Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ngày 13/4

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Triển khai tiêm vaccine Covid-19 đợt 2 đảm bảo an toàn, hiệu quả; Vay mua nhà ở xã hội tối đa 25 năm: Thêm cơ hội cho người thu nhập thấp; Chuẩn bị chu đáo cho hiệp thương lần thứ ba…là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in 82 ra ngày 13/4.

 Trang nhất số báo 82 - Báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 13/4/2021
Triển khai tiêm vaccine Covid-19 đợt 2 đảm bảo an toàn, hiệu quả
Chiều 12/4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo thứ 102 với các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã về công tác phòng, chống dịch.
 Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng phát biểu tại phiên họp. Ảnh Công Thọ
Vay mua nhà ở xã hội tối đa 25 năm: Thêm cơ hội cho người thu nhập thấp
Theo Nghị định 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển, quản lý nhà ở xã hội (NƠXH), thời hạn vay để mua, thuê mua NƠXH do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng, tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Theo đánh giá, Nghị định mới sẽ giúp cho người thu nhập thấp có thêm cơ hội sở hữu nhà, nhưng chưa hẳn là yếu tố quyết định sự "xuống tiền" của người trong diện. 
 Nhà ở xã hội Ecohome, quận Bắc Từ Liêm. Ảnh Phạm Hùng
Chuẩn bị chu đáo cho hiệp thương lần thứ ba
Ba vòng hiệp thương với 5 bước trong công tác bầu cử đại biểu (ĐB) Quốc hội và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là giai đoạn hết sức quan trọng để lựa chọn nhân sự ứng cử. Hiện bước 4 là tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với những người ứng cử đang hoàn thiện để chuẩn bị cho bước 5 – hội nghị hiệp thương lần thứ ba.
 Hội nghị hiệp thương lần thứ hai để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Ảnh Thái San
Quận ủy Ba Đình thông qua kế hoạch thực hiện 10 Chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội
Ngày 12/4, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình khóa XXVI đã tổ chức Hội nghị lần thứ 6, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến dự và chỉ đạo hội nghị.
 Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh Phạm Hùng
Chứng khoán vững vàng trên nền giá mới
VN-Index tiếp tục vững vàng trên mốc 1.200 điểm từ những ngày đầu tháng 4/2021. Tâm lý phấn khởi lan khắp thị trường khi những tin vui từ kết quả kinh doanh quý 1/2021, cũng như kế hoạch chia cổ tức, tăng vốn của các DN trong mùa đại hội cổ đông.
 Nhà đầu tư giao dịch tại một sàn chứng khoán ở Hà Nội. Ảnh Công Hùng
Đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử
Dịch Covid-19 khiến tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn, việc đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) là giải pháp giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa một cách bền vững. Đặc biệt, hoạt động này còn giúp nông sản nâng tầm giá trị, lấy lại thị phần trong nước trước sức ép cạnh tranh hàng ngoại nhập.
 Hoạt động mua sắm nông sản trực tuyến ngày càng phổ biến hơn. Ảnh Chiến Công
Giải pháp nào giải quyết triệt để nhà siêu mỏng, siêu méo?
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, khi hàng loạt tuyến đường tại Hà Nội được xây mới, mở rộng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, những ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo xuất hiện ngày càng nhiều. Những ngôi nhà có hình thù kỳ dị thực sự giống như những cái “nhọt” gây nhức nhối và làm bộ mặt đô thị Thủ đô kém văn minh, hiện đại. Mặc dù các công trình này đã được chính quyền các quận, huyện, cơ quan chức năng rốt ráo vào cuộc, xử lý, song nhiều ý kiến cho rằng các giải pháp hiện nay chỉ như “ném đá ao bèo”.
Bài 1: “Đặc sản” trên các tuyến đường mới mở
Tại các quận nội đô, tình trạng đường mở đến đâu, nhà siêu mỏng, siêu méo xuất hiện ở đó, bất chấp các quy định không còn là chuyện hiếm ở Hà Nội. Hình ảnh những căn nhà có hình thù kỳ dị đu bám mặt tiền các tuyến đường to rộng không chỉ làm bộ mặt đô thị lem nhem, xấu xí mà còn như một thách thức đối với công tác quy hoạch Thủ đô.
 Khoảnh đất hình thang khoảng 10m2 đang được chủ nhà khẩn trương xây dựng tại đầu ngõ 9, phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng. Ảnh Vũ Lê
Đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội: Sớm sửa đổi quy định không phù hợp
Sáng 12/4, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Hà Nội tổ chức hội thảo cải tạo chung cư cũ (CCC) trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025. Tại hội thảo, lãnh đạo các sở, ngành, chuyên gia đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cải tạo CCC trên địa bàn.
 Chung cư G6A - Tập thể Thành Công, Hà Nội. Ảnh Phạm Hùng
Choáng với giá nhà đất
Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, thế nhưng giá nhà đất một số khu vực ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành tăng mạnh, có nơi mặt bằng giá đã tăng 100%. 
 
 Giá đất tại Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức tăng vài chục lần, nhưng hoạt động đầu tư xây dựng chưa nhiều. Ảnh Huy Khánh
Báo động tình trạng vi phạm bản quyền báo chí - Bài 2: Hợp sức để đấu tranh
Tình trạng vi phạm bản quyền đang là vấn đề nan giải đối với các cơ quan báo chí từ nhiều năm qua. Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, TS Trần Bá Dung - Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, các nhà báo, cơ quan báo chí cần hợp sức để bền bỉ đấu tranh ngăn chặn nạn vi phạm bản quyền gây bức xúc thời gian qua.
 Các cơ quan báo chí cần hợp sức để đấu tranh ngăn chặn nạn vi phạm bản quyền.
Vi phạm tu bổ, tôn tạo tại chùa Đậu: Trẻ hóa di tích 2.000 tuổi
Di tích quốc gia chùa Đậu (xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội) được xây dựng vào thế kỷ thứ III sau công nguyên (cách đây hơn 2.000 năm) được phong tặng là “Đệ nhất đại danh lam”, hiện còn lưu giữ dáng dấp nghệ thuật kiến trúc hưng thịnh thời Lê (thế kỷ XVII). Chùa Đậu là một trong 4 ngôi chùa thờ tứ pháp (mây, mưa, sấm, chớp) lớn nhất miền Bắc, sở hữu hai pho tượng toàn thân hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường, nổi danh trong và ngoài nước. Nhưng với những công trình tu bổ và xây mới cạnh di tích cổ đã biến ngôi chùa hơn 2.000 tuổi bị trẻ hóa, mất đi nét thâm trầm vốn có.
 Hình ảnh Tam quan thuộc di tích chùa Đậu sau khi tu bổ. Ảnh Linh Anh
Hà Nội triển khai quản lý hồ sơ sức khỏe Điện tử: Nhiều lợi ích cho người dân
Hồ sơ sức khỏe điện tử (HSSKĐT) mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và đã được triển khai ở hơn 50 tỉnh/TP trên cả nước. Tại Hà Nội đã thực hiện triển khai thí điểm HSSKĐT từ năm 2018 và sau 3 năm, tất cả các trạm y tế (TYT) xã, phường, thị trấn đã tổ chức quản lý sức khỏe cho người dân trên địa bàn. Hiện nay, TP đang thực hiện lộ trình triển khai HSSKĐT theo Chương trình 08-Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội đến năm 2025 với mục tiêu là 100% tỷ lệ người dân được quản lý sức khỏe.
 Người dân lấy số khám bệnh tại Trạm y tế xã Tân Hội, huyện Đan Phượng. Ảnh Thảo Trần
Chích sách hỗ trợ cho hợp tác xã: Vẫn khó tiếp cận
Dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã (HTX). Chính phủ, các bộ, ngành đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm vực dậy khu vực kinh tế tập thể. Dù vậy, để chính sách mang lại hiệu quả thiết thực thì vẫn còn nhiều việc cần làm.
 Canh tác rau màu tại Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao (huyện Mê Linh). Ảnh Tùng Nguyễn
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại châu Á
Đợt tái bùng phát virus SARS-CoV-2 đang diễn biến đáng lo ngại tại một số quốc gia châu Á. Ấn Độ ngày 12/4 chính thức vượt Brazil, trở thành vùng dịch Covid-19 lớn thứ hai thế giới. Trong khi đó, Thái Lan ngày thứ hai liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm hàng ngày cao kỷ lục.
 Ấn Độ hiện có số người nhiễm Covid-19 cao thứ hai toàn cầu. Ảnh AP