[Tiếng dân] Nỗi lo “lạm phát” sân bay

Nguyễn An Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận về việc bổ sung lập quy hoạch cảng hàng không dân dụng Thành Sơn. Ninh Thuận chỉ là một trong số nhiều tỉnh thời gian qua đã đề xuất thay đổi công năng sân bay quân sự thành dân dụng hoặc xây mới sân bay.

Sân bay này nằm ở thành phố Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận) có diện tích khoảng 20km. Nếu được quy hoạch đón khách nội địa, Ninh Thuận sẽ nâng cấp để sân bay đạt tiêu chuẩn 4C của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO, đón được tàu bay Fokker70, ATR72, Airbus 321 hoặc tương đương, khai thác các đường bay thương mại tới Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng.
Trước đó, Hà Tĩnh và Cao Bằng cũng đã có văn bản đề nghị Thủ tướng, Bộ GTVT đưa sân bay Cao Bằng vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sân bay Hà Tĩnh được đề xuất có diện tích từ 300 - 450ha tại hai huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên, dự kiến khai thác đường bay đến Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Phú Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Năng lực khai thác đến năm 2030 đạt 500.000 hành khách mỗi năm, đến năm 2050 đạt 2 triệu hành khách.

Ngoài ra, Bộ GTVT còn nhận được kiến nghị của một số địa phương đề xuất chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng quốc tế như Liên Khương (Đà Lạt), Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Phù Cát (Bình Định), Tuy Hòa (Phú Yên).

Biết chuyện, ông Biết Tuốt cầm tờ báo đọc to: “Trong tổng số 23 sân bay hiện nay, chỉ 6 sân bay do nhà nước quản lý (sân bay Vân Đồn do tư nhân quản lý) có lãi gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh (Khánh Hòa), Liên Khương (Lâm Đồng), Phú Bài (Thừa Thiên - Huế), trong khi hàng loạt sân bay khác vẫn lỗ, vắng khách và việc xây sân bay hết sức tốn kém”.

Cậu sinh viên Giao thông cho hay:

-“Hiện ở Việt Nam mật độ mới đạt 16.000 km2/ cảng hàng không là mức trung bình so với các nước trong khu vực, theo quy hoạch đến năm 2020, chúng ta sẽ có 28 cảng hàng không. Việc lỗ, lãi không tính toán riêng cho từng sân bay mà phải nhìn tổng thể trong phát triển kinh tế của cả địa phương, cả vùng và cả nước”.

Bà Hải Tươi vốn đi Tây, đi tàu nhiều nên khẳng định: “Không hiểu sao các tỉnh chúng ta cứ thích xây sân bay hoành tráng, chả tính toán đến hiệu quả, trong khi một số nước Úc, Nga, thị trường hàng không chung với các loại máy bay nhỏ như máy bay cánh bằng, trực thăng…lại đang phát triển rất mạnh”.

Đúng thế, PGS.TS Lê Quân (Đại học GTVT Hà Nội) cho rằng: “Việt Nam nên nghiên cứu phát triển mạng lưới sân bay nhỏ với đường băng ngắn, dành cho những máy bay nhỏ dưới 20 chỗ ngồi phục vụ cho cứu thương, an ninh quốc phòng và những cá nhân có nhu cầu đặc biệt hoặc phục vụ du lịch. Những máy bay này khai thác tầm bay thấp giữa các địa phương. Chúng ta có thể tận dụng sân bay quân sự cũ mà đầu tư không quá nhiều, hiệu quả tức thì”.

-“Theo thầy giáo, có phải trong khi sân bay Tân Sơn nhất và Nội Bài đang quá tải thì cần có chính sách khuyến khích phát triển các hãng hàng không khai thác dạng máy bay nhỏ phù hợp với sân bay địa phương”, ông Biết Tuốt hỏi lại.

- Đúng rồi, Việt Nam quyết định đẩy mạnh hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế là cần thiết nhưng không nhất thiết là phải xây dựng và mở rộng thêm các sân bay nội địa - ông PSG.TS khẳng định.

Lâu nay, trên thế giới khoảng cách giữa hai sân bay gần nhau thường là 200km, thì sân bay mới hoạt động hiệu quả. Không hiểu sao giữa sân bay Phú Bài tới Đông Hà (Quảng Trị) chỉ khoảng 85km mà người ta cũng đề xuất xây sân bay, lạ quá đi mất!

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần