Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in ngày 14/4

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Không để đồng tiền hỗ trợ đi “lạc đường”; Ban Chỉ đạo quốc gia phòng Chống Covid-19: Chuẩn bị tinh thần dịch còn kéo dài; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Chống dịch nhưng không để mặt trận kinh tế bị đứt gãy; Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung: Phong tỏa Hạ Lôi, thực hiện nghiêm cách ly xã hội… là những tin tức hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế và Đô thị ra ngày 14/4/2020.

 Trang Nhất số báo 84 Báo in Kinh tế và Đô thị ra ngày 14.4.2020
Không để đồng tiền hỗ trợ đi “lạc đường”
Mặc dù Chính phủ chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP về các biện pháp thực hiện hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, nhưng hiện nay nhiều quận, huyện ở Hà Nội đã chủ động rà soát 6 đối tượng thụ hưởng để khi có hướng dẫn sẽ triển khai kịp thời, đúng, đủ.  
Chuyển hàng hỗ trợ vào cho người dân bị cách ly tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh. Ảnh: Phạm Hùng
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng Chống CoVid-19: Chuẩn bị tinh thần dịch còn kéo dài
Ngày 13/4, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (Covid-19) đã họp triển khai công tác phòng chống dịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Chống dịch nhưng không để mặt trận kinh tế bị đứt gãy

Sáng 13/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến về công tác chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Thủ tướng với DN để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh ứng phó dịch COVID-19.

 

 Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Đình Nam

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung: Phong tỏa Hạ Lôi, thực hiện nghiêm cách ly xã hội

Ngày 13/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội giao ban trực tuyến dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung - Trưởng ban chỉ đạo. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý. 

 Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu tại cuộc họp. Ảnh Công Thọ
Ấm áp tình quân dân ở khu cách ly
Tại điểm cách ly Ký túc xá Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội (phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm) do Ban Chỉ huy Quân sự quận Nam Từ Liêm quản lý, những người lính, các lực lượng chức năng cùng tình nguyện viên luôn đảm bảo điều kiện tốt nhất cho công dân thực hiện cách ly, theo dõi.
 Lực lượng vũ trang và Nhân dân dọn dẹp tại khu cách ly Ký túc xá Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội
Các dịch vụ “lên ngôi” nhờ dịch Covid-19: Bài 2: Thời cơ “vàng” của thanh toán không tiền mặt
Thị trường thương mại điện tử của Việt Nam được đánh giá là chưa phát triển đúng với tiềm năng khi rào cản lớn nhất đang là thói quen sử dụng tiền mặt của người tiêu dùng. Và dịch Covid-19 đã mang lại cơ hội không thể tốt hơn để thay đổi thói quen này sang thanh toán phi tiền mặt.
 Thanh toán không tiền mặt đang là xu hướng phát triển hiện nay. Ảnh Công Hùng
Thị trường ô tô giảm sút mạnh
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến ngành ô tô Việt Nam lao đao, nhiều hãng xe phải tạm dừng sản xuất, đóng cửa đại lý phân phối. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, đây chỉ là khó khăn ngắn hạn, thời gian tới ngành ô tô sẽ bứt phá sau khi Chính phủ sửa đổi thuế suất và Hiệp định EVFTA có hiệu lực. 
 Cửa hàng mua bán trao đổi ô tô trên đường Lê Văn Lương. Ảnh Phạm Hùng
Nghiêm trị vi phạm quy định về phòng dịch Covid-19
Khi cả nước đang "gồng mình" chống dịch Covid-19, lại xuất hiện nhiều cá nhân vô cảm, ích kỷ, sẵn sàng có những hành vi chống đối việc kiểm dịch, vi phạm quy định về phòng dịch, gây ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch. 
Hình ảnh ông Lưu Văn Thanh - Phó Chủ tịch HĐND huyện Hớn Quản quát tháo, chống đối tại chốt kiểm dịch Covid-19 ở thị xã Bình Long.

Mẹ giúp việc, con khuyết tật bán tranh ủng hộ chống dịch

Bức ký họa “Biệt thự 39 Tô Hiến Thành” của cậu bé 15 tuổi bị câm điếc từ nhỏ - Trần Nam Long được bán đấu giá thành công với mức 25 triệu đồng. Một nửa số tiền đó được dành ủng hộ quỹ phòng chống dịch Covid-19, một nửa góp thêm cho ca phẫu thuật khuyết xương bàn chân của Long.

 Cậu bé khuyết tật Trần Nam Long cùng bức ký họa đường phố Hà Nội tháng 42020.
Để các lớp học trực tuyến an toàn: Chỉ ngành giáo dục vào cuộc là chưa đủ
Hiện tượng dở khóc, dở cười hay bị quấy rối bởi những kẻ lạ mặt xâm nhập lớp học trực tuyến đã bắt đầu xuất hiện. Nhiều người cho rằng, tính bảo mật chưa được coi trọng, trong khi đó, Bộ GD&ĐT mong các ngành cùng vào cuộc.

 Các giáo viên được đề nghị trang bị kiến thức cần thiết về công nghệ để giảm thiểu nguy cơ tại các lớp học trực tuyến. Ảnh Bảo Trọng