Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tiêu hủy gần 10.000 gia súc, gia cầm mắc dịch bệnh

Kinhtedothi - Đây là thông tin được Bộ NN&PTNT đưa ra tại hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn các tỉnh phía Bắc, tổ chức sáng 15/2. Theo đó, tổng số gia súc, gia cầm bị tiêu hủy nêu trên chỉ tính từ ngày 1/1 - 14/2/2019.
Quang cảnh hội nghị
Cụ thể, từ đầu năm 2019 đến nay, bệnh cúm gia cầm đã xảy ra tại hai tỉnh Quảng Ngãi, Khánh Hòa. Tổng số gia cầm phải tiêu hủy là 8.875 con. Hiện nay, cả nước vẫn còn 1 ổ dịch cúm gia cần tại tỉnh Khánh Hòa đã qua 16 ngày.
Cũng trong 1,5 tháng qua, bệnh lở mồm long móng đã xảy ra tại nhóm hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa được tiêm vắc xin tại một số tỉnh như: Lạng Sơn, Yên Bái, Thái Nguyên, Quảng Trị... Theo thống kê, tổng số gia súc mắc bệnh lở mồm long móng là 757 con; đã tiêu hủy 679 con. Đáng chú ý, hiện 4 tỉnh: Lạng Sơn, Yên Bái, Thái Nguyên, Kom Tum vẫn còn lợn mắc bệnh, nhưng chưa qua 21 ngày.
Đối với bệnh lợn tại xanh, bệnh dịch tả lợn châu Phi, bệnh Dại, từ đầu năm 2019 không phát sinh. Tuy nhiên, nguy cơ gia súc, gia cầm có khả năng mắc bệnh được đánh giá là lớn và đáng lo ngại. Đơn cử như đối với bệnh Dại, thống kê năm 2018, bệnh Dại đã xảy ra tại 26 tỉnh, TP và khiến 86 người chết (tăng 12 trường hợp số với năm 2017). Dù vậy công tác quản lý đàn chó nuôi tại nhiều địa phương được Bộ NN&PTNT đánh giá là chưa chặt chẽ.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

21 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ