000 đồng/bộ tùy chất liệu và kích cỡ; quần áo từ 10.000 - 25.000 đồng/bộ; ngựa từ 20.000 - 80.000 đồng/con tùy loại; tiền vàng, thỏi vàng thần tài có giá khoảng 25.000 đồng…
Ngoài đồ vàng mã, cá chép thì mâm cỗ cúng Tết ông Công, ông Táo cũng được nhiều gia đình coi trọng, do vậy, các mặt hàng như gà, xôi, hoa quả cũng khá đắt hàng. Cụ thể, giá gà cúng từ 220.000 - 300.000 đồng/con, giá xôi từ 20.000 – 50.000 đồng/đĩa. Ngoài ra, dịch vụ đặt mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo cũng đã xuất hiện theo nhu cầu, giá một mâm cỗ dao động từ 1.200.000 - 1.600.000 đồng.GS Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian bày tỏ: Phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta không phải là một hủ tục mê tín dị đoan. Đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.Tín ngưỡng này thờ cúng các vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi gia đình, theo dõi những việc làm tốt của gia chủ.
Ngày nay, dù lễ cúng, hiện vật bày cúng, thời gian cúng có nhiều thay đổi nhưng về cơ bản tín ngưỡng này giàu ý nghĩa nhân văn, hướng con người tích cực làm việc tốt, sống lương thiện nên GS Trần Lâm Biền cho rằng người Việt cần tiếp tục được duy trì. “Sau khi tiễn ông Táo về trời, các gia đình sẽ tiến hành dọn dẹp, lau rửa lại ban thờ, rút tỉa chân hương bát nhang để đảm bảo không gian thờ cúng thanh tịnh, sạch sẽ nhất cho ông Công, ông Táo trở về vào đêm 30” - GS Trần Lâm Biền phân tích.
Thả cá chép văn minhMột trong những nghi thức cúng ông Công, ông Táo của người miền Bắc là tục cúng và thả cá chép. Lý giải điều này, GS Nguyễn Chí Bền cho biết, trong tâm thức dân gian, cá chép sẽ hóa thành rồng, sau đó rồng sẽ bay được lên trời. Vì thế, cá chép là “phương tiện” duy nhất giúp Táo quân lên trời. Tuy nhiên, tục lễ cúng cá chép này thường chỉ diễn ra chủ yếu ở miền Bắc, người miền Trung hay thay cá chép bằng ngựa giấy, còn người miền Nam thì đơn giản hơn nữa khi thay bằng đôi hia.Ghi nhận ở Hà Nội, những điểm thả cá chép quen thuộc của người dân là Hồ Tây, Hồ Gươm, cầu Long Biên. Những năm trước, sau những ngày cúng ông Công, ông Táo, toàn bộ không gian một góc hồ, sông sẽ bị ô nhiễm nặng vì tình trạng túi nilon vứt bừa bãi, tro, bát hương, bàn thờ trôi bập bềnh trên mặt nước. Tuy nhiên, từ năm 2020, rất nhiều nhóm tình nguyện viên như nhóm Cá chép, nhóm Việt Lộc… cắt cử thành viên đứng ở các vị trí chính để nhắc nhở và hỗ trợ người dân để đồ vào đúng nơi quy định. Chi hội phụ nữ các phường cũng tăng cường nhắc nhở hội viên.
Cô Đỗ Xuân Hoa - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ số 8 phường Bưởi (quận Tây Hồ) cho biết, tại những bậc dẫn xuống Hồ Tây đều có người của Hội trực để nhắc nhở người dân vứt túi nilon đúng nơi quy định, cùng với đó là tuyên truyền về việc không vứt tro, bát hương, bàn thờ... xuống hồ. Đa phần người dân năm nay đã ý thức trong việc thả cá chép, họ tự tay bắt cá thả xuống hồ sau đó thu lại túi, vứt đúng nơi quy định. Những hành động này đã giúp nét đẹp của phong tục thêm ý nghĩa.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
[Thông điệp từ lịch sử] Lương Văn Can - nhà kinh tế học tiên phong
Kinhtedothi - Lương Văn Can (1854 - 1927), Thục trưởng Đông Kinh Nghĩa Thục (1907), thủ lĩnh của phong trào Nghĩa thụ...XEM THÊM -
Chung kết ngược trên sân Thống Nhất
Kinhtedothi- Các đội V.League đang thi nhau tăng tốc để về đích, một vòng đấu mà có thể làm bay vài chiếc ghế HLV tr...XEM THÊM -
“Hồ sơ cá sấu” tập 38 (tập cuối): Hồi hộp đến phút cuối
Kinhtedothi – Trong lúc mang tiền đi thuyết phục kẻ gây tại nạn, đâm chồng mình đầu thú, Nguyệt đã bị bắt cóc. XEM THÊM -
ĐTQG Việt Nam vươn lên vị trí thứ 92 thế giới, vị trí tốt thứ 2 trong lịch sử
Kinhtedothi - ĐTQG Việt Nam có vị trí tốt thứ 2 trong lịch sử kể từ khi được FIFA xếp hạng khi đã tăng 1 bậc để vươn ...XEM THÊM -
Dệt hồn áo dài từ sợi tầm gai
Kinhtedothi - Ngày 9/4, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, sự kiện “Áo dài của chúng ta” sẽ giới thiệu công chúng Thủ đô 15...XEM THÊM -
Bảng xếp hạng bóng đá sau vòng 8 V-League 2021
Kinhtedothi - Với việc đánh bại SHB Đà Nẵng, HAGL tiếp tục đứng nhất bảng xếp hạng sau vòng 8. Trong khi đó, Sài Gòn ...XEM THÊM
-
HAGL bay cao, Sài Gòn, Hải Phòng rơi tự do
Kinhtedothi-Ông bầu trẻ tuổi họ Đỗ đã đích thân căn dặn cầu thủ Hà Nội thi đấu cần thận nhưng Đức Huy vẫn phải nhận thẻ đỏ rời sân trận derby Thủ đô. Một vòng đấu mà nếu như Sài Gòn FC đang gây thấ...08-04-2021 22:31
-
“Trở về giữa yêu thương” phần 2, tập 34: Bị lừa tiền, bà Dung trút giận lên Thu
Kinhtedothi – Bị kẻ gian lừa mất trắng số tiền đầu tư vào đất đai, bà Thu đổ bệnh và trút mọi cơn giận lên Thu.08-04-2021 22:09
-
HLV trưởng Kiatisak: "Đá đẹp mà không có 3 điểm là không đẹp hẳn"
Kinhtedothi - Theo HLV Kiatisak, HAGL và cá nhân ông luôn để cao việc xây dựng lối đá đẹp lên hàng đầu. Tuy nhiên, HLV người Thái Lan cho rằng đá đẹp cần phải có 3 điểm.08-04-2021 19:40
-
Văn Toàn và Công Phượng toả sáng, HAGL đòi lại ngôi nhất bảng từ Than Quảng Ninh
Kinhtedothi - Văn Toàn và Công Phượng ghi bàn trong trận đấu với SHB Đà Nẵng tại vòng 8 V-League 2021, HAGL đã đòi lại vị trí nhất bảng của Than Quảng Ninh.08-04-2021 19:19
-
Hé lộ nhiều cảnh quay hậu trường của “Hướng dương ngược nắng” tập 52
Kinhtedothi – Mới đây, ê kíp làm phim đã chia sẻ hậu trường đoạn thoại Minh và Châu hóa giải hiểu lầm tại vườn trúc, hứa hẹn sẽ xuất hiện trong tập 52 (phần 2 tập 22) phim ...08-04-2021 14:20
- Công an TP Hà Nội thông tin về thay đổi địa điểm cấp căn cước công dân
- Luật sư Đào Ngọc Chuyền giữ chức Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội
- 16 nhà đất công sản khu vực đắc địa ở Quảng Ngãi sắp được đấu giá
- 9 bệnh nhân nhập cảnh mắc Covid-19 được cách ly tại Kiên Giang
- Tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép trên bãi sông Hồng: Không mạnh tay sẽ nhiều hệ lụy
- 11 dự án nhà ở thương mại tại Đà Nẵng được phép bán, cho thuê, thuê mua
- Khẩn trương, chủ động để chuẩn bị triển khai quản lý theo mô hình chính quyền đô thị
- Ô tô “điên” gây tai nạn kinh hoàng ở Quảng Nam: Tài xế sử dụng rượu bia
- Đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội: “Quái thú” đào ngầm chạy thử an toàn