Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu”

Kinh Tế Đô Thị
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Sáng 21/8, tại Hà Nội, báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Sở Công Thương, Sở Y tế tổ chức buổi Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu”.

Có thể nói, tình trạng ngộ độc thực phẩm luôn rình rập bất cứ thời điểm nào trong năm. Đặc biệt mùa Trung thu năm nay, mối lo ngại lớn việc mất ATVSTP trong sản xuất, tiêu dùng bánh Trung thu. Hiện bánh Trung thu được sản xuất từ 3 nguồn: của các công ty (hãng), của các nhà sản xuất thủ công, gia đình tự sản xuất, đặc biệt mấy năm qua bùng nổ sản phẩm bánh Trung thu handmade.
Dù đã có nhiều nỗ lực trong quản lý, kiểm soát ATTP, song vẫn còn đó những khó khăn, bất cập, còn đó những nỗi lo của người tiêu dùng.
 Các khách mời tham gia buổi giao lưu trực tuyến.
Thực hiện Kế hoạch số 237/KH-UBND ngày 24/12/2018 của UBND TP về Công tác ATTP TP Hà Nội năm 2019; Kế hoạch số 25/KH-KTĐT của báo Kinh tế và Đô thị về Phối hợp tuyên truyền về công tác đảm bảo ATTP TP Hà Nội năm 2019, báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Sở Công Thương, Sở Y tế tổ chức buổi Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu”.
Tham dự buổi Tọa đàm hôm nay có sự tham gia của các vị đại biểu, các vị khách quý:
- Về phía lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội có: ông Đàm Tiến Thắng – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội
- Về phía Cục Quản lý Thị trường Hà Nội có ông Nguyễn Đắc Lộc – Phó Cục Trưởng Cục quản lý thị trường Hà Nội
- Về phía Sở Y tế Hà Nội có: ông Trần Ngọc Tụ - Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội
- Về phía đại diện quận, huyện có: Bà Phạm Thị Chinh - Phó Trưởng phòng kinh tế quận Bắc Từ Liêm
- Bà Nguyễn Thanh Hương – Phó Trưởng phòng Kinh tế UBND Tây Hồ
- Bà Nguyễn Thị Mai Lan – Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức
- Về phía Đại diện Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu có: Đại diện bếp trưởng Khách sạn Marriott Hanoi; Đại diện Công ty cổ phần bánh ngọt Anh Hòa; Đại diện công ty cổ phần Bánh mứt kẹo Hà Nội.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế&Đô thị Lại Bá Hà cho biết: “Qua công tác tuyên truyền, phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền về an toàn thực phẩm trên báo Kinh tế&Đô thị trong thời gian qua đã đem lại hiệu quả tích cực. Nhân dịp sắp đến Tết Trung thu, khi thị trường bánh trung thu đang sôi động, báo Kinh tế&Đô thị phối hợp Sở Công thương, Sở Y tế phối hợp tổ chức buổi tọa đàm về "Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” nhằm đáp ứng thông tin của bạn đọc. Thay mặt ban biên tập báo Kinh tế&Đô thị, xin gửi tới các vị đại biểu và khách mời lời chúc sức khỏe, rất mong các quý vị tham gia buổi tọa đàm hôm nay sẽ trao đổi trên tinh thần thẳng thắn, khách quan nhằm góp ý kiến hữu ích giúp thị trường bánh Trung thu an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm."
KHÁCH MỜI THAM DỰ
  • Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 2

    Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội

    Ông Đàm Tiến Thắng

  • Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 3

    Phó Cục Trưởng Cục quản lý thị trường Hà Nội

    Ông Nguyễn Đắc Lộc

  • Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 4

    Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội

    Ông Trần Ngọc Tụ

  • Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 5

    Phó Trưởng phòng Kinh tế UBND Tây Hồ

    Bà Nguyễn Thanh Hương

  • Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 6

    Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức

    Bà Nguyễn Thị Mai Lan

  • Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 7

    Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bánh mứt kẹo Hà Nội

    Ông Vương Trọng Tuấn

  • Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 8

    Đại diện Bếp trưởng Khách sạn Marriot Hanoi

    Bà Ngô Thị Vân

  • Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 9

    Đại diện Công ty Cổ phần Bánh kẹo liên doanh Maiays Việt Nam

    Bà Lê Thu Hiền

  • Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 10

    Chi cục Phó Chi cục ATVSTP Hà Nội

    Bà Hoàng Minh Thu

  • Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 11

    Trưởng phòng Y tế quận Bắc Từ Liêm

    Ông Trần Hùng Mạnh

  • Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 12

    Phó Trưởng phòng kinh tế quận Bắc Từ Liêm

    Bà Phạm Thị Chinh

  • Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 13

    Đại diện Công ty cổ phần bánh ngọt Anh Hòa

    Bà Hồ Thị Hoa

Nội dung giao lưu trực tuyến
Bạn đọc hoabanglang1985@gmail.com (Đoàn Phương) hỏi:
Ông bà đánh giá về ý thức thực hiện các qui định an toàn thực phẩm trong việc sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu thời gian gần đây?
Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 14
Ông Trần Ngọc Tụ trả lời:
Về nhận thức và trách nhiệm trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung, trong sản xuất bánh Trung thu nói riêng: Dưới góc độ quản lý, người đứng đầu các cấp có thẩm quyền trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm luôn phải nêu cao nhận thức, trách nhiệm của mình trong công tác. Với người tiêu dùng cần luôn luôn quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Ông Trần Ngọc Tụ trao đổi tại buổi tọa đàm.
Với các cơ sở sản xuất cần nhận thức rằng việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gắn liền với sinh mệnh, sự tồn tại của doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều công ty đã hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này và đầu tư cơ sở vật chất rất khang trang. Bên cạnh đó xây dựng hệ thống bảo quản, tìm nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng.
Về phía đơn vị, vào khoảng tháng 11, 12 hàng năm, chúng tôi đều có cuộc khảo sát ngẫu nhiên ở 3 đối tượng: Nhà quản lý, người tiêu dùng, người kinh doanh. Mỗi đối tượng được phát 360 phiếu. Những phiếu này đều có đầy đủ các câu hỏi để đánh giá được nhận thức của các nhóm.
Kết quả cao nhất thuộc về nhóm đối tượng các nhà quản lý (93%), tiếp đó là nhóm chủ cơ sở sản xuất (89%), người tiêu dùng (87%).
Bạn đọc Thanh Tiến (tienthanh1232@gmail.com) hỏi:
Có những loại bánh Trung thu có hạn sử dụng tới nửa năm. Vậy theo ông, bà bánh Trung thu có hạn dụng lâu như vậy liệu có đảm bảo an toàn?
Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 16
Bà Hoàng Minh Thu trả lời:

Thông thường, với loại bánh dẻo thời hạn sử dụng từ 15-20 ngày; bánh nướng từ 20-30 ngày. Trên thực tế có những cơ sở sản xuất ghi thời hạn sử dụng bánh đến hơn 1 tháng thì chắc chắn sử dụng chất bảo quản.

Tuy nhiên cơ sở được sử dụng chất bảo quản trong giới hạn, hàm lượng cho phép. Khi sử dụng chất bảo quản trong mức cho phép thì hoàn toàn hợp lệ.

Ngoài ra, trong quá trình bảo quản phải đảm bảo đúng quy định như ở nơi thoáng mát, chống ánh nắng trực tiếp, tránh côn trùng... thì sản phẩm đó mới đảm bảo được hạn như trên bao bì đã ghi.

Bạn đọc Lâm Nguyễn (lamng@gmail.com) hỏi:
Cơ quan chức năng sẽ có các biện pháp như thế nào trong thời gian tới để kiểm soát chất lượng ATVSTP?
Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 17
Ông Đàm Tiến Thắng trả lời:

Ngành Công thương đã chủ động xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm cả năm, chứ không chỉ trong dịp trung thu. Riêng với bánh trung thu, ngành công thương đã tham mưu thành phố thành lập đoàn kiểm tra liên ngành ở tất cả các quận huyện, nhất là những khu vực sản xuất bánh trung thu.

 Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện thanh kiểm tra, nếu phát hiện trường hợp vi phạm sẽ xử lý nghiêm và đưa lên thông tin đại chúng để cảnh báo người tiêu dùng. Nhân đây, tôi cũng yêu cầu đơn vị quản lý thị trường kiểm soát chất lượng nguyên liệu nhập khẩu, làm tốt và ngăn chặn các hành vi vi phạm chất lượng.

 Chúng tôi sẽ có chương trình hậu kiểm trong tháng 8 với các cơ sở sản xuất bánh trung thu, cụ thể là các cơ sở do sở công thương cấp giấy chứng nhận attp, nhằm phòng ngừa tình trạng vi phạm và các hành vi gian dối.

 Tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp thủ đô tham gia vào thị trường bánh trung thu đã có truyền thống cung cáp bánh trung thu, đề nghị các doanh nghiệp nâng cao ý thức trách nhiệm với xã hội, chúng ta hoạt động trên cơ sở hài hoà lợi ích xã hội, người tiêu dùng và doanh nghiệp, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

 Với những giải pháp thổng thể như vậy, tôi hi vọng thị trường bánh trung thu Hà Nội năm nay sẽ phát triển tốt, tạo điều kiện cho người dân thủ đô và khách tham quan có cơ hội sử dụng những sản phẩm có chất lượng.

Bạn đọc Nguyễn Thu Thảo (thutha0986@gmail.com) hỏi:
Hàng năm, sau mỗi mùa Trung thu, số lượng bánh tồn khá lớn, nhiều
tuyến đường nẻo phố ở Hà Nội đổ đống bán với giá rẻ bèo, việc này quận
Bắc Từ Liêm kiểm soát thế nào?
Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 18
Bà Phạm Thị Chinh trả lời:
Tại quận Bắc Từ Liêm, các hộ sản xuất đều có nghệ thuật trong sản xuất cũng như kinh doanh bánh Trung thu. Kinh nghiệm của họ là họ đều nhận đơn hàng rồi mới sản xuất bánh, có những nơi họ sản xuất bánh theo định lượng hàng bán hàng năm. Nên số lượng bánh bán tồn rất ít, không đáng kể.
Các hộ sản xuất giờ rất giữ uy tín, thương hiệu rất cao. Nếu có hàng tồn thì các hộ đều tự thiêu hủy chứ không bày bán tràn lan. Quận Bắc Từ Liêm chưa phải xử lý những trường hợp còn thừa ế mà mang đi bán hàng ở ngoài thị trường sau Trung thu.
Bạn đọc Trương Thị Mây (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) hỏi:
Tình hình kiểm soát việc quảng cáo bánh Trung thu handmade như thế nào?
Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 19
Ông Nguyễn Đắc Lộc trả lời:
Quảng cáo về bánh Trung thu handmade có quy định chung là phải xin phép. Nhưng hiện nay có nhiều hình thức bán hàng đa kênh chưa quản lý được như trên mạng xã hội Zalo, Facebook... Với quy định truyền thống, chưa quản lý được toàn bộ việc quảng cáo của các hộ sản xuất trên nhiều kênh như trên. Tuy nhiên, về quy định, các hộ tuyên truyền quảng cáo phải chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, chúng tôi vẫn xử lý nhiều vụ việc tuyên truyền quảng bá chưa đúng như sản phẩm, được phản ánh qua ý kiến của người tiêu dùng và báo chí. 
Bạn đọc Vũ Hoài Thu (Đội Cấn, Hà Nội) hỏi:
Khó khăn nhất trong kiểm soát ATTP bánh Trung thu là gì, thưa ông (bà)?
Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 20
Ông Đàm Tiến Thắng trả lời:
Các DN đã nói một số góc nhìn về công tác quản lý nhà nước về thực hiện quy trình kiểm tra. Sở công thương là đơn vị có trách nhiệm kiểm soát chất lượng sản phẩm, ở đây cụ thể là từ quá trình sản xuất đến phân phối sản phẩm bánh trung thu, theo đúng quy định của Bộ Công thương. Những hoạt động mà Sở Công thương thực hiện bao gồm cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện, cấp giấy phép sản xuất với trường hợp đặc biệt.. Chúng tôi biết kể cả trường hợp các cơ quan nhà nước kiểm tra liên tục mà doanh nghiệp không chủ động kiểm soát chất lượng thì vẫn không thể đảm bảo đủ các điều kiện, liên quan đến máy móc, thiết bị, hay người lao động.
 Việc kiểm tra an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước chỉ là chụp ảnh ở thời điểm đó và phân tích ảnh vào lúc đó, nhưng việc sản xuất là quá trình rất dài, không chỉ ở thời điểm kiểm tra. Tôi muốn gửi thông điệp với các doanh nghiệp rằng hoạt động kiểm tra là nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động để phát triển bền vững tiến bộ.
 Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển ngày càng cao, với việc xuất hiện nhiều sản phẩm thời thượng, nhưng ngày mai có thể sẽ trở thành dĩ vãng. Đồng thời, tư duy tiêu dùng, sở thích của người dân sẽ biến đổi không ngừng.
 Sản phẩm bánh trung thu là mặt hàng thực phẩm truyền thống, tôi nghĩ trong tương lai sẽ có sản phẩm khác thay thế. Câu hỏi ở đây là chúng ta cần ứng xử với bánh trung thu như thế nào? Tôi cho rằng những sản phẩm truyền thống phải không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và người tiêu dùng.
 Tuy nhiên, hiện đang có sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ về quá trình đầu tư, quản lý chất lượng quy trình. Do các doanh nghiệp nhỏ lẻ chưa đầu tư tương xứng trong quá trình này, qua đó gây cạnh tranh bất bình đẳng về giá.
 Việc kiểm tra, do đó, sẽ phát thiện doanh nghiệp nào làm đúng, chấp hành tốt, có uy tín để cơ quan nhà nước tạo điều kiện phát triển, còn doanh nghiệp nào gian dối, sản xuất sản phẩm gây nguy hại cho sức khoẻ con người, cơ quan chức năng có thể trước mắt sẽ buộc dừng sản xuất nhưng về sau sẽ có thể cân nhắc các biện pháp tăng nặng để loại trừ cái xấu, bất bình đẳng trong kinh doanh và bảo vệ người tiêu dùng.
 Bà Hoàng Minh Thu trả lời độc giả.
 Thực tiễn về pháp lý, tôi nghĩ việc chồng chéo trong kiểm tra là khó tránh bở mỗi cơ quan, đơn vị đều có nhiệm vụ và chức năng của họ. Quan điểm của ôi là nếu sở công thương có kế hoạch kiểm tra thì sẽ triển khai, chỉ trừ những nội dung đã kiểm tra trước đó.
 Cơ bản mục tiêu cuối cùng là đảm bảo người tiêu dùng sử dụng bánh trung thu có chất lượng, trong khi doanh nghiệp có cơ hội phát triển lành mạnh, bền vững. Tôi mong sẽ có sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp để giúp chúng tôi làm tốt chức năng, nhiệm vụ.

Bà Hoàng Minh Thu – Phó Chi cục Trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội: Khó khăn lớn nhất theo chúng tôi là kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, ngoài hồ sơ hợp đồng về nguồn gốc và hóa đơn mua bán, chúng tôi còn yêu cầu cơ sở phải thêm  giấy đăng ký kinh doanh của cơ sở sản xuát ra nhân bánh, kiểm nghiệm định kỳ nhân bánh đó đạt yêu cầu phải được lưu trữ tại cơ sở. Chúng tôi cũng quan tâm đến thao tác thực hành của cá nhân người thực hành chế biến, cách nặn nhân bánh, cho trứng muối phải dùng găng tay dùng 1 lần, nhưng khi đoàn kiểm tra đi thì nhiều nơi lại không như thế này, sử dụng găng tay dùng một lần lại bỏ ra làm việc khác như đếm tiền, mở ngăn tủ.. dẫn đến ô nhiễm, dụng cụ đựng sản phẩm trong ngày phải được rửa thật sạch sẽ qua mỗi lần sản xuất đảm bảo không có bụi bẩn, côn trùng, kiến, gián xâm nhập vào… chủ kiểm tra phải kiểm tra thường xuyên chứ đoàn kiểm tracũng chỉ kiểm tra định kỳ nên vai trò  của chủ cơ sở là quan trọng.


Bạn đọc Ngô Thị Minh (Quận Hoàn Kiếm) hỏi:

Để nhận biết bánh trung thu ngon như thế nào? Xử lý bánh dư thừa như thế nào?

Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 22
Ông Vương Trọng Tuấn trả lời:
Để nhận biết bánh Trung thu thế nào là ngon thì tôi khuyên người tiêu dùng nên sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có uy tín, có dấu hiệu đã được kiểm tra, đủ điều kiện ATTP để đưa ra thị trường. Về việc xử lý bánh Trung thu hết hạn, chúng tôi hầu như rất ít phải xử lý, chúng tôi xử lý trong nội bộ như cho cán bộ nhân viên sử dụng, cũng không có hư hỏng hay thừa nhiều để có thể xử lý bằng biện pháp khác.
Bà Trần Thúy Hằng -  Đại diện Công ty Cổ phần Bánh ngọt Anh Hòa cho biết: Khi đem ra thị trường chúng tôi luôn căn cứ vào yêu cầu của thị trường để ước chừng số lượng, hạn sử dụng bánh Trung thu của chúng tôi đều qua rằm Trung thu cho nên số lượng dư thừa chúng tôi đều phân phát cho cán bộ công nhân viên, coi như phần thưởng Trung thu chứ không bán ra ngoài thị trường, không giảm giá, không chiết khấu... để bán ra ngoài thị trường.
Bà Ngô Thị Vân - Đại diện Bếp trưởng Khách sạn Marriot Hanoi, chưa năm nào có sản phẩm dư thừa, trước khi đến rằm đã chốt xong đơn hàng và trước ba ngày rằm đã dừng sản xuất và dành ba ngày cuối cùng sản xuất tặng cho nhân viên, chúng tôi nhập theo nguyên liệt có  theo đơn hàng và không sản xuất tràn lan.
Bà Lê Thu Hiền - Đại diện Công ty Cổ phần Bánh kẹo Liên doanh Maiyas Việt Nam, công ty chúng tôi tự sản xuất từ nguyên liệu đến nhân bánh, vỏ bánh… nên chúng em quản lý được đầu vào và đầu ra nên không có dư thừa của cuối vụ, không có bán lẻ ra thị trường mà chỉ theo đơn đặt hàng của đại lý và làm hợp đồng của đại lý rất chặt chẽ, bán đến đâu thì báo sản xuất đến đó nên không có dư thừa.
Bạn đọc Phạm Lan (Láng Hạ, HN) hỏi:
Khó khăn trong quá trình thanh tra kiểm tra giám sát ATTP bánh Trung thu tại địa phương?
Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 23
Ông Trần Hùng Mạnh trả lời:
Ngay khi vào đầu mùa sản xuất, ngày 1/7/2019 quận Bắc Từ Liêm đã ra quân triển khai công tác thanh tra chuyên ngành. Qua kiểm tra, chúng tôi đã rút ra một số khó khăn, chủ yếu trong quá trình kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu.
Ngoài ra, một số hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất có giấy kiểm nghiệm nhưng không lưu giữ tại cơ sở. Quá trình thanh kiểm tra cho thấy, nhiều cơ sở vẫn dùng tay không làm nhân bánh, gây mất vệ sinh ATTP có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Trong thời gian tới, quận Bắc Từ Liêm sẽ có biện pháp tuyên truyền hiệu quả cũng như có những xử lý kịp thời, phù hợp với những trường hợp này.
Bạn đọc Nguyễn Hồng Chung (Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi:
Công tác kiểm soát chất lượng ATTP Bánh Trung thu trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm được thực hiện thế nào, thưa bà?
 

Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 24
Bà Phạm Thị Chinh trả lời:

Hiện quận Bắc Từ Liêm có 14 hộ sản xuất bánh Trung thu, trong đó, có 8 hộ sản xuất nhân bánh. Phường Xuân Đỉnh và phường Xuân Tảo.
Bắt đầu vào mùa bánh Trung thu, quận Bắc Từ Liêm đã thực hiện nhiều chức năng, thẩm quyền theo đúng quy định của Nhà nước. Xây dựng kế hoạch hậu kiểm của Sở Công thương Hà Nội, xây dựng kế hoạch số 104 thanh kiểm tra trên địa bàn quận, tham mưu cho quận về việc kiểm soát chất lượng bánh Trung thu trước khi vào mùa bánh.

 Bà Phạm Thị Chinh trả lời câu hỏi của độc giả.

Trước mùa Trung thu, quận Bắc Từ Liêm tổ chức tập huấn cho các hộ sản xuất trực tiếp những kiến thức cơ bản về sản xuất bánh Trung thu.

Những năm gần đây, nhu cầu tiêu dùng bánh Trung thu đã giảm, trong khi, số lượng nhà sản xuất bánh ngày càng nhiều. Nên thị trường bánh Trung thu cũng như các hộ sản xuất bánh của quận Bắc Từ Liêm cũng được thu gọn trông thấy. Đặc điểm của các hộ sản xuất nhỏ lẻ là thuê nhân công thời vụ.

Quận cũng phối hợp với trung tâm y tế quận tổ chức khám sức khỏe với những người đủ điều kiện tham gia sản xuất. Công tác kiểm tra, thanh tra thí điểm 14 hộ, đến thời điểm này đã thanh tra 6 hộ, có 1 hộ dừng không sản xuất. Còn các hộ khác, đoàn thanh tra của quận lấy mỗi hộ 2 mẫu kiểm nghiệm để thanh tra. Đến nay đã có 4 hộ được thanh tra và lấy mẫu kiểm nghiệm.


Bạn đọc Nguyễn Thu Hà (Quận Đống Đa) hỏi:
Ông có phản hồi gì trước đề xuất của một số doanh nghiệp bánh mứt kẹo trên địa bàn TP vừa nêu ra?
Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 26
Ông Nguyễn Đắc Lộc trả lời:

Cục Quản lý Thị trường Hà Nội luôn quán triệt với đội quản lý thị trường rằng quá trình kiểm tra kiểm soát phải kết hợp vừa tuyên truyền vừa phổ biến quy định pháp luật với các doanh nghiệp. Chúng tôi cũng luôn tôn trọng kế hoạch của các quận, địa phương. Các đội quản lý thị trường tự tổ chức kiểm tra và báo cáo sớm, tránh sự chồng chéo.

Quy trình tổ chức kiểm tra đều theo quy định nhà nước, cơ bản tránh nhiều sự chồng chéo để đáp ứng yêu cầu chính phủ và làm tốt hình ảnh của doanh nghiệp trên địa bàn.  

Bạn đọc Nguyễn Thị Thu Thương (Quận Hai Bà Trưng) hỏi:
Về phía đơn vị sản xuất, việc đảm bảo ATTP được thực hiện ra sao?    
Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 27
Bà Lê Thu Hiền trả lời:
 Bà Lê Thu Hiền trả lời câu hỏi của độc giả.
Về ATTP sản xuất bánh Trung thu 2019, doanh nghiệp chúng tôi đã chuẩn bị những nguồn nguyên liệu đầu vào có xuất xứ rõ ràng ở Việt Nam, ví dụ như hạt sen ở Đồng Tháp Mười , đậu xanh nhập toàn bộ ở nông sản thị trường Hà Nội, trứng vịt muối từ công ty trứng Ba Huân… nên tất cả nguyên vật liệu sản xuất đều rõ ràng.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng quản lý được nguyên vật liệu để sản xuất nhân bánh, nên chất lượng đầu ra luôn đảm bảo, rõ ràng.
Đại diện Bếp trưởng Khách sạn Marriot Hanoi Ngô Thị Vân: Khách sạn đảm bảo ATTP theo quy trình một chiều khi tất cả nguyên liệu đều nhập từ các công ty qua sự chứng thực của Sở Y tế. Thành phẩm sau khi làm ra cũng có phòng riêng để bảo quản theo đúng quy định.
Bạn đọc Nguyễn Minh Khang (Đống Đa) hỏi:
Tại các quận, huyện, công tác kiểm soát chất lượng ATTP Bánh Trung thu trên địa bàn được thực hiện thế nào?
Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 29
Bà Nguyễn Thị Mai Lan trả lời:
Hiện nay huyện Hoài Đức, số cơ sở sản xuất bánh trung thu truyền thống còn khoảng 11 cơ sở, chủ yếu tập trung ở xã La Phù. Công tác kiểm tra đã được huyện thực hiện từ đầu năm nay, đi kèm với đó là công tác tuyên truyền, tập huấn ATTP. Năm nay, UBND huyện giao 1 đầu mối là Ban chỉ đạo 389 của huyện thành lập đoàn kiểm tra với các phòng, ban có liên quan sẽ tham gia. Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra về kinh doanh đồ chơi. Với bánh trung thu, các cơ sở sẽ sản xuất cuối tháng 8 nên sẽ có đợt kiểm tra tập trung vào dịp đó.
Về việc xác nhận chất lượng sẽ do cơ sở tự thực hiện rồi sau đó gửi cho UBND huyện để đăng tải trực tuyến cho người dân có thể nắm bắt.

Bà Nguyễn Thanh Hương – Phó Trưởng phòng Kinh tế UBND Tây Hồ:

Trên địa bàn quận Tây Hồ có 14 hộ sản xuất và kinh doanh bánh trung thu. Trong đó các hộ sản xuất tập trung chủ yếu ở dọc đường Thụy Khuê. 

Về công tác quản lý ATTP, quận Tây Hồ đã lên kế hoạch và kiểm tra ATTP  với các cơ sở sản xuất bánh trung thu. Trước đó, quận đã tổ chức tập huấn và tuyên truyền cho các hộ sản xuất để có ý thức trong vấn đề ATTP. Ngay sau khi kết thúc buổi tập huấn, quận cũng đã cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở và tổ chức khám sức khỏe cho các cơ sở sản xuất này.

 Bà Nguyễn Thanh Hương trao đổi tại buổi tọa đàm.

Về ý thức của các cơ sở sản xuất trong việc tuân thủ cũng như đảm báo ATTP trong việc sản xuất thì qua kiểm tra và tập huấn có 8 hộ ở Thụy Khuê đều tuân thủ các quy định về ATTP như:  trang phục cho người sản xuất bánh, các thực phẩm được nhập đều đạt tiêu chuẩn, các công đoạn sản xuất đều có khu vực riêng và thông thoáng để người tiêu dùng đi mua bánh có thể trực tiếp xem khu vực sản xuất. Bên cạnh đó, dù là sản xuất bánh truyền thống nhưng các cơ sở sản xuất  cũng đã đầu tư các dây truyền để giảm chi phí về nhân công.

Về công tác kiểm tra, quận Tây Hồ cũng đã tổ chức và thành lập các đoàn kiểm tra để phối hợp với các ban ngành kiểm tra chất lượng đầu vào hạt sen, hạt bí… để làm nhân có đảm bảo. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra cũng có một số cơ sở chưa hoạt hộng và cũng đã lập biên bản. Riêng về tuyến đường Thụy Khuê, các cơ sở đã chấp hành từ khâu xét nghiệm sản phẩm đến công bố các sản phẩm xét nghiệm với thời hạn 1 năm.  Các loại bánh truyền thống dễ ẩm mốc hơn thì hạn sử dụng ngắn, đoàn đã kiểm tra kỹ có khớp ngày công bố xét nhghệm, ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng  có đúng hay không và có đảm bảo hay không.

Bên cạnh đó, UBND các phường cũng đã hỗ trợ các hộ kinh doanh bố trí lượng lực giải tỏa các tuyền đường, đảm bảo an ninh trật tự để  các hộ kinh doanh có thể tiêu thụ bánh thuận lợi.


Bạn đọc Kiều Thùy Trang (Giảng Võ, Hà Nội) hỏi:
 Qua các đợt thanh kiểm tra Bánh trung thu từ đầu mùa đến nay, những vi phạm ATTP nào hay gặp nhất?
Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 31
Ông Nguyễn Đắc Lộc trả lời:
 Bánh Trung thu cũng như các loại thực phẩm khác, nhưng có trọng tâm vào thời điểm. Cuối tháng 6, đầu tháng 7, Cục đã xây dựng lực lượng quản lý thị trường phối hợp các địa phương tổng kiểm tra kiểm soát các khâu nguyên liệu đầu vào, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Trong năm 2018 vào cuối mùa có vấn đề bánh trung quốc giá rẻ 2.000đồng/chiếc. Còn trong năm nay có hiện tượng bánh trứng chảy nhập về nhiều và giá thành thấp trên tờ khai hải quan. Các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ muốn kinh doanh sản phẩm này để thu lợi nhuận tuy nhiên nguồn gốc sản phẩm này còn chưa rõ ràng. Thời gian qua có trường hợp gần 4500 chiếc bánh trứng chảy bị thu giữ ở Hoàng Mai có giá thành thấp, ảnh hưởng đến thị phần bánh Trung thu và các DN làm ăn chân chính. Đó là cảnh báo trong mùa Trung thu năm nay.
 Ông Nguyễn Đắc Lộc trả lời câu hỏi của độc giả tại buổi giao lưu trực tuyến.
Theo quy định nhà nước, thực phẩm không rõ nguồn gốc sẽ bị tịch thu thiêu hủy. Tuy nhiên, Cục cũng mong muốn phối hợp với Chi cục an toàn VSTP  xét nghiệm để công bố về chất lượng của loại bánh này.
Năm 2019, thời tiết không thuận lợi nên việc tập kết nguyên vật liệu với các đơn vị gia công thiếu chính quy không đảm bảo tốt quy trình và chất lượng chế biến xử lý. Do đó Cục cũng phối hợp tập trung lấy mẫu kiểm tra chất lượng. Về chất lượng chung, càng ngày các DN càng quan tâm đến mẫu mã bao bì sản phẩm, ngày càng bắt mắt hơn.
Theo quy định mới, các hộ nhỏ lẻ sản xuất bánh Trung thu handmade có quyền bán trên các kênh thương mại và phải đăng ký với nhà nước website, đồng thời chấp hành các quy định chung. Đây cũng là kênh rộng trong giám sát kiểm soát và cần sự phối hợp của các địa phương để thực hiện tốt.
Bạn đọc Nguyễn Minh Trí (Long Biên, Hà Nội) hỏi:
Về phía doanh nghiệp, Công ty cổ phần Bánh mứt kẹo Hà Nội có ý kiến gì về những đợt thanh, kiểm tra ATTP bánh trung thu của các cơ quan chức năng?
Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 33
Ông Vương Trọng Tuấn trả lời:
Tôi thấy việc kiểm tra của các đơn vị quản lý nhà nước được tiến hành hàng năm và tập trung vào các dịp cao điểm như dịp tết, trung thu…, nên đối với chúng tôi là doanh nghiệp thì không thấy có sự chồng chéo, bởi khi xác định là doanh nghiệp chuyên sản xuất mặt hàng thực phẩm vào các dịp này, chúng tôi xác định từ trước sẽ có các đơn vị nhà nước tiến hành kiểm tra để hoàn thiện thiếu sót.
 Ông Vương Trọng Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bánh mứt kẹo Hà Nội trao đổi tại buổi tọa đàm.
 Thời gian gần đây, tôi thấy có các chỉ đạo của Thủ tướng, các nghị đinh, thông tư, về thanh kiểm tra với doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất. Doanh nghiệp chúng tôi thấy rằng các cơ quan quản lý đều thực hiện việc kiểm tra theo đúng quy định, không gây phiền nhiễu hay chồng chéo. Đây là điều chúng tôi rất ghi nhận bởi công tác kiểm tra đã có đổi mới theo tinh thần chỉ đạo của TW và thành phố, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
 Về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, với bất cứ doanh nghiệp nào khi sản xuất bánh trung thu nói riêng, thực phẩm nói chung, điều quan trọng đầu tiên với chủ doanh nghiệp hay người quản lý là đảm bảo sản phẩm an toàn với sức khoẻ người tiêu dùng. Tuy nhiên trong quá trình này, tôi nghĩ cần có các buổi toạ đàm như thế này hoặc những buổi kiểm tra để nhắc nhở về các quy định. Người ta thường nói “nước sôi thì lại nguội”, có thể lúc này doanh nghiệp nắm được nhưng sau lại bị sao nhãng bởi việc khác. Do đó, tôi nghĩ việc kiểm tra, nhắc nhở nên làm một cách thường xuyên.
 Tuy nhiên, tôi còn lấn cấn về việc trước đây khi đoàn kiểm tra thành phố thực hiện công tác kiểm tra đều có thông báo trước cho doanh nghiệp được kiểm tra để có lịch tiếp đón, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu. Nhưng gần đây lại có các đợt đột xuất, do đó tôi chưa rõ quan điểm của cơ quan nhà nước như thế nào về việc này, rất mong cơ quan quản lý có quy định cụ thể về việc kiểm tra thông báo trước hay không.
Bà Trần Thúy Hằng - Đại diện Công ty cổ phần bánh ngọt Anh Hòa
Với Công ty Anh Hòa, chúng tôi đã thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất bánh Trung thu. Các nguyên liệu đầu vào đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Công nhân nhà máy đều được trang bị kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Tuy nhiên trong vụ bánh Trung thu, công việc của các cơ sở rất bận rộn, vậy nên Công ty kiến nghị các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ cùng tập trung kiểm tra, và có sự báo trước để thuận lợi cho công tác thanh kiểm tra cũng như hoạt động sản xuất của Công ty.
Bạn đọc Dương Thị Thúy (duongthuyhn@gmail.com) hỏi:
Những năm trước, một số DN phàn nàn có sự kiểm tra chồng chéo trong việc kiểm tra ATTP Bánh trung thu khiến đơn vị có tuần phải tiếp nhiều đoàn kiểm tra, năm nay liệu còn tình trạng này không?
Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu” - Ảnh 35
Ông Đàm Tiến Thắng trả lời:
Tôi nghĩ việc này có thể có, vì nhiều cơ quan có chức năng thanh kiểm tra, ví dụ như Sở Công Thương, các quận, huyện đều có chức năng hậu kiểm, đơn vị quản lý thị trường cũng có nhiệm vụ kiểm tra các đơn vị kinh doanh.
 Ông Đàm Tiến Thắng trả lời câu hỏi của độc giả.
Như vậy sự chồng chéo là đáng tiếc, không đáng có nhưng vẫn xảy ra bởi sự phối hợp chưa tốt giữa các đơn vị. Tuy nhiên, tôi nghĩ điều này sẽ chỉ giúp tình hình hoạt động của các đơn vị kinh doanh tốt lên nếu các bên thực hiện công tác kiểm tra tốt và hiệu quả.
 Trong năm 2019, ngoài việc thành phố thành lập các đơn vị kiểm tra, việc thành lập hệ thống thanh tra chuyên ngành cấp huyện, xã, phường kì vọng sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, vì đây sẽ là các cơ sở chính thực hiện các hoạt động kiểm tra, còn các cơ quan quản lý nhà nước khác như Sở Công Thương, quản lý thị trường sẽ tập trung thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
 Tôi nghĩ các doanh nghiệp nên nhìn nhận đây là vấn đề bình thường trong hoạt động quản lý, và nếu các đơn vị thanh kiểm tra thực hiện đúng tầm, đúng tâm thì sẽ chỉ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động quản lý kinh doanh và quyền hợp pháp của người dân cũng như doanh nghiệp.
Ông Trần Ngọc Tụ - Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội
Về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm với các cơ sở sản xuất bánh kẹo nói chung, trong đó có bánh Trung thu, vừa qua UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 14, phân công, phân cấp quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm, từ tuyến TP đến tuyến quận huyện, xã phường.
Trong tất cả các nội dung, Điều số 4, 5, 6 giao cho Sở Y tế, Sở Công Thương. Điều số 7, 8 giao cho UBND quận huyện, xã phường. Do đó sự phân công quản lý rất rõ ràng.
Tuy nhiên, thực tế trong công tác kiểm tra vẫn có sự chồng chéo. Rơi vào các trường hợp mà ban chỉ đạo, các đoàn kiểm tra liên ngành tuyến xã phường đã kiểm tra rồi mà tuyến quận huyện, TP, trung ương đôi khi cũng có vào lại.
Theo quy định, trong trường hợp trên các cơ sở trình ra văn bản kiểm tra gần đây nhất để đoàn sau không vào kiểm tra nữa. Trong khi đó các cơ quan chức năng cũng rất tích cực phối hợp để tránh sự chồng chéo.
Về quản lý chất lượng vệ sinh thực phẩm bánh Trung thu. Đây là nhóm bánh mà các cơ sở sản xuất được quyền tự công bố sản phẩm. Khi xây dựng bảng tự công bố sản phẩm thì gửi về cơ quan quản lý thuộc Sở Công Thương qua hệ thống trực tuyến.
Căn cứ công bố dựa theo Quy chuẩn 8.1, 8.2, 8.3 năm 2011-2012 quy định về độc tố vi nấm, vi sinh... trong nguyên liệu làm bánh Trung thu. Bên cạnh đó còn căn cứ vào Quyết định 46 (Bộ Y tế) quy định về giới hạn tối đa với các chất hóa học trong thực phẩm; Văn bản hợp nhất số 02 của Bộ Y tế về quản lý phụ gia thực phẩm...

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần