Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ngày 8/6

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Công nghệ và đổi mới sáng tạo: “Đôi cánh” để Hà Nội bay lên; Doanh nghiệp cam kết đồng hành cùng Hà Nội; Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội: Công phu, sát thực tiễn Thủ đô… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 8/6/2020.

 Trang nhất số báo 131 - Báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 8/6/2020.

Công nghệ và đổi mới sáng tạo: “Đôi cánh” để Hà Nội bay lên

Cuối tuần qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Vương Đình Huệ đã làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ TT&TT về kết quả triển khai các nội dung tại Biên bản ghi nhớ giữa Bộ TT&TT với UBND TP Hà Nội về hợp tác phát triển thông tin và truyền thông; giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc và đề xuất các nội dung cần thúc đẩy triển khai trong năm 2020 và những năm tiếp theo.

 Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa TP Hà Nội với Bộ Thông tin và Truyền thông về thỏa thuận hợp tác phát triển thông tin và truyền thông trong các năm 2020, 2021. Ảnh: Thanh Hải

Doanh nghiệp cam kết đồng hành cùng Hà Nội

Các DN hàng đầu của Việt Nam cùng đưa ra nhiều cam kết tập trung nguồn lực nhằm giúp Hà Nội phát triển lĩnh vực CNTT và viễn thông.

Tại buổi làm việc giữa Bí thư Thành Uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ với Ban Cán sự Đảng Bộ TT&TT, đại diện các DN đã giới thiệu những dịch vụ mà mình đang có phù hợp với định hướng xây dựng TP thông minh, phát triển chính quyền điện tử, cơ sở dữ liệu đất đai… của Hà Nội.

Đồng thời, các DN cũng khẳng định sẽ tập trung nguồn lực cho việc phát triển, ứng dụng CNTT và viễn thông của TP nếu được yêu cầu. 

 Phó Tổng Giám đốc Viettel Nguyễn Thành Nam

Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội: Công phu, sát thực tiễn Thủ đô

Đóng góp ý kiến vào Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025 cuối tuần qua, đại diện văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo cho rằng, Dự thảo là một "công trình" được chuẩn bị công phu, có cách nhìn bao quát, sát với thực tiễn của Thủ đô.

 Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thanh Hải

Ngành ngân hàng: Ưu tiên xử lý vốn cho sản xuất

Hết tháng 5, tăng trưởng tín dụng vẫn thấp kỷ lục. Để vực dậy nền kinh tế vượt qua đại dịch Covid-19, trong 6 tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mở rộng vốn cho sản xuất kinh doanh, theo dõi diễn biến lạm phát để điều chỉnh lãi suất.  

 Khách hàng giao dịch tại VPBank chi nhánh Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải

Phiên giải trình của HĐND TP Hà Nội về giải quyết kiến nghị của cử tri: Truy trách nhiệm nhiều dự án chậm

Đại biểu hỏi rõ địa chỉ, thẳng vào nội dung; đại diện TP, sở, ngành, quận, huyện giải trình rõ nguyên nhân, lộ trình giải quyết từng vụ việc, thể hiện trách nhiệm cao trước cử tri; song để những lời hứa thành hiện thực, cần sự chủ động, quyết liệt từ chính quyền địa phương.

 Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong giải trình. Ảnh: Công thọ

Gỡ rào cản để tận dụng cơ hội từ EVFTA

Bên cạnh những cơ hội mà Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) mang lại, DN phải đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật, nguồn vốn... Để vượt qua những khó khăn này đòi hỏi DN cần nắm rõ các quy định EVFTA. Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại hội nghị “Hỗ trợ DN vừa và nhỏ tận dụng cơ hội thực thi hiệu quả EVFTA” tổ chức cuối tuần qua.

 Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty Binh An (Cần Thơ). Ảnh: Hùng Việt

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Đằng sau câu chuyện “đòi thêm 50 triệu USD”

Là người trong cuộc, Bộ GTVT hiểu rõ hơn ai hết những vướng mắc đang tồn tại ở Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Nhưng nhìn vào cách phản ứng của Bộ GTVT đối với những vấn đề tại dự án này trong thời gian qua, rất khó để hy vọng vào một cách giải quyết triệt để và trách nhiệm.

 Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Con đường đau khổ qua phố Keo, Huyện Gia Lâm: Đã có phương án khắc phục

Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối từ quốc lộ 5 vào Khu công nghiệp Hapro được thực hiện từ năm 2007, nhưng do vướng mắc GPMB nên vẫn còn 760m chưa thể thi công (phố Sủi: 160m, phố Keo: 600m). Sau 13 năm “đau khổ”, đến nay, đường qua phố Keo mới có hi vọng được hoàn thành.

 Đường 181 đi qua phố Keo (xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm). Ảnh: Nguyễn Quý

Đảm bảo an toàn PCCC trong mùa nắng nóng

Hà Nội đang trong mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện rất cao, dễ gây quá tải cho nhiều thiết bị. Thậm chí, nhiều hộ gia đình trang bị thêm các thiết bị làm mát mà không tính toán đến sự an toàn của lưới điện, dễ xảy ra cháy.

 Hiện trường vụ cháy xảy ra tại số nhà 47 Hàng Ngang (quận Hoàn Kiếm) sáng 22/4. Ảnh: Đạt Lê

Tuổi trẻ báo Đảng phía Bắc và Thủ đô Hà Nội hành trình về nguồn tại Điện Biên

Cuối tuần qua (từ ngày 5 - 7/6), hơn 100 đại biểu là đoàn viên, thanh niên và đại diện lãnh đạo 14 cơ quan báo Đảng các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và Thủ đô Hà Nội đã tham gia “Hành trình về nguồn” tại tỉnh Điện Biên. Đoàn đại biểu báo Kinh tế & Đô thị tham gia hành trình do Phó Tổng Biên tập Lại Bá Hà làm Trưởng đoàn.

 Đại diện lãnh đạo báo Kinh tế & Đô thị và báo Điện Biên Phủ bàn giao nhà ''Đại đoàn kết''.

Lo tuyển quốc gia khó tìm chân sút

Sau gần 3 tháng phải tạm hoãn vì dịch Covid-19, cuối tuần qua, V-League 2020 và giải hạng Nhất cũng bắt đầu khởi tranh trở lại. Dù những thống kê về chuyên môn chưa làm hài lòng nhưng phần nào người hâm mộ có thể giải được “cơn khát” bóng đá vào các ngày cuối tuần.

 Pha tranh bóng giữa đội Hà Nội FC - HAGL trên sân Hàng Đẫy. Ảnh: Ngọc Tú

Học phí quá cao có thể tạo ra những bác sĩ “móc túi”

Mấy ngày nay, dư luận xôn xao trước thông tin trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh công bố đề án tuyển sinh năm 2020, theo đó để một sinh viên có được tấm bằng bác sĩ đa khoa 6 năm sẽ phải đóng gần 525 triệu đồng tiền học phí. Tôi cho rằng học phí cao sẽ là một cái hố bẫy lớn!

 Đào tạo một bác sĩ chuyên sâu ở Việt Nam có thể mất từ 12 đến 15 năm

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần