Tọa đàm trực tuyến “Vai trò của Hanoisme đối với sự phát triển của Doanh nghiệp”

Kinh Tế Đô Thị
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 4/5, Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Vai trò của Hanoisme đối với sự phát triển của Doanh nghiệp” đã được tổ chức tại trụ sở Báo Kinh tế&Đô thị - 21 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ DN Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, phấn đấu đến năm 2020 cả nước có 1 triệu DN hoạt động, trong đó Hà Nội phấn đấu có thêm 200.000 DN thành lập mới.
Mục tiêu đến năm 2020, xây dựng DN Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, trong đó có các DN có quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Khu vực tư nhân Việt Nam đóng góp khoảng 48 - 49% GDP, khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp khoảng 30 - 35% GDP. Năng suất lao động xã hội tăng khoảng 5%/năm. Hàng năm, có khoảng 30 - 35% DN Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo...
Các khách mời tham gia buổi giao lưu.
Để thực hiện nhiệm vụ này, Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội (Hanoisme) đã thể hiện tích cực vai trò là cầu nối giữa DN với các cơ quan quản lý Nhà nước; kết nối giữa DN với DN là bạn hàng đối tác của nhau. Hiệp hội đã phối hợp với các bộ, ban, ngành của Trung ương, các sở, ban, ngành của TP để tháo gỡ khó khăn cho DN trong lĩnh vực tín dụng, thuế, hải quan, xuất nhập khẩu...; tích cực trong công tác xúc tiến thương mại nội khối; kết nối DN tiêu thụ hàng hóa và hướng dẫn DN tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại do T.Ư và TP tổ chức; tích cực tham gia cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; tổ chức chương trình Cafe Doanh nhân, chương trình Diễn đàn DN Hà Nội.

Nhằm làm rõ vai trò cầu nối cho DN, Ban Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp cùng Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội tổ chức buổi Tọa đàm trực tuyến với độc giả tại địa chỉ http://kinhtedothi.vn với chủ đề: “Vai trò của Hanoisme đối với sự phát triển của Doanh nghiệp”. Sự kiện cũng hướng tới Đại hội Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội lần thứ V, nhiệm kỳ 2018 - 2023 diễn ra vào ngày 11 - 12/5.

Phát biểu khai mạc buổi Tọa đàm, Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Lại Bá Hà cho biết, Nghị quyết 35/NQ-CP về Hỗ trợ và phát triển, trong đó có DN nhỏ và vừa chiếm 97% số lượng DN của cả nước, được đánh giá như một luồng gió mới tạo động lực khuyến khích DN phát triển sản xuất, kinh doanh.

Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Lại Bá Hà phát biểu tại buổi tọa đàm.

Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 30/7/2016 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển DN, nâng cao năng lực cạnh tranh hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020. Trong đó, để đạt mục tiêu là địa phương tiên phong trong cả nước về cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, Kế hoạch đã đề ra những giải pháp chủ yếu.

Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ DN Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, phấn đấu đến năm 2020 cả nước có 1 triệu DN hoạt động, trong đó Hà Nội phấn đấu có thêm 200.000 DN thành lập mới. Mục tiêu đến năm 2020, xây dựng DN Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu DN hoạt động, trong đó có các DN có quy mô lớn, nguồn lực mạnh...

Để thực hiện nhiệm vụ này, Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP đã thể hiện tích cực vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước; kết nối giữa DN với DN là bạn hàng đối tác của nhau. Hiệp hội đã phối hợp với các bộ, ban, ngành của T.Ư, các sở, ban, ngành của TP để tháo gỡ khó khăn cho DN trong lĩnh vực tín dụng, thuế, hải quan, xuất nhập khẩu...; tích cực trong công tác xúc tiến thương mại nội khối; kết nối DN tiêu thụ hàng hóa và hướng dẫn DN tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại do T.Ư và TP tổ chức; tích cực tham gia cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; tổ chức chương trình Cafe Doanh nhân, chương trình Diễn đàn DN Hà Nội.

Nhằm làm rõ vai trò cầu nối cho DN, Ban Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp cùng Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội tổ chức buổi Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Vai trò của Hanoisme đối với sự phát triển của Doanh nghiệp”. Đây cũng nhằm mục đích đánh giá lại những nỗ lực trong cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô trên cơ sở đó kiến nghị những giải pháp trong việc hỗ trợ DN thiết thực hơn trong thời gian tới. Sự kiện nằm trong chuỗi hướng tới Đại hội Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội lần thứ V, nhiệm kỳ 2018 - 2023 diễn ra vào ngày 11 - 12/5, tiếp tục khẳng định vai trò là cầu nối giữa DN với các cơ quan quản lý nhà nước; kết nối giữa DN với DN là bạn hàng đối tác của nhau... để tháo gỡ khó khăn cho DN phát triển sản xuất, kinh doanh...

Thay mặt Hanoisme, ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội cảm ơn báo Kinh tế & Đô thị đã hỗ trợ đơn vị trong thời gian qua.

 Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hanoisme phát biểu tại buổi tọa đàm

Ông Mạc Quốc Anh thông tin, tính đến nay Hiệp hội đã thành lập 23 năm (15/5/1995 - 15/5/2018). Chủ tịch Hiệp hội Đỗ Quang Hiển hiện nay đang trong vai trò Chủ tịch Ngân hàng SHB nên đã có nhiều giải pháp hỗ trợ vốn, tài chính cho DNNVV TP Hà Nội. Trong Hiệp hội đã có nhiều DN lên sàn chứng khoán, nhiều DN được vay được gói ưu đãi của SHB và tổ chức tín dụng như Tân Á Đại Thành, cà phê Minh Tiến...

Bên cạnh đó, Hiệp hội đã tổ chức rất nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, nghiên cứu thị trường... từ đó nhiều dự án hợp tác đầu tư đã được ra đời từ các hội nghị với TP, các bộ ban ngành. Nhiều DN trong Hiệp hội đã trở thành DN chủ lực Hà Nội như: Tân Á Đại Thành, Công ty Cổ phần 22...

Ngoài ra Hiệp hội cũng đã có nhiều hoạt động để thúc đẩy DN nội khối để sử dụng sản phẩm, dịch vụ hàng hóa trong Hiệp hội. Hiện nay Hanoisme đã phân ra 3 nhóm DN: 6 DN nhóm A có nhiều dự án đầu tư cả nước, 20 DN nhóm B chuyên cung cấp sản phẩm dịch vụ cho nhóm A, còn lại hàng nghìn DN nhóm C phục vụ và cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho nhóm B và nhóm A.

Hiện nay Hiệp hội đã được lãnh đạo TP Hà Nội đồng ý đối thoại định kỳ 3 tháng/lần nhằm báo cáo trực tiếp với TP về khó khăn của DN trên địa bàn. Hiệp hội đã và đang trở thành kênh đối thoại thiết thực với các chủ trương, chính sách của nhà nước, kiến nghị nhiều vấn đề của DNNVV Hà Nội với các bộ ban ngành.
KHÁCH MỜI THAM DỰ
  • Tọa đàm trực tuyến “Vai trò của Hanoisme đối với sự phát triển của Doanh nghiệp” - Ảnh 4

    Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - xã hội Hà Nội

    Ông Nguyễn Thành Công

  • Tọa đàm trực tuyến “Vai trò của Hanoisme đối với sự phát triển của Doanh nghiệp” - Ảnh 5

    Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội

    Ông Lê Văn Quân

  • Tọa đàm trực tuyến “Vai trò của Hanoisme đối với sự phát triển của Doanh nghiệp” - Ảnh 6

    - Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Việt Nam

    Bà Trần Thị Thu Hằng

  • Tọa đàm trực tuyến “Vai trò của Hanoisme đối với sự phát triển của Doanh nghiệp” - Ảnh 7

    Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TP Hà Nội

    Ông Nguyễn Việt Xô

  • Tọa đàm trực tuyến “Vai trò của Hanoisme đối với sự phát triển của Doanh nghiệp” - Ảnh 8

    Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội

    Ông Mạc Quốc Anh

  • Tọa đàm trực tuyến “Vai trò của Hanoisme đối với sự phát triển của Doanh nghiệp” - Ảnh 9

    Chủ tịch Chi hội Doanh nghiệp quận Long Biên

    Bà Đào Thị Hương Lan

  • Tọa đàm trực tuyến “Vai trò của Hanoisme đối với sự phát triển của Doanh nghiệp” - Ảnh 10

    Trưởng ban cố vấn Hanoisme

    Bà Trịnh Thị Ngân

Nội dung giao lưu trực tuyến
Bạn đọc Bùi Hồng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) () hỏi:
Ông có thể chia sẻ thông tin về đại hội Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội lần thứ V, nhiệm kỳ 2018 - 2023 diễn ra vào ngày 11 - 12/5.
Tọa đàm trực tuyến “Vai trò của Hanoisme đối với sự phát triển của Doanh nghiệp” - Ảnh 11
Ông Mạc Quốc Anh trả lời:
Theo tôi, năng lực hội nhập của DN hiện nay còn hạn chế (hiểu biết, quản trị, kinh nghiệm hội nhập), thứ hai là chủ trương, chính sách hỗ trợ hội nhập có rất nhiều từ TƯ, bộ ngành, địa phương nhưng ở đâu đó vẫn còn bộ phận nhũng nhiễu làm ảnh hưởng tới DN.  Trong đại hội sắp tơi, chúng tôi sẽ đưa ra kiến nghị: TP cho Hiệp hội được phối hợp các tổ chức liên quan để có bộ chỉ số đánh giá năng lực điều hành, tín nhiệm của các cán bộ viên chức trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời mời viện nghiên cứu đứng ra cùng. Ngoài ra,  tại đại hội sẽ có 111 cá nhân và tập thể DN được TƯ, VCCI, TP khen tặng. Hiệp hội cũng được trao Cờ thi đua của VCCI, của HHDNNVV Việt Nam và Bức trướng của Đảng bộ TP Hà Nội, Bằng khen của UBND TP Hà Nội với thành tích nhiệm kỳ 5 năm vừa qua.
Bạn đọc Nguyễn Thị Hà Ngân (hangannamthanh@gmail.com) hỏi:
Về hoạt động của Hiệp hội trong thời gian qua, các cơ quan chức năng có những nhận xét, đánh giá như thế nào?
Tọa đàm trực tuyến “Vai trò của Hanoisme đối với sự phát triển của Doanh nghiệp” - Ảnh 12
Ông Nguyễn Việt Xô trả lời:

Nội dung quan trọng là vai trò của Hanoisme đã được đề cập sôi nổi trong buổi tọa đàm ngày hôm nay. Hoạt động của Hiệp hội Hanoisme được các DN đánh giá cao với nhiều hoạt động thiết thực phối hợp sở ban ngành để gặp mặt và tháo gỡ kiến nghị, khó khăn trong quá trình hoạt động. Các sự kiện tiêu biểu thường niên có thể kể đến Đêm DN để tôn vinh các DN của Hiệp hội nói riêng và TP nói chung, chương trình Cafe DN và gần đây là buổi gặp mặt trao đổi kiến nghị đề xuất giữa cộng đồng DN nhỏ và vừa với Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung. Những DN nhà nước thuộc khối đang rất tích cực tham gia Hiệp hội và chúng tôi sẽ hướng các DN tiếp tục tham gia tích cực hơn nữa.

 Ông Nguyễn Việt Xô - Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TP Hà Nội phát biểu tại tọa đàm. 


Ngày 14/4 vừa qua, đồng chí Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội, đã làm việc với Đảng ủy Khối DN và tập hợp 29 ý kiến đã qua sàng lọc về đất đai, vốn, cơ chế chính sách, các định mức kinh tế kỹ thuật cho các DN hiện nay... Theo đó, các ý kiến được đồng chí Hoàng Trung Hải trực tiếp giao cho các sở ban ngành liên quan có đại diện trong cuộc làm việc, tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng.
Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/2/2012 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ nay đến năm 2020, trong hơn 5 năm vừa qua đã thực sự đi vào đời sống. Cho tới nay, 23 quận huyện đã thành lập được đảng bộ khối DN, và dự kiến hoàn thàhn 100% tiến trình này cho tới năm 2019.
Qua đây chúng tôi cũng kiến nghị mở rộng đối tượng, xem xét kết nạp chủ DN tư nhân vào Đảng cho Đảng ủy khối và quận huyện. Cùng những nỗ lực này, Đảng ủy Khối kỳ vọng sẽ thúc đẩy để Hà Nội đạt mục tiêu đóng góp 1 triệu DN cho đất nước từ nay đến năm 2020.

Bạn đọc Trần Thị Thanh Lan (quận Ba Đình, Hà Nội) () hỏi:

Bà có ý kiến gì về việc nâng cao vai trò của Hanoisme trong thời gian tới?

Tọa đàm trực tuyến “Vai trò của Hanoisme đối với sự phát triển của Doanh nghiệp” - Ảnh 14
Bà Đào Thị Hương Lan trả lời:
Tôi cảm thấy vấn đề hậu thành lập DN vẫn còn có một khoảng trống. Bởi khi Sở có đăng ký thành lập DN, gửi về các quận, gửi về phòng kinh tế, phòng thống kê, phòng thuế cũng sẽ không làm gì nếu DN không đóng thuế. Nếu không có hoạt động gì thì sẽ nhận trát phạt… DN rất lo lắng.
Tất cả vấn đề hỗ trợ cho DN đều đã có từ “hỗ trợ…”, tất cả các quận huyện hỗ trợ DN – nhưng dùng từ này mà không có nghĩa vụ thực hiện thì cũng vô ích. Khối quận huyện khi giải quyết cho DN bị cản trở bởi từ hỗ trợ. Cách đây không lâu, Hanoisme đã giới thiệu tổ chức bếp ăn Thụy sỹ cho quận Long Biên, tổ chức này đề nghị hỗ trợ trên 2 tỷ cho phát triển DN Long Biên. Chúng tôi đã làm việc với quận Long Biên nhưng không có kết quả, lãnh đạo quận thờ ơ với việc này nên là tổ chức Bếp ăn Thụy Sỹ đã rút lại 2 tỷ, điều này rất thiệt thòi cho DN.
Tôi xin đề nghị giao cho tổ chức hội nghề nghiệp hỗ trợ DN trong giai đoạn hậu thành lập, kinh phí trích từ quy hỗ trợ DN. Chúng tôi hỗ trợ DN sau thành lập đi vào nền nếp, sát cánh cùng họ. Giao cho Hanoisme lấy phiếu tín nhiệm các sở, ngành, quận, huyện… qua đó nâng cao vai trò của Hanoisme, vừa hỗ trợ cho cấp chính quyền, vừa hỗ trợ cho DN.
Bạn đọc Tú Thanh (tranthanhtuhanam@gmail.com) hỏi:
Hiệp hội có những kiến nghị như thế nào với các cơ quan chức năng để hỗ trợ tối đa cho các DNNVV Hà Nội trong thời gian tới?
Tọa đàm trực tuyến “Vai trò của Hanoisme đối với sự phát triển của Doanh nghiệp” - Ảnh 15
Ông Mạc Quốc Anh trả lời:

Từ nay đến năm 2019, Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá các DN. Hiệp hội mong muốn TP có nhiều ưu tiên, ưu đãi tạo sân chơi phù hợp với năng lực của DNNVV vì đây là lực lượng chiếm 98% DN Hà Nội. Đặc biệt TP cần tạo ra các liên kết theo chuỗi, hiện nay Hà Nội đang có nhiều DN chủ lực - dẫn dắt DNNVV và DN khởi nghiệp cung cấp dịch vụ, hàng hóa, sản phẩm...

 

Bên cạnh đó mong muốn TP hỗ trợ DN khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Hà Nội. Đây là nguồn lực lớn của của TP do Hà Nội là nơi tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu...
Một năm nên tổ chức 2 buổi giao lưu, tọa đàm liên quan đến hội nhập, đầu tư để kêu gọi các nguồn lực. TP nên có kênh truyền thông chính thống để kêu gọi các DNNVV để đầu tư các công trình an sinh xã hội. Trước nay các DN Hà Nội ít được trúng thầu, nguồn lực của DN TP còn rất lớn nhưng lại đầu tư đi các tỉnh thành khác...

Bạn đọc Lê Thị Nhàn (nhanthanhhoa@gmail.com) hỏi:

Có 1 vấn đề hiện nay mà bản thân tôi rất thắc mắc, đó là có tình trạng các hộ kinh doanh không chịu “lớn”! Vậy nguyên nhân tại sao?

Tọa đàm trực tuyến “Vai trò của Hanoisme đối với sự phát triển của Doanh nghiệp” - Ảnh 17
Ông Mạc Quốc Anh trả lời:
Về vấn đề này, bản thân tôi đã được tham gia tổ tư vấn của TP Hà Nội, qua tiếp xúc với các hộ kinh doanh, tôi nhận thấy lý do họ không muốn lớn vì khi còn nhỏ họ có thể che dấu doanh số, doanh thu. Thứ hai là khi trở thành công ty TNHH, công ty cổ phần thì thương hiệu có thể phải thay đổi. Nếu đối chiếu với 63 tỉnh/thành mà thương hiệu của hộ kinh doanh đó bị trùng với công ty thành lập trước đó thì không được sử dụng. Bên cạnh đó, các hộ kinh doanh nhỏ có phân khúc thị trường cụ thể, họ thấy không cần thiết mở rộng quy mô. Họ nghĩ với khả năng chỉ với mô hình này thì đã phát triển tốt rồi.
Trên thực tế nhiều hộ kinh doanh có 40 - 50 lao động phát triển hơn cả DN cổ phần, TNHH. Doanh thu của họ rất cao nhưng thuế đóng rất ít (thuế khoán), đây cũng là 1 trong những vấn đề liên quan đến thất thoát nguồn thu thuế của Nhà nước.
Về mặt khách quan, hiện nay có nhiều chính sách hỗ trợ để hộ kinh doanh phát triển thành DN, nhưng vướng mắc nằm ở thuế - thương hiệu - thị trường. Từ thực tế tôi kiến nghị nên bỏ mô hình hộ kinh doanh. Khi đã tham gia kinh tế thị trường thì phải thành lập công ty. Để thực hiện vấn đề này cần vận động tuyên truyền để hộ kinh doanh thay đổi tư duy. Thị trường sẽ quyết định loại hình kinh doanh của các công ty...
Bạn đọc Lê Hoàng Hương (hoanghuong1234@gmail.com) hỏi:

Hà Nội đặt mục tiêu tới năm 2020 có 400.000 DN, nhưng hiện nay Hà Nội mới có hơn 250.000 DN. Để hoàn thành mục tiêu này thì cần khuyến khích các cơ sở sản xuất phát triển thành công ty. Nhưng thực tế có nhiều cơ sở không muốn phát triển lên DN. Nguyên nhân tại sao?

Tọa đàm trực tuyến “Vai trò của Hanoisme đối với sự phát triển của Doanh nghiệp” - Ảnh 18
Ông Lê Văn Quân trả lời:
Năm 2017, CP chính thức thông qua Luật hỗ trợ DNNVV, trong đó điều 16 thể hiện chủ trương chuyển đổi hộ kinh doanh sang DN.
Hộ kinh doanh không muốn lên DN có nhiều lý do. Vì đây là mô hình nhỏ lẻ, ngại thay đổi, không thấy lợi ích chuyển lên DN. Gần đây Sở KH&ĐT có tham mưu TP xây dựng 2 đề án về khởi nghiệp. Trong đó có nhiều chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh lên DN như tư cách pháp nhân, ưu đãi cho DN chuyển đổi, được tư vấn pháp lý…
Ngoài ra, hộ kinh doanh cũng e ngại mất thêm chi phí cho kế toán, thuế, nhiều thủ tục, bị thanh tra kiểm tra… Là cq tham mưu cho TP, Trung tâm thấy những lo ngại của hộ kinh doanh chỉ là 1 phần nhưng TP rất quyết liệt.
Tháng 7/2018, TP sẽ xin ý kiến của HĐND về đề án hỗ trợ khởi nghiệp. Đề án này sẽ giúp cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ chuyển đổi lên DN.
Trung tâm sẽ là nơi tiếp nhận yêu cầu chuyển lên DN từ hộ kinh doanh, đi cùng với đó là tư vấn về mặt pháp lý, tài chính …
Hiện tại trên địa bàn TP có 270.000 hộ kinh doanh, nếu được triển khai đề án sẽ có số lượng lớn DN ra đời.
Bên cạnh đó đề án cũng hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN vay tín chấp với lãi suất thấp. Đây là quyết định đột phá của TP và TƯ nhằm giúp HN đạt được mục tiêu 400.000 DN trên địa bàn vào năm 2020.
Theo con số thống kê mới nhất, trong 4 tháng đầu năm, HN đã có gần 8.000 DN mới thành lập.
Ông Nguyễn Thành Công trả lời:
Để có 400.000 DN trong thời gian tới là một ước mơ. Tuy nhiên, chính quyền Hà Nội cần tập trung thêm vào hai mảng. Thứ nhất là các hợp tác xã, hoạt động theo quy định, theo quy định, một hợp tác xã có thể thành lập DN riêng. Thứ 2 các hộ sản xuất tại làng nghề là tiềm năng lớn, cần vận động họ vào DN một cách hợp lý, bởi hiện số lượng làng nghề tại Hà Nội chiếm 1/3 toàn quốc.
Bà Trần Thị Thu Hằng trả lời:
Về vấn đề nhiều hộ kinh doanh còn “ngại” lên làm DN, như tôi được biết có các hộ vốn điều lệ chỉ ở mức 1 triệu đồng. Với cơ sở đó, họ có khả năng trốn thuế, không chịu trách nhiệm lớn và mang lại rủi ro cho đối tác. Nhiều hộ kinh doanh đã chuyển lên làm công ty để duy trì quan hệ với công ty tôi.

Mục tiêu 400.000 DN không khó, nhưng cần có cơ chế để khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể trở thành DN.

Bạn đọc Trần Mạnh (bautroiphiatruoc124@gmail.com) hỏi:
Thực tế qua khảo sát, đánh giá thì lý do Nghị quyết 35 chưa thực sự đi vào cuộc sống là do bộ phận thực thi cấp dưới ở địa phương chưa thực sự vào cuộc quyết liệt?
Tọa đàm trực tuyến “Vai trò của Hanoisme đối với sự phát triển của Doanh nghiệp” - Ảnh 19
Bà Trịnh Thị Ngân trả lời:

Với sự vào cuộc quyết liệt hiện nay của các bộ ban ngành, đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho DNNVV. Trong bối cảnh đó, TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 74.

Bà Trịnh Thị Ngân phát biểu tại buổi tọa đàm.

Trong thời gian qua, Hiệp hội đánh giá cao sự tích cực TP Hà Nội trong việc giải quyết các vấn đề khúc mắc của DN. Nhiều chỉ đạo sát sao đã được đưa ra giải quyết ngay. Hiện, các kiến nghị của DN thường được phản hồi sau 15 ngày, với những vấn đề cấp bách, 7 ngày có thể đã có câu trả lời.
Tuy nhiên, khi đi vào triển khai thực tế vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc, như về vấn đề thanh kiểm tra. Nhiều DN trong Hiệp hội phản ánh có quá nhiều cuộc thanh kiểm tra của các cơ quan chức năng, nhiều khi chồng chéo, lãng phí thời gian của DN. Mặt khác, vấn đề kê khai hải quan tại nhiều địa phương còn chưa đồng nhất, dẫn đến việc thông quan hàng hóa của DN chậm.
Trong khi đó các kiến nghị về chính sách thuế của Hiệp hội đã được các cơ quan chức năng, nhất là Bộ Công Thương tiếp thu và sửa đổi, đặc biệt là lĩnh vực an toàn thực phẩm và xăng dầu.

Bạn đọc Ngô Hoàng Bảo Ly (baoly@gmail.com) hỏi:
Trong số 240.000 DN trên địa bàn TP Hà Nội, tỷ lệ DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xin hỏi ông, giải pháp nào để phát triển DN trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn?
Tọa đàm trực tuyến “Vai trò của Hanoisme đối với sự phát triển của Doanh nghiệp” - Ảnh 21
Ông Nguyễn Thành Công trả lời:
Rõ ràng, phải khẳng định rằng, để phát triển nông nghiệp nông thôn, cần đưa DN vào, đây là con đường duy nhất. Hà Nội có những thuận lợi sau đây mà nhiều địa phương chưa làm được. Hà Nội được quy hoạch xong, ví dụ như rau, Hà Nội có 20 vùng…
Bên cạnh đó, Hà Nội có 5 Nghị quyết về nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhien, đến thời điểm hiện tại, nhiều DN không biết tới 5 Nghị quyết này, đây là một thiệt thòi đối với các DN. Như vậy, tại sao có nhiều thuận lợi như thế, nhiều DN chưa vào được trong các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Thứ nhất, việc đưa DN vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cần một phong trào, các cấp các ngành cần tích cực vận động, mang tinh thần khởi nghiệp vào nông thôn.
Thứ hai là sự hợp tác giữa DN và các viện nghiên cứu, đào tạo, chính quyền.
Thứ 3 là câu chuyện về chuỗi sản xuất, giữa những người sản xuất, bảo quản và tiêu dùng. Bây giờ khó nhất là thị trường, giải quyết được bài toán thị trường, thì DN đó sẽ thắng lợi nếu nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Phải sự hợp tác toàn diện để phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Bạn đọc Nguyễn Thị Minh (nguyenthiminh0912@gmail.com) hỏi:

Đứng về góc độ DN, bà cho ý kiến về việc giải cứu nông sản trong thời gian qua?

Tọa đàm trực tuyến “Vai trò của Hanoisme đối với sự phát triển của Doanh nghiệp” - Ảnh 22
Bà Trần Thị Thu Hằng trả lời:
Về vấn đề giải cứu sản phẩm nông sản của bà con nông dân trong thời gian qua, tôi nhận thấy: Năm trước, nông dân thường trồng loại cây dễ trồng, dễ thu nhập kiếm được cả trăm triệu, đến năm sau vẫn trồng vì lợi nhuận. Nhưng thị trường thường tự điều tiết, số lượng hộ tham gia trồng nhiều nên mới xảy ra tình trạng “vỡ trận”.
Theo tôi, các trang trại cần có kế hoạch trồng, và trồng theo đơn đặt hàng của DN và DN phụ trách bao tiêu. DN sẽ giao tiền trước cho trang trại, điều này đảm bảo lợi ích của người trồng.
Còn một vấn đề nữa là, chẳng hạn tại huyện Mê Linh, mặc dù phía xã muốn DN xuống hợp tác giúp phát triển nông sản nhưng khi DN xuống đề nghị hợp tác thì bà con lại không đủ sản phẩm vì thế bà con ra chợ mua hàng không rõ nguồn gốc về.
 Bà Trần Thị Hằng phát biểu tại buổi tọa đàm.
Hiện tại, việc ứng dụng công nghệ cao sẽ giúp phát triển nông nghiệp rất hiệu quả. Nhưng DN cũng mong muốn bà con phải hợp tác lâu dài thì mới có hiệu quả.
Chẳng hạn, chúng tôi đã hợp tác với tỉnh Hà Nam phát triển bánh đa nem. Nhưng bánh đa nem làm theo tiểu ngạch nên không xuất khẩu được. Đi sâu tìm hiểu thì phía làng nghề cần DN đầu tư để phát triển sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Và chúng tôi đã cùng hợp tác với DN để xây dựng lò sấy, nhà sấy sản phẩm để làm được bánh đa nem đảm bảo ATVSTP, giá tốt, đủ điều kiện xuất khẩu mà không còn phải phụ thuộc vào thời tiết như trước. Chúng tôi nhận thấy rằng, khi tư duy của người sản xuất thay đổi sẽ giúp chất lượng hàng nông sản của Việt Nam nâng cao hơn.
Bạn đọc Vũ Mạnh - quận Hà Đông () hỏi:

Ông nhận diện thế nào về vai trò của DN đối với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?

Tọa đàm trực tuyến “Vai trò của Hanoisme đối với sự phát triển của Doanh nghiệp” - Ảnh 24
Ông Nguyễn Thành Công trả lời:
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thực chất là thay đổi về chất, công nghệ, huy động nguồn lực, trí tuệ nhân tạo, kinh tế mạng, phát triển ngành mới. Đối với xu thế này thì một DN nhỏ và vừa cần phải làm gì. DN đứng trước một yêu về công nghệ, sản xuất, quản trị và phục vụ cho người tiêu dùng.
Cụ thể, đối với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, các DN Hà Nội nói riêng và toàn quốc nói chung cần phải làm gì:
Việt Nam có phong trào khởi nghiệp, chủ yêu các DN phát triển theo hướng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. DN nhỏ và vừa có nhiều thuận lợi khi đi theo hướng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đó là không đòi hỏi quy mô nhiều. Bên cạnh đó, chính quyền Hà Nội đã, đang và chuẩn bị phê duyệt kế hoạch hỗ trợ cho các DN đổi mới sáng tạo. DN đổi mới sáng tạo có nhiều ý tưởng mới. Ví dụ có ý tưởng các khu đô thị, khu chung cư, đưa công nghệ thông tin, thành lập các chỗ để rác đó để tích điểm và được tiền, rác đó để đi bán. Nhiều nhà tài trợ quan tâm đến lĩnh vực này, vừa giải quyết vấn đề xã hội, vừa giải quyết vấn đề kinh tế. Đây là việc Hà Nội làm đầu tiên.
Các vườn ươm khởi nghiệp sáng tạo cần phải được đầu tư. Cần có sự điều chỉnh lại cơ cấu ngành, DN tại Hà Nội. Lĩnh vực nông nghiệp còn ít mà chủ yếu là DN dịch vụ. Cần có sự chuyển dịch cơ cấu ngành lĩnh vực, DN chưa đáp ứng được cần có sự chuyển dịch vào nông nghiệp, điều mà người nông dân không thể làm được nếu thiếu sự hỗ trợ của các DN, viện nghiên cứu. Để hỗ trợ cho các DN còn khó khăn, cần có chuỗi liên kết giữa nông dân và tiêu thụ. DN nông nghiệp cần có hợp tác với ngành dịch vụ để giải bài toán về tiêu thụ.
Hà Nội sản xuất đại trà cần nhường chỗ cho các tỉnh, thành. Hà Nội cần phát triển ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin, DN Hà Nội cung cần hướng đến. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 không cần yêu cầu vốn mà là ý tưởng.
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0, DN không thể đừng vững một mình, cần hợp tác với các viện nghiên cứu hiệp hội, chính quyền mới có thể huy động sự tham gia tích cực của DN vừa và nhỏ trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Bạn đọc Lan Anh (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) (nguyenlananh10@gmail.com) hỏi:

Bà đánh giá như thế nào về việc hỗ trợ doanh nghiệp của Hanoisme thời gian qua?Để làm tốt hơn, DN mong gì ở cơ chế, chính sách?

Tọa đàm trực tuyến “Vai trò của Hanoisme đối với sự phát triển của Doanh nghiệp” - Ảnh 25
Bà Đào Thị Hương Lan trả lời:
Nói đến vai trò của Hanoisme phải nhắc đến vai trò của cả 3 phía là chính quyền, các Hiệp hội và chính bản thân DN.
Trên thế giới, các tổ chức nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung. “Vậy, tại sao, nước mình lại thuế một cơ quan là cầu nối giữa DN và chính quyền?”- đó là câu hỏi chúng tôi đã đặt ra cách đây 10 năm. Năm 2008, tôi đã đề xuất với lãnh đạo quận Long Biên về việc nên có một Hội nghề nghiệp để là cầu hối kết nối với DN và nhận được sự ủng hộ của quận, của TP và của nhiều cơ quan liên quan như DN, Sở Nội vụ…
 Bà Đào Thị Hương Lan phát biểu tại buổi giao lưu.
Trải qua 10 năm hoạt động, Chi hội DN quận Long Biên đã trải qua nhiều thời điểm khó khăn. Đó là việc làm sao để thu hút DN tham gia, làm sao để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN, làm sao để thực sự là một cầu nối tiếp sức cho DN trong phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh… Và thực tế, qua 10 năm hoạt động, Hội là nơi cung cấp thông tin đầy đủ, hiệu quả cho DN, kết nối từ DN đến tất cả các cấp thẩm quyền, các Hội của nước ngoài. Từ đó, DN tìm thấy nhiều cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh… Chúng tôi cũng đã kết nạp là Hội viên của một hội kỹ thuật của Đức. Đây là cơ hội các DN trong Hội tiếp xúc công nghệ tiên tiến. Hai dự án chúng tôi đã làm và làm thành công là Dự án Nghị định thư giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức. Đề tài Nghiên cứu và Sản xuất Hạt cốt liệu nhẹ từ phế thải phá dỡ xây dựng tại Việt Nam và Dự án chuyển giao công nghệ đã triển khai thành công.
Cá nhân tôi cũng cho rằng, bản thân các DN cũng rất cần cố gắng. Các DN cũng phải bỏ thời gian tiếp xúc, nhận thông tin… nắm bắt cơ hội. Các DN Việt cũng phải đầu tư, còn rón rén trong đầu tư công sức, thời gian, tiền bạc. Ngoài ra, DN Việt khá tự ti khi tiếp xúc với các cơ hội.
Bạn đọc Chủ tọa (Vancuongnguyen@gmail.com) hỏi:

Các DN đánh giá như thế nào việc hỗ trợ doanh nghiệp của Hanoisme thời gian qua? Để làm tốt hơn, DN mong gì ở cơ chế, chính sách?

Tọa đàm trực tuyến “Vai trò của Hanoisme đối với sự phát triển của Doanh nghiệp” - Ảnh 27
Bà Trần Thị Thu Hằng trả lời:
Đại diện các DN, bà Lê Thị Thu Hằng - Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Việt Nam cho biết: Hiệp hội đã làm tốt vai trò tập hợp, đoàn kết, giúp đỡ nhau tạo sức mạnh của cộng đồng DN nhỏ và vừa trong TP Hà Nội, là cầu nối cho sự hợp tác kinh tế giữa các DN hội viên thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm mục đích nâng cao khả năng kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các DN trong nền kinh tế hội nhập và phát triển, trong đó hội viên đều là khách hàng, là đối tác và chính là các nhà đầu tư chiến lược của nhau.
Hiệp hội đã đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên thông qua việc tập hợp ý kiến, kiến nghị của DN, đề xuất với TP Hà Nội và các Sở, ngành chức năng để tháo gỡ khó khăn cho DN, đồng thời tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến vào các văn bản chính sách, pháp luật liên quan và tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách pháp luật, kiến thức cho DN, tạo cơ hội cho DN có điều kiện trao đổi với các chuyên gia theo từng lĩnh vực chuyên môn.
Dẫn chứng câu chuyện thực tế tại DN mình, bà Hằng chia sẻ: Ban đầu khi thành lập, DN bà gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về cơ chế. Năm 2013, khi tham gia Hanoisme, cái được lớn nhất của DN không phải là về tiền, về vật chất mà chính là sự giúp đỡ về hướng phát triển, tư vấn chính sách. Hiệp hội đã làm rất tốt vai trò hỗ trợ DN của mình. Trong thời gian tới, bà Hằng bày tỏ mong muốn Hanoisme tiếp tục phát huy các thế mạnh của mình, làm cầu nối cho các DNNVV Hà Nội phát triển, vươn lên mạnh mẽ.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần