Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ngày 6/5

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Công bố PCI 2019: Hà Nội trụ vững ở top 10; Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ làm việc tại huyện Đan Phượng: Làm tốt quy hoạch để sớm phát triển lên quận; Không để lọt vào cấp ủy cán bộ có vi phạm; Học sinh trở lại trường: Linh hoạt phương án đào tạo… là những tin tức hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị, số báo in ra ngày 6/5/2020.

 Trang nhất số báo 103 - báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 6/5/2020
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ làm việc tại huyện Đan Phượng: Làm tốt quy hoạch để sớm phát triển lên quận
Sáng 5/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc với Huyện ủy Đan Phượng về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị thời gian qua và nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới; công tác phòng chống dịch Covid-19; công tác chỉ đạo Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XXIV Đảng bộ huyện Đan Phượng.
Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ngày 6/5 - Ảnh 2
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ trao quà hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 cho các trường học trên địa bàn huyện Đan Phượng. Ảnh Thanh Hải
Không để lọt vào cấp ủy cán bộ có vi phạm
Ngày 5/5, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đã chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai một số nội dung trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. 
Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ngày 6/5 - Ảnh 3
 Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh Công Hùng
Công bố PCI 2019: Hà Nội trụ vững ở top 10
Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2019 được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố sáng 5/5 ghi nhận: Quảng Ninh là tỉnh năm thứ ba liên tiếp dẫn đầu xếp hạng với 72,4 điểm, tăng 3 điểm so với PCI 2019. TP Hà Nội cũng tăng hơn 3 điểm, tiếp tục trụ vững trong nhóm địa phương có chất lượng điều hành tốt. 
 Sản xuất linh kiện điện tử tại khu Công nghiệp Bắc Ninh.. Ảnh  Đăng Khoa
Học sinh trở lại trường: Linh hoạt phương án đào tạo
Trong những ngày đầu học sinh trở lại trường, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp khác nhau, trong đó có việc điều chỉnh môn học, khối lớp và biện pháp an toàn trong trường học.
 Học sinh trường THCS Thanh Am, quận Long Biên, TP Hà Nội được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào lớp học. Ảnh Bảo Trọng
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Ưu tiên khởi động lại nền kinh tế
Ngày 5/5, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 4, diễn ra sau 4 tháng dồn sức đẩy lùi Covid-19. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam phải đạt cao hơn mức dự báo 2,7% của IMF, đồng thời, kiểm soát lạm phát dưới ngưỡng 4%. 
 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu ý kiến.  Ảnh  Thống Nhất
Đề xuất vay 3 năm, lãi suất 0%: Cẩn trọng tăng nợ xấu ngân hàng
Trong rất nhiều đề xuất, kiến nghị gửi tới Thủ tướng Chính phủ trước thềm cuộc gặp với cộng đồng DN cả nước, có một kiến nghị đang làm dấy lên các cuộc tranh luận: Đó là đề xuất của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN (CMSC) cho các tập đoàn, tổng công ty (TĐ, TCT) vay vốn ngân hàng với lãi suất 0% trong thời hạn 3 năm.
 Khách hàng giao dịch tại TPBank chi nhánh Hà Nội. Ảnh Thanh Hải
Đề xuất trừ điểm trên giấy phép lái xe: Liệu có khả thi?
Vừa qua, Bộ Công an đã trình Chính phủ cho ý kiến về dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ. Trong đó, đề xuất mỗi giấy phép lái xe (GPLX) có sẵn 12 điểm, tài xế sẽ bị trừ điểm trên hệ thống quản lý khi vi phạm giao thông đang trở thành vấn đề nóng trên nhiều diễn đàn và mạng xã hội.
 Xử lý lái xe vi phạm giao thông trên phố Đào Tấn. Ảnh Việt Linh
Phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm: Vỉa hè biến thành vườn rau
Vỉa hè vốn dành cho người đi bộ, song tại đường Liên Cơ - con đường phía sau trụ sở các cơ quan hành chính quận Nam Từ Liêm, một đoạn vỉa hè rộng hàng chục mét vuông bỗng nhiên biến thành… vườn rau. Điều đáng nói, tình trạng trên đã diễn ra từ nhiều năm nhưng đến nay các lực lượng chức năng vẫn loay hoay, chưa tìm ra cách xử lý thỏa đáng. 
 Khu vực vỉa hè bị biến thành vườn rau.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tích hợp quy hoạch: Việc làm cấp thiết

Hà Nội chuẩn bị lập Quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 theo phương pháp tích hợp, đa ngành. Nhiều ý kiến cho rằng, để quy hoạch này được thực hiện mang tính thực tiễn cao và phát huy được đồng bộ nguồn lực, đồng thời đáp ứng như cầu tra cứu thông tin về quy hoạch rất lớn của người dân, DN phải cấp thiết xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung về quy hoạch.
Đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa sau chỉnh trang, quy hoạch. Ảnh Hải Linh
Nhức nhối tình trạng gây án với người thân
Xuất phát từ những mâu thuẫn, thay vì tìm cách giải quyết tích cực, êm thấm, một số đối tượng lại có cách hành xử tiêu cực, thậm chí tấn công, sát hại cả người thân. Đau lòng hơn, trong nhiều vụ việc, nạn nhân và người gây án lại trong cùng trong một gia đình.
Đối tượng Quách Văn Nam và căn nhà nơi ra vụ việc chồng chém vợ và con trai 2 tuổi ở phố Thụy Khuê ngày 2/5. Ảnh Vương Trung
Du lịch liên kết vượt sóng lớn
Sau thời gian dài gần như tê liệt vì dịch Covid-19, các điểm đến, DN du lịch đang nỗ lực “kết bè” với hàng loạt kế hoạch, sản phẩm kích cầu giảm giá sâu để vượt qua sóng lớn. Các chuyên gia cho rằng, thị trường nội địa sẽ là cứu cánh cho ngành kinh tế xanh trong tương lai gần.
 Khách nước ngoài thăm quan tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh Lại Tấn.
Triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng tại Hà Nội: Gấp rút thống kê đối tượng thụ hưởng
Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP Hà Nội đang tiếp tục rà soát thống kê 3 nhóm lao động thụ hưởng tại Nghị quyết 42/NQ-CP. Tuy nhiên, không ít địa phương gặp vướng mắc khi thống kê đối tượng người lao động (NLĐ) tự do.
Các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo đang lĩnh tiền hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng ở phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông
Giá thịt lợn vẫn cao ngất ngưởng
Mặc dù các DN chăn nuôi lớn đã đồng loạt giảm giá lợn hơi xuống mức 70.000 đồng/kg, lượng thịt lợn nhập khẩu cũng tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm 2019, tuy nhiên, giá thịt lợn trên thị trường vẫn rất cao.
 Buôn bán thịt lợn tại Chợ đầu mối Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm)
Dịch Covid-19 “tăng nhiệt” tại Nga
Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới cũng như châu Âu, dịch bệnh Covid-19 đang có dấu hiệu chững lại, thì tại nước Nga, tình hình dịch vẫn diễn biến khó lường khi nước này liên tục xác nhận mức tăng kỷ lục hơn 10.000 ca mắc một ngày.
 Nga đã trở thành quốc gia có số người bị lây nhiễm dịch Covid-19 cao thứ 7 thế giới. Nguồn AP

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần