Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ngày 7/11

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Làm gì để giảm thiểu úng ngập tại Hà Nội trong mùa mưa?; Giải pháp chống ngập lụt của một số nước trên thế giới; TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm:Cần đặc biệt quan tâm chính sách phát triển đô thị… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in 262 ra ngày 7/11.

 Trang nhất số báo in 262 - Báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 7/11/2020
Làm gì để giảm thiểu úng ngập tại Hà Nội trong mùa mưa?
Dù đã có rất nhiều những nỗ lực, song điệp khúc “đến hẹn lại ngập” vẫn thường xuyên diễn ra tại Hà Nội làm ảnh hường đến cuộc sống của người dân. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi: Đâu là vấn đề của hệ thống thoát nước Hà Nội?
 Đường phố Hà Nội thường xuyên ngập úng vào mùa mưa bão. Ảnh Chiến Công
Giải pháp chống ngập lụt của một số nước trên thế giới
Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, câu chuyện ngập lụt không chỉ là vấn đề riêng của Hà Nội, Việt Nam, mà đã trở thành vấn đề chung của nhiều quốc gia. Để chống chọi với ngập lụt, mỗi quốc gia đều đã chọn áp dụng những biện pháp tối ưu phù hợp với đặc điểm riêng.
 Một địa điểm ngập úng trong mùa mưa bão. Ảnh Chiến Công
TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm:Cần đặc biệt quan tâm chính sách phát triển đô thị
Lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị cùng với xây dựng kết cấu hạ tầng luôn là công tác đặc biệt quan trọng, bao giờ cũng cần đi trước một bước. Thời gian qua, công tác này đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm và đạt được những kết quả đáng tự hào. Tuy nhiên, vẫn cần nhìn nhận rõ hơn nhằm có những quyết sách mạnh mẽ hơn để các đô thị phát triển nhanh và bền vững. Báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy học - Kiến trúc Hà Nội để thấy rõ hơn vấn đề này.
 TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm
Nhà nhỏ và nỗi lo lớn về phá vỡ quy hoạch đô thị
Mới đây, Bộ Xây dựng đề xuất có thêm loại nhà ở thương mại giá rẻ, với diện tích dưới 45m2 nhằm tạo nguồn cung cho loại nhà phân khúc tầm trung. Điều này dấy lên sự lo ngại quá tải hạ tầng và nguy cơ  phá vỡ quy hoạch đô thị.
 Nhà ở xã hội Ecohome phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm. Ảnh Phạm Hùng
Xuất khẩu thực phẩm và đồ uống Việt Nam: Thay đổi để nắm bắt cơ hội
Ngành thực phẩm - đồ uống là một trong những ngành kinh tế quan trọng, có tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đẩy mạnh xuất khẩu, đòi hỏi các DN phải không ngừng thay đổi để thích ứng trong bối cảnh thị trường thực phẩm - đồ uống cạnh tranh gay gắt cũng như nhạy bén nắm bắt cơ hội từ xu hướng tiêu dùng mới.
 Hoạt động sản xuất tại nhà máy bia Hà Nội. Ảnh Công Hùng
M2 Việt Nam và khát vọng vươn xa
Đại dịch Covid-19 đã đặt ra nhiều thách thức, khó khăn “vô tiền khoáng hậu” đối với cộng đồng DN Việt Nam. Song, bằng bản lĩnh, chiến lược hợp lý, M2 Việt Nam đã khẳng định vị trí, tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo chèo lái con thuyền mang theo bao khát vọng vươn xa.
 Với việc đưa vào vận hành M2F, M2 Việt Nam sẽ đưa ra thị trường trong nước, cũng như xuất khẩu với thương hiệu riêng. Ảnh Khắc Kiên
Mất trộm cổ vật - nỗi lo gìn giữ di sản ngàn năm: Bài cuối: Đừng để đánh mất quá khứ
Đối với mỗi di tích, cổ vật là văn hóa, di sản, niềm tự hào với người dân địa phương. Nhiều chuyên gia nghiên cứu cho rằng, cổ vật bị mất không chỉ là những thất thoát về mặt vật chất mà còn là sự đánh mất lịch sử, quá khứ, ý nghĩa tinh thần thiêng liêng của di tích.
 Đình Nhật Tân (quận Tây Hồ), nơi bị đạo chích cậy mái để đột nhập, trộm cổ vật. Ảnh Minh An
Lưu Nhân Chú -  “Tài năng như cây tùng cây bách; chất người như ngọc phan, ngọc dư”
Đó là lời khen của Lê Thái Tổ trong bài văn chế dành cho Lưu Nhân Chú, người đã tham gia Hội thề Lũng Nhai, đi cùng Bình Định Vương suốt cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, lại có mặt trong Hội thề Đông Quan chấp nhận sự đầu hàng của quân nhà Minh; được phong chức Tể tướng. Ông bị chết oan uổng nhưng tài năng, công lao và lòng trung của ông thì sáng mãi.
 Pho tượng Tể tướng Lưu Nhân Chú được đặt trong đền thờ ông tại xã Văn yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Phim điện ảnh - lên mạng hay là chết?
Không ít phim bom tấn của điện ảnh thế giới buộc lòng phải chịu số phận chỉ được phát online qua các nền tảng như Netflix hay Apple TV. Sự “nhẫn nhục” này xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử điện ảnh vì đại dịch toàn cầu Covid-19 đã hạ gục nhiều hệ thống rạp chiếu phim ở nhiều nước.
 Một cảnh trong phần ba của series phim Jurassic World.

Vụ buôn lậu vàng từ Campuchia về Việt Nam: Những kẻ buôn lậu trong vỏ bọc doanh nhân

Vụ án bắt giữ 51kg vàng 9999 vừa qua tại tỉnh An Giang gây rúng động dư luận khi có nhiều đối tượng liên quan, hoạt động liên tỉnh; phía sau các đối tượng này là những công ty, DN “núp bóng” để thực hiện hành vi buôn lậu. Theo các chuyên gia pháp luật, hành vi vận chuyển trái phép vàng qua biên giới sẽ bị xử lý về tội buôn lậu với khung hình phạt cao nhất có thể từ 12 - 20 năm.

 Đối tượng Trần Văn Hải và 51kg vàng được Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an kết luận là vàng thật không lẫn tạp chất.
Đi săn ảnh hoa chi pâu
Đây là thời điểm những tay săn ảnh Hà Nội chuẩn bị hành trang để kiếm những tấm hình hoa chi pâu nổi tiếng của núi rừng Yên Bái. Chi pâu - theo tiếng người Mông có nghĩa là “không biết” nhưng khi đã biết về nó thì lại thật khó thể nào quên.
 Sắc hoa chi pâu nổi tiếng của núi rừng Yên Bái. Ảnh Lam Thanh
Khi Tổng thống Mỹ là Joe Biden...
Trường hợp ứng viên Joe Biden thắng đủ 270 phiếu cử tri đoàn, và chiến dịch của ông đẩy lùi thành công những thách thức pháp lý bởi chiến dịch tranh cử Donald Trump trong cuộc bầu cử bắt đầu hôm 3/11, ông sẽ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2021. Vậy nước Mỹ và thế giới có thể hy vọng gì ở một chính quyền do đảng viên Dân chủ 78 tuổi lãnh đạo?
 Ông Joe Biden phát biểu tại Trung tâm Chase ở Wilmington, bang Delaware, tối 4/11.