Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi”

Kinh Tế Đô Thị
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hưởng ứng Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11, Ban Biên tập báo Kinh tế & Đô thị tổ chức tọa đàm - tư vấn pháp luật trực tuyến với độc giả báo điện tử Kinh tế & Đô thị tại địa chỉ http://kinhtedothi.vn với chủ đề: “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi”.

Tham gia buổi tọa đàm - tư vấn pháp luật trực tuyến có:

1- Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến - Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội

2- Luật sư Nguyễn Quốc Việt

3- Luật gia Phạm Thu Hương

Mời độc giả tham gia tọa đàm - tư vấn pháp luật trực tuyến và đặt câu hỏi với các khách mời.
Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế&Đô thị Lại Bá Hà phát biểu tại buổi giao lưu.
Phát biểu tại buổi giao lưu, Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị cho biết: “Hôm nay, báo Kinh tế & Đô thị tổ chức tọa đàm - tư vấn pháp luật trực tuyến với chủ đề: “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” với sự tham gia của các luật sư, luật gia TP Hà Nội. Đây là việc làm thường xuyên của Báo phối hợp với Hội luật gia trong việc tuyên truyền pháp luật đối với bạn đọc báo nói riêng và độc giả nói chung. Vấn đề “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” là vấn đề nóng, diễn biến phức tạp trong đời sống xã hội, thậm chí nhiều vụ án dường như đi vào “ngõ cụt”.
Mong các khách mời trao đổi cùng các bạn đọc với các chính sách hình sự, đặc biệt là vấn đề phạm pháp của trẻ em dưới 18 tuổi hiện nay. Mong rằng qua buổi giao lưu này sẽ góp phần tuyên truyền cho người dân Thủ đô về việc chấp hành kỷ cương, pháp luật tốt hơn”.
KHÁCH MỜI THAM DỰ
  • Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 2

    Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội

    Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến

  • Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 3

    Luật sư

    Ông Nguyễn Quốc Việt

  • Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 4

    Luật gia

    Bà Phạm Thu Hương

Nội dung giao lưu trực tuyến
Bạn đọc Trần Trọng Kim (Nguyên Hồng, Hà Nội) hỏi:

Ông có chia sẻ gì với các bạn trẻ?

Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 5
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến trả lời:

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, công dân phải sống và tuân theo hiến pháp, pháp luật của nhà nước. Để thực hiện được điều đó, trước hết công dân phải tìm hiểu cũng như có những hiểu biết nhất định về pháp luật. Bên cạnh đó, để công dân có thể hiểu được những quy định của pháp luật thì công tác phổ biến rất quan trọng. Công tác phổ hiến những quy định pháp luật tới người dân là của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, đây cũng là trách nhiệm của công dân, công dân phải học tập để thực hiện đúng pháp luật. Các cơ quan tổ chức trên Hà Nội, chủ động tích cự triển khai tới hội viên, người dân, đặc biệt dưới 18 tuổi những điều sửa đổi.

Tuy nhiên để đưa những quy định pháp luật có thể đi vào cuộc sống, mọi công dân cũng nên quan tâm đến nghiên cứu tiếp thu pháp luật để có những ứng xử phụ hợp, biến phòng tránh những vi phạm. Bên cạnh đó, từng gia đình, đặc biệt là các phụ huynh cũng có trách nhiệm quản lý con em mình trong việc thực hiện pháp luật, quy tắc ứng xử ở nơi công cộng, quy định của cản bộ công chức. Làm tốt, thì vi phạm pháp luật. Các tổ chức, cơ quan phải tăng cường tuyên truyền pháp luật, giúp người dân được tiếp cận, tạo thuận lợi hơn cho lớp trẻ.

Bạn đọc Nguyễn Văn Bình (Quảng Bình) hỏi:
Gần đây qua các phương tiện thông tin đại chúng tôi được biết vụ chị Đinh Thị Vân Anh  (21 tuổi, HKTT Thôn Yên Nhất, Yên Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình); giết con mới đẻ, xảy ra tại phòng 3112, HH2A Linh Đàm, Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã bị cơ quan Công an Quận Hoàng Mai ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Tôi muốn biết khung hình phạt của tội này như thế nào?
Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 6
Bà Phạm Thu Hương trả lời:
Vụ việc này đang được cơ quan Công an quận Hoàng Mai điều tra, phải chờ kết luận điều tra cuối cùng của cơ quan Công an. Vì vậy tôi không đề cập đến vụ án này.
Tôi chỉ xin được trả lời về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được quy định tại Điều 124 Bộ luật Hình sự có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 như sau:
1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Bạn đọc Phùng Thu Thủy (thuthuyhn10@gmail.com) hỏi:

Các đối tượng dưới 18 tuổi tham gia đòi nợ thuê theo kiểu xã hội đen sẽ bị xử lý thế nào?

Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 7
Bà Phạm Thu Hương trả lời:
Hiện nay, nhiều trường hợp tham gia đòi nợ thuê bằng các thủ đoạn đe dọa, uy hiếp tinh thần người đi vay nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản (bằng mọi cách lấy được tiền) thì phạm vào tội cưỡng đoạt tài sản, được quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự:
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Bạn đọc Trần Lan Phương (Cầu Giấy, Hà Nội) hỏi:

Trình tự, thủ tục xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi?

Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 8
Ông Nguyễn Quốc Việt trả lời:
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung, người được xóa án tích coi như chưa bị kết án và được Tòa án cấp giấy chứng nhận hoặc ra Quyết định xóa án tích.
1. Cơ sở pháp lý:
- Bộ Luật hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung.
2. Điều kiện thực hiện:
- Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án và được Tòa án cấp giấy chứng nhận hoặc ra Quyết định xóa án tích trong những trường hợp:
- Đương nhiên được xoá án tích:
Những người sau đây đương nhiên được xóa án tích:
1. Người được miễn hình phạt.
2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
 Luật sư Nguyễn Quốc Việt trả lời độc giả
b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.
- Xóa án tích theo quy định của Tòa án
1. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với những người đã bị kết án về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã được thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án trong các trường hợp sau đây:
a) Đã bị phạt tù đến ba năm mà không phạm tội mới trong thời hạn ba năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;
b) Đã bị phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn bảy năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;
c) Đã bị phạt tù trên mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn mười năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án.
2. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu phải chờ một năm sau mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi thì phải sau hai năm mới được xin xóa án tích.
- Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt:
Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị, thì có thể được Tòa án xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định.
3. Hồ sơ xóa án tích:
- Trong trường hợp đương nhiên xóa án tích, hồ sơ bao gồm:
+ Đơn xin xóa án tích
+ Các tài liệu như giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp; giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khỏan bồi thường, án phí, tiền phạt; giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp.
+ Bản sao hộ khẩu;
+ Bản sao chứng minh nhân dân.
- Trong trường hợp đặc biệt, ngoài các lọai tài liệu như trên, phải có văn bản đề nghị của chính quyền, cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án thường trú, công tác.
4. Trình tự thực hiện:
- Người xin xóa án tích nộp hồ sơ xin xóa án tích tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện).
- Tòa án cấp giấy chứng nhận hoặc ra Quyết định xóa án tích và người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.
5. Thẩm quyền xét đơn xin xóa án tích:
- Tòa án đã xét xử sơ thẩm là Tòa án có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận xóa án tích, hoặc ra Quyết định xóa án tích.
6. Thời hạn xem xét đơn xin xóa án tích:
- Được tính từ thời điểm người bị kết án chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác tại bản án (Khoản 3, Điều 67 BLHS 2009 sửa đổi, bổ sung).
Bạn đọc Đào Minh Như (Long Biên, Hà Nội) hỏi:
Người dưới 18 tuổi tham gia đua xe trái phép thì xử lý như nào?
Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 10
Ông Nguyễn Quốc Việt trả lời:
Theo điều 266 Bộ Luật hình sự 2015 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2018 quy định:
1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%;
c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
e) Tham gia cá cược;
g) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
h) Đua xe nơi tập trung đông dân cư;
i) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Khi xử lý đối với người dưới 18 tuổi phải tuân thủ theo nguyên tắc quy định tại điều 91 Bộ luật hình sự 2015 quy định nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi.
Bạn đọc Hoàng Thu Hồng (huyện Hưng Hà, Thái Bình) hỏi:

Người dưới 18 tuổi bị kết án được xóa án tích trong trường hợp nào?

Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 11
Ông Nguyễn Quốc Việt trả lời:
Căn cứ Điều 107 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 quy định người dưới 18 tuổi bị kết án được xóa án tích trong các trường hợp sau:
1. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.
Bạn đọc Vũ Đức Huy (huyduc92@gmail.com) hỏi:

Hiện nay, tôi thấy nhiều bố mẹ giao xe máy phân khối lớn cho con đi học, nhất là học sinh THPT. Nhiều cháu còn lạng lách, đánh võng, gây cản trở giao thông. Tôi muốn biết việc cho con (dưới 18 tuổi, lại không có giấy phép lái xe) điều khiển xe máy, sau đó người này gây tai nạn thì ai là người phải trách nhiệm hình sự

Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 12
Bà Phạm Thu Hương trả lời:
Đối với trường hợp bạn hỏi thì đây là hiện trạng chung của nhiều hộ gia đình và xảy ra ở nhiều nơi. Nhiều người vô tình vi phạm pháp luật mà không biết. Hành vi bố mẹ giao xe máy cho con đi học, nhất là học sinh THPT, chưa có giấy phép lái xe, lạng lách, đánh võng rồi gây tai nạn đã phạm vào Điều 264 Bộ luật Hình sự có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018, đó là Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Theo đó, điều luật quy định cụ thể như sau:
1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Bạn đọc Nguyễn Mai (huyện Đông Hưng, Thái Bình) hỏi:

B năm nay 17 tuổi 7 tháng là đối tượng nghiện chơi game. Một lần do không có tiền trả nợ chơi game, B lấy trộm xe máy của chị hàng xóm tên Linh đem bán cho một hiệu cầm đồ lấy 10 triệu đồng. Tối đến, chị Linh phát hiện bị mất xe nên đã làm đơn trình báo cơ quan công an phường sở tại. Sau 1 ngày xác minh, B đã bị công an phường bắt giữ. Sau khi B bị bắt giữ, bố mẹ của B đã đến hiệu cầm đồ chuộc lại chiếc máy và đem trả lại cho chị Linh. Trong trường hợp này, B sẽ bị xử lý như thế nào?

Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 13
Bà Phạm Thu Hương trả lời:
Hành vi của B đã phạm vào tội trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018, theo đó tội danh quy định như sau:
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Bạn đọc Nguyễn Việt Hoàng (Bà Triệu, Hà Nội) hỏi:

Quân năm nay 18 tuổi, vì bố mẹ bỏ nhau, Quân không được sự quan tâm chăm sóc của cả bố và mẹ nên ở với ông bà nội. Từ khi về ở với ông bà, ông bà cũng đã già yếu, không có thu nhập phải trông xe để kiếm thêm thu nhập. Từ đó Quân bỏ học, lang thang với đám bạn xấu. Gần đây Quân có quen và yêu một bạn gái kém tuổi Quân (năm nay 15 tuổi 5 tháng), thường đưa bạn gái về nhà chung sống và đòi cưới. Ông bà khuyên ngăn không được. Hành vi của Quân có phạm tội không?

Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 14
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến trả lời:
Theo như bạn hỏi, thì hành vi của Quân đã phạm vào Điều 145 Bộ luật Hình sự năm 2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2018. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Điều luật quy định cụ thể như sau:
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 1 - 5 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 - 10 năm:
a) Phạm tội 2 lần trở lên;
b) Đối với 2 người trở lên;
c) Có tính chất loạn luân;
d) Làm nạn nhân có thai;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 - 15 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.
Qua đây tôi cũng mong các gia đình giáo dục con em minh, tuyên truyền để các con cháu hiểu được ranh giới giữa tình yêu, tình dục và tội phạm góp phần phòng ngừa, ngăn chặn để không để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật.
Bạn đọc Nguyễn Hoàng Ly (Cầu Giấy, Hà Nội) hỏi:

Biết bố mình có quan hệ yêu đương với người phụ nữ khác tên Hạ, T. đã tìm đến người phụ nữ đó đưa ra nhiều lời chửi bới, đe dọa, nhằm ngăn chặn mối quan hệ sai trái của chị Hạ với bố mình. Trong lần chị Hạ không để ý, T đã dùng kéo cắt ngắn mái tóc của chị Hạ. Vừa cắt tóc, lăng mạ xúc phạm đến danh dự của chị Hạ, được nhiều người khuyên ngăn nhưng không dừng lại. Vậy hành vi của T bị xử lý như thế nào?

Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 15
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến trả lời:

Theo Điều 155 Bộ luật Hình sự có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018 quy định xử lý đối với tội làm nhục người khác như sau:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, với hành vi chửi bới, cắt tóc chị Hạ của T giữa chốn đông người, đã được nhiều người khuyên ngăn nhưng vẫn thực hiện hành vi đến cùng thì sẽ bị xem xét xử lý ở khoản 1 Điều này.
Bạn đọc Vũ thị Thu (Ba Đình, Hà Nội) hỏi:

Trong trường hợp nào thì người phạm tội được giảm mức hình phạt đã tuyên?

Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 16
Ông Nguyễn Quốc Việt trả lời:

Theo quy định Điều 105 Bộ luật Hình sự năm 2015có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 quy định: Người dưới 18 tuổi phạm tội được giảm mức hình phạt đã tuyên

1. Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Tòa án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến 04 năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.

2. Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

3. Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.

 

Bạn đọc Lương Thu Trang (quận Thanh Xuân, Hà Nội) hỏi:

Giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong các trường hợp nào?

Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 17
Ông Nguyễn Quốc Việt trả lời:
Theo quy định tại Điều 95 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này.
2. Người được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án giao cho UBND cấp xã tổ chức giám sát, giáo dục phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về học tập, lao động;
b) Chịu sự giám sát, giáo dục của gia đình, xã, phường, thị trấn;
c) Không đi khỏi nơi cư trú khi không được phép;
d) Các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 93 của Bộ luật này.
3. Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã chấp hành một phần hai thời hạn và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của UBND cấp xã được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, Cơ quan đã áp dụng biện pháp này có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Bạn đọc Trần Thanh Vinh (quận Đống Đa, Hà Nội) hỏi:

Người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện nào?

Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 18
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến trả lời:
Tại Điều 106 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: Tha tù trước hạn  khi có đủ các  điều kiện sau.
1. Người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 66 của Bộ luật này có thể được tha tù trước hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Phạm tội lần đầu;
b) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;
c) Đã chấp hành được một phần ba thời hạn phạt tù;
d) Có nơi cư trú rõ ràng.
2. Việc tha tù trước thời hạn có điều kiện được thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 66 của Bộ luật này.
Bạn đọc Chu Lan Phương (quận Long Biên, Hà Nội) hỏi:

Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt tiền trong trường hợp nào?

Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 19
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến trả lời:
Căn cứ Điều 99 Bộ luật Hình sự 2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 quy định về hình phạt tiền đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:
Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.
Bạn đọc Tạ Bích Vân (quận Hoàng Mai, Hà Nội) hỏi:

Trong trường hợp nào thì áp dụng biện pháp khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?

Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 20
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến trả lời:
Căn cứ vào Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 quy định: 
1. Khiển trách được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này;
b) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khiển trách. Việc khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi.
3. Người bị khiển trách phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc;
b) Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
c) Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.
4. Tùy từng trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền ấn định thời gian thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này từ 03 tháng đến 01 năm.
Bạn đọc Trương Minh Hải (minhhai2048@yahoo.com.vn) hỏi:

Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như thế nào?

Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 21
Bà Phạm Thu Hương trả lời:
Tại Điều 101 Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 quy định về tù có thời hạn, theo đó, điều luật quy định mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định.
Bạn đọc Nguyễn Văn Tiến (TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) hỏi:
Các luật sư, luật gia có thể thông tin những nội dung sửa đổi quan trọng của Bộ luật Hình sự năm 2015 về chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi
Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 22
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến trả lời:
Theo Bộ Luật Hình sự năm 2015 về chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi có 5 chính sách mới nhằm đảm bảo những lợi ích cụ thể đối với người dưới 18 tuổi:
- Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, Bộ Luật Hình sự đã thu hẹp đáng kể phạm vi trách nhiệm hình sự của đối tường này, theo đó, các em chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc 28 tội danh trong số 314 tội danh được quy định trong Bộ Luật Hình sự.
- Các em cũng chỉ phải chịu trách hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm 2 tội danh trong số 314 tội danh được quy định trong Bộ Luật Hình sự, đó là tội giết người và cướp tài sản.
- Bộ Luật Hình sự năm 2015 cũng đã cụ thể hóa các điều kiện miễn trách nhiệm hình sự áp dụng riêng cho từng đối tượng người chưa thành niên.
- Bổ sung 3 biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp các em được miễn trách nhiệm hình sự.
- Bộ Luật Hình sự năm 2015 cũng quy định rõ trong 3 trường hợp người chưa thành niên bị kết án được coi là không có án tích.
Bạn đọc Nguyễn Văn Hà (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) hỏi:

Trong trường hợp nào thì áp dụng biện pháp khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?

Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 23
Bà Phạm Thu Hương trả lời:
 Luật gia Phạm Thu Hương trả lời độc giả
Căn cứ vào Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2018 quy định
1. Khiển trách được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này;
b) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khiển trách. Việc khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi.
3. Người bị khiển trách phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc;
b) Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
c) Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.
4. Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền ấn định thời gian thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này từ 3 tháng đến 1 năm.
Bạn đọc Hoàng Thanh Long (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi:

Việc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải tuân thủ theo nguyên tắc nào? 

Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 25
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến trả lời:
Theo quy định Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 về Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
1. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
2. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
4. Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.
5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
6. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
7. Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Bạn đọc Ngô Hoàng Bảo (quận Đống Đa, Hà Nội) hỏi:

Không tố giác tội phạm là gì? Người không tố giác tội phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 26
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến trả lời:
Tại Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 quy định: Không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII (Các tội xâm phạm an ninh quốc gia) của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII (Các tội xâm phạm an ninh quốc gia) của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
Bạn đọc Nguyễn Thị Hồng (nguyenhongbg@gmail.com) hỏi:

Che giấu tội phạm là gì? Người che giấu tội phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 27
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến trả lời:
Theo quy định điều 18 Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018:
1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 (Tội che giấu tội phạm) của Bộ luật này.
 Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến trả lời độc giả tại buổi giao lưu trực tuyến.
Bạn đọc Trần Mai Phương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hỏi:

Tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định như thế nào?

Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 29
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến trả lời:
Căn cứ vào điều 12 Bộ Luật hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 quy định: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều: 123 (Tội giết người), 134 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác), 141 (Tội hiếp dâm), 142 (Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi), 143 (tội cưỡng dâm), 144 (Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi), 150 (Tội mua bán người), 151 (Tội mua bán người dưới 16 tuổi), 168 (Tội cướp tài sản), 169 (Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 170 (Tội cưỡng đoạt tài sản), 171 (Tội cướp giật tài sản), 173 (Tội trộm cắp tài sản), 178 (Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản), 248 (Tội sản xuất trái phép chất ma túy), 249 (Tội tàng trữ trái phép chất ma túy), 250 (Tội vận chuyển trái phép chất ma túy), 251 (Tội mua bán trái phép chất ma túy), 252 (Tội chiếm đoạt chất ma túy), 265 (Tội tổ chức đua xe trái phép), 266 (Tội đua xe trái phép), 286 (Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử), 287 (Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử), 289 (Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác), 290 (Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản), 299 (Tội khủng bố), 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia) và 304 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia) của Bộ luật này.
Bạn đọc Vũ Tiến Thanh (vuthanhhn@gmail.com) hỏi:

Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội được quy định như thế nào?

Tọa đàm-Tư vấn pháp luật trực tuyến về “Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi” - Ảnh 30
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến trả lời:
Theo quy định tại Điều 3 Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 quy định nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội được quy định như sau:
a) Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;
c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;
đ) Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;
e) Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;
g) Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.
2. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
a) Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
b) Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;
c) Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần