Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo ra ngày 04/01/2021

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Khu di tích Bạch Đằng Giang được công nhận Di tích lịch sử quốc gia: Khẳng định những giá trị lịch sử hào hùng của dân tộc; Hà Nội tự tin với những mục tiêu trong năm mới… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in số 03 ra ngày 04/01/2021.

 Trang nhất số báo 03 - Báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 04/01/2021

Khu di tích Bạch Đằng Giang được công nhận Di tích lịch sử quốc gia: Khẳng định những giá trị lịch sử hào hùng của dân tộc

Tối 2/1, tại Khu Di tích Bạch Đằng Giang, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Khu Di tích Bạch Đằng Giang và Chương trình nghệ thuật “Hào khí Bạch Đằng Giang”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi tặng lẵng hoa chúc mừng UBND TP Hải Phòng nhân buổi lễ. Dự buổi lễ có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo các ban, bộ, ngành T.Ư, các tỉnh, thành, TP Hải Phòng cùng hàng vạn người dân.
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tham dự buổi lễ. Ảnh: Nguyễn Hiếu
Hà Nội tự tin với những mục tiêu trong năm mới
Năm 2020, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần nỗ lực cao theo phương châm “ngoại thành chi viện cho nội thành, nội thành cố gắng với mức cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ được giao”, Hà Nội đã thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa đảm bảo duy trì mức tăng trưởng kinh tế - xã hội (KT-XH). Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, lãnh đạo một số sở, ngành và huyện của TP đánh giá, Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao.
 Lắp ráp thiết bị điện tử công nghệ cao tạo Công ty Năng lực Việt. Ảnh: Thanh Hải
Các nhà mạng phủ sóng 5G: Chủ động ứng dụng công nghệ số
Hiện tại, cả 3 nhà mạng là Viettel, VinaPhone và MobiFone đã chính thức thử nghiệm 5G tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy tốc độ truy cập mạng 5G nhanh gấp 10 lần so với 4G, tạo bước tiến mạnh mẽ phát triển công nghệ số ở nhiều lĩnh vực. 
 Kỹ sư VNPT lắp đặt thiết bị mạng 5G trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Phương Anh
Lắng nghe dân để giải quyết kịp thời những bức xúc
Thực hiện lời dạy của Bác về gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân, trong những năm qua, các cấp ủy tại Hà Nội đặc biệt chú trọng giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc, kiến nghị chính đáng của Nhân dân. Trong đó, công tác đối thoại trực tiếp với người dân ngày càng mang tính hiệu quả cao.
 Hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với đại diện người dân tại quận Tây Hồ. Ảnh: Minh Hiền
Kinh tế Việt Nam 2021: Sẽ bứt phá mạnh mẽ
Các đánh giá triển vọng kinh tế cho thấy, khả năng chống chịu của cả khu vực kinh tế trong nước và kinh tế đối ngoại là đòn bẩy cho cuộc lội ngược dòng của Việt Nam, tạo đà vững chắc cho tăng trưởng năm 2021.
 Sản xuất thiết bị điện tử thông minh tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Thanh Hải
Chứng khoán nhìn từ sự cố nghẽn lệnh trên HOSE
Điểm nhấn của thị trường chứng khoán những ngày qua là lỗi kỹ thuật diễn ra trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE). Tuy HOSE cho biết đã có giải pháp ngắn hạn cũng như dài hạn xử lý vấn đề này nhưng nhà đầu tư vẫn chưa cảm thấy yên tâm khi dòng tiền đang ồ ạt chảy vào chứng khoán.
 Nhà đầu tư tại một Công ty chứng khoán ở Hà Nội. Ảnh: Linh Tâm
Cấp thiết bảo tồn biệt thự Pháp cổ ở Hà Nội 
Những năm gần đây, nhiều công trình nhà biệt thự cổ theo kiến trúc Pháp trên địa bàn TP Hà Nội đã bị chuyển đổi công năng phục vụ các mục đích khác nhau, để làm nơi làm việc hoặc kinh doanh... mà không tuân thủ quy định về quản lý, sử dụng gắn với bảo tồn. Việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị kiến trúc và văn hóa lịch sử của Thủ đô. Trước nguy cơ biệt thự Pháp cổ dần bị mai một, rất cần có các giải pháp bảo tồn, lưu giữ những di sản kiến trúc của đô thị Hà Nội.
Bài 1: Hàng loạt nhà, biệt thự Pháp cổ bị xâm hại
Biệt thự cổ Pháp có bề dày lịch sử, trải dài ở một số quận tạo ra quỹ di sản kiến trúc đồ sộ và rất có giá trị ở Hà Nội. Đây là những công trình mang nhiều giá trị văn hóa, kiến trúc gắn liền với một giai đoạn lịch sử của Thủ đô. Tuy nhiên, tình trạng biệt thự cổ xuống cấp hay bị cơi nới, xây thêm làm biến dạng đang diễn ra khá phổ biến.
 Biệt thự hạng 2 tại số 51 Hàng Chuối bị cải tạo thành nhà hàng beer. Ảnh: Doãn Thành
Chất lượng không khí của Hà Nội được cải thiện
Nếu như năm 2019, các chỉ số chất lượng không khí (CLKK) -  AQI của Hà Nội liên tục ở ngưỡng “kém” và “xấu” vào các thời điểm giao mùa hay giai đoạn cao điểm của hoạt động giao thông, thi công xây dựng, sản xuất công nghiệp… thì năm 2020, vấn đề này đã được cải thiện đáng kể. 
 Chất lượng lượng khí ở Hà Nội đã được cải thiện đáng kể. Ảnh: Hải Linh
Ngăn chặn tai nạn giao thông: Phải xây được thành trì ý thức
Cả nước đã bước vào cao điểm Tết và Lễ hội Xuân 2021 - giai đoạn mà nguy cơ ùn tắc và tai nạn giao thông (TNGT) luôn cao nhất mỗi năm. Từ Chính phủ cho đến các bộ, ngành, địa phương đều vào cuộc tích cực, quyết liệt với nhiều biện pháp nhằm đảm bảo trật tự, ATGT. Nhưng muốn ngăn ngừa TNGT, người dân cần chung tay, dựng lên một thành trì bền chắc bằng ý thức của mỗi người. 
 Một vụ TNGT xảy ra trên đường Vành đai 3 Hà Nội. Ảnh: Việt Cường
Cấp căn cước gắn chíp từ tháng 1/2021: Tạo thuận lợi cho công dân
Từ tháng 1/2021, Công an TP Hà Nội triển khai cấp căn cước công dân (CCCD) theo mẫu mới (gắn chíp điện tử) cho người dân trên địa bàn. Trong đợt cao điểm này, các lực lượng bố trí máy móc thực hiện công tác cấp thẻ CCCD lưu động, vào tất cả các ngày trong tuần nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người dân.
 Công an quận Thanh Xuân đến khu dân cư cấp căn cước gắn chíp điện tử cho người dân vào dịp Tết Dương lịch 112021. Ảnh: Thái San
Hà Nội hân hoan đón năm mới
Dịp nghỉ Tết Dương lịch 2021, đông đảo người dân Thủ đô phấn khởi xuống đường để thưởng thức các màn trình diễn pháo hoa, sự kiện đếm ngược, cũng như các chương trình nghệ thuật đặc sắc. Đó là hình ảnh đầy xúc động, ngưỡng mộ trong mắt bạn bè quốc tế khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia trên thế giới.
 Người dân đón chào năm mới tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Lại Tấn
Lo ngại chủng virus SARS-CoV-2 mới trong cộng đồng
Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 xuất hiện chủ yếu tại Anh đang khiến thế giới lo lắng vì sự nguy hiểm của nó. Trước tình hình Việt Nam phát hiện ca bệnh biến chủng mới, Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện mạnh mẽ các biện pháp phòng, chống dịch trong đợt cao điểm từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, đặc biệt trong công tác kiểm soát nhập cảnh.
 Công tác phòng dịch tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Ngọc Tú
Mê Linh phát triển sản phẩm OCOP: Không chạy theo số lượng
Giai đoạn 2019 - 2020, huyện Mê Linh phấn đấu có từ 30 - 36 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của TP Hà Nội. Dù tiến độ thực hiện khá chậm so với nhiều địa phương, tuy nhiên kết quả đạt được của Mê Linh là rất đáng khích lệ.
Bưởi đỏ xã Tráng Việt là một trong những sản phẩm OCOP chất lượng của huyện Mê Linh. Ảnh: Lâm Nguyễn
VNPT ra mắt dịch vụ Wifi công cộng trên cả nước
Từ ngày 1/1/2021, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chính thức ra mắt dịch vụ VNPT Wifi Offload. Đây là bước tiến mới nhất trong việc xây dựng hệ thống Wifi công cộng trên khắp cả nước. 
 Khách hàng VinaPhone cùng cài đặt sử dụng dịch vụ VNPT Wifi offload mới ra mắt của VNPT.
Ba từ khóa cho năm 2021
Tạp chí Nikkei Asian Review chọn 3 chữ C để miêu tả 3 vấn đề dự kiến sẽ mang lại những thay đổi lớn nhất cho khu vực châu Á trong năm 2021. Đó là Covid-19, Trung Quốc (China) và khí hậu (Climate).
 Năm 2021 đã đến với những niềm hy vọng mới trên toàn cầu.