Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ngày 26/4

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều nước trong khu vực: Cảnh giác với nguy cơ làn sóng dịch lần thứ 4; Phát động ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2021… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in 93 ra ngày 26/4.

 Trang nhất số báo cuối tuần 93  Báo in Kinh tế và Đô thị ra ngày 26/4/2021
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều nước trong khu vực: Cảnh giác với nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát trở lại
Hiện tình hình dịch Covid-19 trên thế giới và trong khu vực khiến nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ nước ngoài vào Việt Nam rất lớn. Bộ Y tế đã chủ động, quyết liệt chỉ đạo khu vực Tây Nam Bộ tăng cường phòng chống dịch nhằm khống chế, kiểm soát tốt tình hình dịch.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiểm tra công tác phòng, chống dịch và triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 tại tỉnh Nghệ An. Ảnh: Bộ Y tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết thúc chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN

Đêm 24/4,Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam về tớiHà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN theo lời mời của Chủ tịch ASEAN 2021, Quốc vương Brunei Darussalam Haji Hassanal Bolkiah.

 Thủ tướng Phạm Minh Chính ký sổ lưu niệm tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN. Ảnh: Nhật Bắc
Triển lãm về lịch sử vùng đất Ba Đình
Cuối tuần qua, quận Ba Đình phối hợp với Cục Văn thư Lưu trữ (Bộ Nội vụ) tổ chức khai mạc triển lãm “Ba Đình - Lịch sử - Đổi mới và phát triển”; tuần hoạt động văn hóa - thể thao chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập quận Ba Đình (31/5/1961 - 31/5/2021), 60 năm Ngày thành lập Đảng bộ quận Ba Đình (9/6/1961 - 9/6/2021). Dự lễ khai mạc có Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn.
 Các đại biểu tham quan các gian trưng bày tại triển lãm ''Ba Đình - Lịch sử - Đổi mới và phát triển''. Ảnh: Phạm Hùng
Góp phần nâng cao trách nhiệm công vụ
Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, việc học tập và làm theo tấm gương của Bác về nêu cao tinh thần trách nhiệm của công chức, viên chức trong các cơ quan từ T.Ư đến địa phương có ý nghĩa hết sức to lớn. Qua đó, từng tập thể, cá nhân đã dần khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, nâng cao hơn trách nhiệm công vụ để phục vụ người dân ngày càng tốt hơn…
 Giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa UBND quận Bắc Từ Liêm. Ảnh: Phạm Hùng
Chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc cho gia đoạn vận động bầu cử
Bám sát tiến độ theo quy định của Luật, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đang chủ trì phối hợp với UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch và chuẩn bị chu đáo việc tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để công tác vận động bầu cử được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật.
 Quang cảnh Hội nghị hiệp thương lần thứ ba về công tác bầu đại biểu Quốc hội khóa XV. Ảnh: Chiến Công

Gạo ST25 bị 4 doanh nghiệp ngoại đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ: Điểm yếu cần sớm khắc phục

Sự việc gạo ST25 vừa bị 4 DN ngoại đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự lơ là bảo vệ thương hiệu nông sản tại Việt Nam. Đây cũng là bài học đắt giá dành cho phần lớn DN Việt khi vẫn chủ quan, chậm trễ bảo vệ tài sản trí tuệ của chính mình.

 Gạo ST25 được bày bán tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Quỳnh Trần

Vinh danh 116 DN đạt giải thưởng chất lượng Quốc gia 2019, 2020: Xây dựng, lan tỏa giá trị sản phẩmViệt

Sáng 25/4, Bộ KH&CN đã tổ chức lễ trao Giải thưởng Chất lượng quốc gia và Giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á -Thái Bình Dương (GPEA) năm 2019 - 2020. Giải thưởng được trao gộp cả 2 năm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chưa trao giải của năm 2019.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương cho 4 doanh nghiệp.
Ngăn chặn ô nhiễm môi trường từ rác thực phẩm: Kiểm soát ngay từ nguồn 
Với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, chế biến thực phẩm trở thành một trong những ngành công nghiệp vô cùng phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất và sau khi sử dụng, rác thực phẩm nếu không được phân loại, xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, lãng phí nguồn tài nguyên.
 Rác thải thực phẩm.

Cánh én lẻ loi trong giông bão định kiến

Thời gian qua, tuyến xe buýt BRT 01 Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa đã hứng chịu nhiều chỉ trích. Chuyên gia giao thông, TS Phan Lê Bình xót xa nói: “Tôi cho rằng những ý kiến phê phán BRT xuất phát từ sự ích kỷ của người sử dụng phương tiện cá nhân và là định kiến một chiều”.
 Xe buýt nhanh BRT Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Xử lý những “điểm nghẽn” trong thi hành án 
Qua rà soát của cơ quan thi hành án dân sự (THADS), khi thi hành những vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, đa phần tài sản đã bị che giấu, hợp lý hóa hoặc cố tình tẩu tán. Cơ quan THADS đặt mục tiêu xử lý các “điểm nóng”, “điểm nghẽn” trong các vụ án lớn.
 Số tiền đã thi hành án đối với ông Đinh La Thăng đến nay mới được 4,5 tỷ đồng.
Nghè Đằng Đông đang bị lãng quên?
Nghè Đằng Đông (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội) được xác định là một loại hình kiến trúc di sản văn hóa dân gian gắn bó mật thiết với cuộc sống thôn làng của mảnh đất kinh kỳ. Tuy nhiên, vị trí xác định sự tồn tại của di tích là những vùng đất đang bị bỏ hoang. Chính vì vậy, ngày 24/4, các chuyên gia khảo cổ, sử học, dân tộc học… đã cùng người dân địa phương mở cuộc tọa đàm ngay tại chính địa điểm của di tích để bàn thảo phương án phục dựng nghè Đằng Đông.
Hiện nay, với những dấu vết di tích còn sót lại, người dân nơi đây đã phục dựng các ban thờ để làm nơi thực hành tín ngưỡng cho Nhân dân địa phương.
Gắn giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động: Tạo sức lan tỏa trong đào tạo nghề
Các hoạt động diễn ra trong Hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2021 giúp cho công tác đào tạo nghề ngày càng phát triển, người dân hiểu rõ hơn về lợi ích của đào tạo nghề để thực hiện phân luồng, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thủ đô.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng thăm các gian hàng giới thiệu ngành nghề đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ảnh: Thủy Trúc
Chủ động ứng phó trước mùa mưa lũ
Tháng 5 là thời điểm Hà Nội cũng như nhiều tỉnh thành trên cả nước bước vào mùa mưa lũ. Dù những năm qua, TP thường xuyên bố trí ngân sách để đầu tư nâng cấp hạ tầng nhằm chủ động phòng chống, tuy nhiên, vẫn không thể chủ quan trước diễn biến thiên tai ngày một bất thường hiện nay.
 Đê sông Nhuệ đoạn qua huyện Thanh Oai được đầu tư xây dựng kiên cố. Ảnh: Tùng Nguyễn
Đường 9 - Nam Lào -  góc nhìn của đứa con người lính
LTS. Trung tướng Phạm Hồng Sơn là danh tướng văn võ song toàn, một bậc thầy về nghệ thuật quân sự. Năm 1971, ông là Đại tá, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Nam Lào. Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào là chiến thắng góp phần to lớn đến chiến thắng vĩ đại giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 4 năm sau đó 30/4/1975. Bài viết dưới đây giới thiệu một góc nhìn khác, mới lạ, góc nhìn qua ký ức của người con của Trung tướng Phạm Hồng Sơn về chiến dịch Đường 9 -  Nam Lào.
Kỳ 1: Mùa hè đáng nhớ
Hè 1970, bố tôi và nhiều bác, chú bộ đội khác mà tôi đã từng được biết đến vốn công tác cùng bố tôi ở Bộ Tổng tham mưu như bác Vương Thừa Vũ - Phó Tổng Tham mưu trưởng; bác Vũ Lăng - Cục trưởng Cục Tác chiến C51, bác Phan Bình - Cục trưởng Cục tình báo C52, chú Phan Hạo, khi đó là Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Pháo binh; chú Nguyễn Hữu An - Sư trưởng 308... cùng gia đình “tự nhiên” lại cũng đi công tác ở Sầm Sơn cùng thời gian và được bố trí ở cùng khu nhà nghỉ nhiều tầng của Quân đội còn sót lại sau chiến tranh phá hoại!
 Bộ Tư lệnh Mặt trận đường 9 Nam Lào B702 trong cuộc gặp với Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1971. Ảnh: Tư liệu
Ấn Độ đỏ lửa ngày, đêm để hỏa táng người chết vì Covid-19: Nguyên nhân bùng phát là gì?
Hiện mỗi ngày Chính phủ Ấn Độ ghi nhận hàng chục ngàn ca nhiễm mới - mức cao kỷ lục thế giới - nhưng con số thực có thể cao gấp nhiều lần, New York Times nhận định.
 Người thân khóc thương một bệnh nhân vừa tử vong vì Covid-19 tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: Reuters