Tổng thống Joe Biden ra lệnh chống kỳ thị người Mỹ gốc Á thời dịch Covid-19
Kinhtedothi - Tổng thống Joe Biden ngày 27/1 (theo giờ Washington) vừa ký sắc lệnh chỉ thị các cơ quan chính quyền liên bang, phải ngăn chặn tình trạng kỳ thị nhắm vào cộng đồng người Mỹ gốc Á cũng như người gốc đảo Thái Bình Dương (AAPI) trước sự gia tăng phân biệt chủng tộc.
Tin liên quan
-
Điện Kremlin: Tổng thống Putin sẵn sàng đối thoại với tân Tổng thống Joe Biden
- Những khoảnh khắc đánh dấu cuộc chuyển giao quyền lực từ ông Donald Trump sang Joe Biden
Nguyên nhân kỳ thị được lý giải do các sắc dân khác cho rằng virus Covid-19 có thể có nguồn gốc từ Trung Quốc. Những người phản đối việc này nhận định bệnh tật không có quốc tịch và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đặt tên Covid-19 để không tạo tiếng xấu cho một vùng hay một chủng tộc nào.Trong bài phát biểu tại Nhà trắng, Tổng thống Biden nói: “Hôm nay, tôi yêu cầu Bộ Tư Pháp tăng cường hợp tác với cộng đồng người Mỹ gốc Á và gốc đảo Thái Bình Dương để ngăn ngừa hình thức tấn công kỳ thị chủng tộc đó. Đây là điều không thể chấp nhận được và ngược lại tinh thần của nước Mỹ. Tôi cũng yêu cầu Bộ Y tế và Xã hội đưa ra biện pháp đối phó tình trạng này trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19 phức tạp như hiện nay”.Theo một bản báo cáo do Liên hiệp quốc đưa ra hồi tháng 10/2020, sự thù hằn chủng tộc nhắm vào người Mỹ gốc Á đã lên đến mức báo động. Bản báo cáo nêu lên hơn 1.800 vụ nhắm vào người Mỹ gốc châu Á trong thời gian từ tháng 3 cho tới tháng 5/2020.Tổ chức “Stop AAPI Hate” - một liên minh được thành lập vào tháng 3/2020, để đối phó với sự gia tăng về tội ác do thù hằn chủng tộc trong thời đại dịch, hoan nghênh sắc lệnh này và nói đây là một điều tốt lành cho người Mỹ gốc Á, đồng thời cũng kêu gọi Chính phủ mở rộng việc bảo vệ dân quyền.Động thái này của Tổng thống Joe Biden được đông đảo sắc dân có nguồn gốc châu Á ủng hộ mạnh mẽ. Trước đó, trong cuộc thăm dò dư luận của AAPI Civic Engagement Fund (AAPI-CEF) vào đợt cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua, có 61% người Mỹ gốc Việt đã bầu cho ông Biden và 36% bầu cho ông Trump. Tỷ lệ này so với người Mỹ gốc Á nói chung là 68% - 30%. Nhóm người gốc Trung Quốc bỏ phiếu cho Biden cao nhất với tỷ lệ 72%, tiếp theo là người gốc Hàn Quốc với 71% và người gốc Ấn Độ là 70%. Tỷ lệ người gốc Ấn Độ ủng hộ đảng Dân chủ lâu nay vẫn ở mức cao.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Myanmar: 38 người thiệt mạng trong ngày bạo lực đẫm máu nhất sau cuộc chính biến
Kinhtedothi - Theo Đặc phái viên Liên Hợp quốc, ngày 3/3 được xem là ngày bạo lực nhất kể từ sau cuộc chính biến tại ...XEM THÊM -
Số ca nhiễm SARS-CoV-2 vượt 115 triệu, WHO cảnh báo dịch Covid-19 còn lâu mới kết thúc
Kinhtedothi - Thế giới ghi nhận hơn 115,4 triệu ca nhiễm Covid-19, WHO cảnh báo sự xuất hiện của hàng loạt biến thể m...XEM THÊM -
Hậu "trả đũa" của ông Biden, 10 tên lửa nã vào căn cứ Mỹ tại Iraq
Kinhtedothi - Ngày 3/2, một căn cứ không quân của liên quân ở tỉnh Anbar, miền Tây Iraq, đã bị tấn công bởi ít nhất 1...XEM THÊM -
Nhiều quốc gia điều chỉnh giảm lô tối thiểu để khuyến khích nhà đầu tư nhỏ
Kinhtedothi - Trong những năm gần đây, nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới đã giảm lô tối thiểu để khuyến khíc...XEM THÊM -
Đức điều tàu khu trục đến Biển Đông trong lúc Trung Quốc tập trận
Kinhtedothi - Đã gần 2 thập kỷ kể từ khi tàu chiến Đức xuất hiện tại Biển Đông lần gần nhất vào năm 2002. XEM THÊM -
Lo ngại OPEC+ sắp đảo ngược thỏa thuận giảm cung, giá dầu Mỹ mất mốc 60 USD/thùng
Kinhtedothi - Thị trường dầu giao dịch ảm đạm trong phiên ngày 3/3 do lo ngại các nước sản xuất dầu chủ chốt sẽ nới l...XEM THÊM
-
ASEAN hy vọng Myanmar sớm tìm ra giải pháp hòa bình
Kinhtedothi - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hôm 2/3 đã kêu gọi tất cả các bên ở Myanmar "thực hiện tối đa sự kiềm chế cũng như linh hoạt" trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại nước này sau...03-03-2021 12:15
-
Lầu Năm Góc lo ngại về việc Triều Tiên có thể đang tái chế nhiên liệu hạt nhân
Kinhtedothi - Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ đã bày tỏ lo ngại trước thông tin của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho rằng Triều Tiên đang có dấu hiệu vận hành một nhà máy điện để cung...03-03-2021 12:14
-
Nga tuyên bố "có đi có lại" với các lệnh trừng phạt mới từ Mỹ
Kinhtedothi - Bộ Ngoại giao Nga ngày 2/3 cho biết, Moscow sẽ phản ứng với các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ dựa trên nguyên tắc "có đi có lại", nhưng không nhất thiết phải "ăn miếng trả miếng".03-03-2021 12:14
-
Ngoại giao vaccine
Kinhtedothi - Trong mấy tuần qua, nhiều quốc gia ở khu vực Mỹ Latinh nhận được cung ứng vaccine phòng dịch Covid-19 từ Trung Quốc và Nga. Khối lượng vaccine được cung ứng không nhiều nhưng vẫn làm ...03-03-2021 09:22
-
Việt Nam kêu gọi ASEAN phối hợp với Liên Hợp quốc giúp Myanmar ổn định tình hình
Kinhtedothi - Ngày 2/3, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức theo hình thức trực tuyến.02-03-2021 19:15
- Di tích Quốc gia đặc biệt đình Tây Đằng (Hà Nội) bị cấy thêm cổng biệt thự
- Số đơn vị bầu cử, đại biểu Quốc hội khóa XV được bầu tại Hà Nội và các tỉnh, thành
- Chủ tịch Ủy ban Bầu cử TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn: Kích hoạt ngay các đoàn kiểm tra công tác bầu cử
- Hà Nội: Chưa được "lệnh", hàng quán vỉa hè ngang nhiên hoạt động, vi phạm phòng dịch
- Bộ GD&ĐT lên tiếng về thông tin học sinh “bắt buộc” học Tiếng Hàn từ lớp 3
- [Infographic] Chi tiết tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng 2/2021
- Học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 có thể học tiếng Hàn, tiếng Đức từ năm học tới
- Thiêu thân trên sàn giao dịch tiền ảo
- Giá vàng thế giới giảm mạnh, trong nước xuống dưới 56 triệu đồng/lượng