80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội tăng 7,6%

Kinhtedothi - Trong quý I/2015, tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn Hà Nội đạt hơn 96.198 tỷ, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đánh giá của Cục thống kê TP Hà Nội, với mục tiêu phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2015 để chào mừng các ngày lễ lớn và đại hội Đảng bộ các cấp, ngay từ đầu năm, các cấp, các ngành và nhân dân Thủ đô đã triển khai quyết liệt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Trong quý I/2015, giá trị tăng thêm ngành nông-lâm-thuỷ sản tăng 6% so cùng kỳ năm trước (đóng góp 0,3% vào mức tăng chung. Quí I/2015, thời tiết tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Các loại rau, đậu, ngô và cây lương thực có hạt, cây có hạt chứa dầu, hoa cây cảnh và thủy sản có mức tăng giá trị sản xuất cao. Tình hình chăn nuôi nhìn chung ổn định, không xảy ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm.

 
ngành công nghiệp - xây dựng
Ngành công nghiệp - xây dựng đóng góp 3% vào mức tăng chung.
Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 7,3% so cùng kỳ năm trước, đóng góp 3% vào mức tăng chung. Các tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp tăng khá do các doanh nghiệp tập trung nguồn lực sản xuất và tích lũy hàng hóa phục vụ nhu cầu thị trường Tết Nguyên đán. Các doanh nghiệp xây dựng vẫn giữ được đà phát triển. Các dự án phát triển giao thông, đặc biệt là hững dự án phát triển đường cao tốc, được chỉ đạo quyết liệt và tập trung mọi nguồn lực ẩy nhanh tiến độ để sớm đưa vào sử dụng. Các dự án phát triển hạ tầng, phát triển đô thị đã được chủ đầu tư khắc phục khó khăn về vốn, nên các nhà thầu có điều kiện tập trung thi công.

Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ tăng 7,9% so cùng kỳ năm trước, đóng góp 4,3% vào mức ăng chung. Thị trường trong nước sôi động hơn trong dịp Tết. Năm nay, ý thức tiêu dùng của người dân thay đổi đáng kể, người dân quan tâm nhiều đến nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, lựa chọn những sản phẩm uy tín, chất lượng. Một số ngành có mức tăng trưởng cao là: thông tin và truyền thông 9,8 , hoạt động kinh doanh bất động sản 8,9% , bán buôn, bán lẻ; sữa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 8,5% , vận tải kho bãi 8,3% . Một số ngành có mức tăng trưởng thấp hơn so với toàn ngành như dịch vụ lưu trú và ăn uống 2,9% , y tế và các hoạt động trợ giúp xã hội 6,5%, tài chính ngân hàng, bảo hiểm 6,7% , khoa học công nghệ 7,1% , nghệ thuật, vui chơi, giải trí 7,2% .
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ