TP Hồ Chí Minh giãn cách xã hội thêm 2 tuần là cần thiết

Huy Khánh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tối 14/6, Sở Y tế và Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Theo đó, cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh khẳng định giãn cách xã hội thêm 2 tuần là cần thiết, nếu không giãn cách, các mầm bệnh âm thầm phát tán, có điều kiện bùng phát.

Người dân cần nâng cao cảnh giác dịch bệnh
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, TP Hồ Chí Minh đã quyết định tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội thêm 2 tuần, đây là thời gian tương ứng với một chu kỳ lây bệnh để tiếp tục phát hiện, truy vết, khoanh vùng, kiểm soát dịch. 2 tuần tiếp theo, TP tận dụng thời gian quý giá này để khống chế dịch.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh tại buổi họp báo.

Ông Nguyễn Hữu Hưng kêu gọi tiếp tục thực hiện 5K, biện pháp căn cơ hạn chế lây nhiễm. Khi xuất hiện địa điểm phong tỏa, ngành chức năng thông báo trên web, người dân tự đánh giá nguy cơ bản thân, có tiếp xúc nghi ngờ hay không, thông báo cho ngành y tế làm xét nghiệm đánh giá. 2 tuần giãn cách xã hội vừa qua cơ bản chấp hành tốt, tha thiết mong người dân hạn chế sinh hoạt, hạn chế tiếp xúc.
Nhiều trường hợp người mang bệnh không thể nhìn mà biết được, phải qua ngành y tế xét nghiệm mới có thể xác định. Cần giữ môi trường sống thông thoáng, hạn chế tối đa sử dụng máy điều hòa, nếu sử dụng tối thiểu phải 27 độ C. Chẳng may là đối tượng nghi ngờ, ngành y tế tiếp xúc xác định, người dân cần ghi lại lịch trình hoạt động, khi cần khai báo với cơ quan y tế, thuận lợi cho việc truy vết.
Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của chính quyền; người mắc bệnh thông thường chưa cần thiết đến cơ sở y tế, hạn chế đến cơ sở y tế, đây là một nguy cơ. Trong thời gian này, các cơ quan đơn vị, hạn chế làm việc trực tiếp, hãy làm việc trực tuyến và hạn chế tối đa tiếp xúc. Đối với các cơ quan, công ty xí nghiệm làm việc trong môi trường văn phòng phải quản lý chặt nhân viên, môi trường thuận lợi phát triển mầm bệnh. Người làm việc trong môi trường văn phòng máy lạnh phải hết sức chú ý, tập trung sử dụng biện pháp phòng dịch khác... Các đơn vị cần sẵn sàng tình huống có ca F0...
Giải đáp vấn đề đặt ra về công tác bảo vệ các bệnh viện, ông Nguyễn Hữu Hưng cho rằng, người bệnh trước sau gì, khi có triệu chứng sẽ đến cơ sở y tế để khám. Công tác phòng thủ, bảo vệ các bệnh viện được quan tâm. Các bệnh viện khám sàng lọc, nghi ngờ đưa vào phòng cách ly tạm thời, đồng thời làm test khẳng định. Đánh giá chung, các cơ sở y tế làm tốt.
Vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới là bài học sâu sắc, một nhân viên nhiễm bệnh từ cộng đồng, mang vào bệnh viện lây nhiễm cho đồng nghiệp. Các bệnh viện tuân thủ 5K trong suốt quá trình làm việc, yêu cầu nhân viên, sau giờ làm việc về nhà, chỉ tiếp xúc trong nhà, trừ trường hợp hết sức đặc biệt để hạn chế lây nhiễm. Trước đây, các bệnh viện có xét nghiệm định kỳ cho nhân viên y tế.
Giãn cách xã hội nhằm hạn chế các ca bệnh trong cộng đồng
Các vấn đề báo chí quan tâm như mức độ nguy cơ của mầm bệnh tiềm ẩn trong cộng đồng; giãn cách xã hội thêm 2 tuần có đảm bảo tình hình sẽ tốt hơn...?
 Bác sĩ Nguyễn Chí Dũng khẳng định, giãn cách xã hội thêm 2 tuần là cần thiết
Ông Nguyễn Chí Dũng - Giám đốc HCDC khẳng định: “Không có nhà chuyên môn nào dám khẳng định giãn cách xã hội sẽ khống chế được dịch bởi phụ thuộc vào 2 nội dung, mầm bệnh trong cộng đồng như thế nào; biện pháp song song, tuân thủ giãn cách có đúng hay không?”
Cũng theo ông Nguyễn Chí Dũng, mầm bệnh đang âm thầm trong cộng đồng, ngành chức năng tổ chức truy đuổi vây bắt. Liên quan đến chuỗi lây nhiễm Hội nhóm truyền giáo Phục Hưng, truy vết gần hết, trừ trường hợp họ không khai báo, truy ra F đời thứ 3, thứ 4. Các trường hợp liên quan được phát hiện trong thời gian qua bệnh đều ở trong khu cách ly, số ca nhiễm giảm dần.
Thực tế cho thấy những ca mới phát hiện, 30 bệnh viện phát hiện qua sàng lọc 48 ca nhiễm, đó là con số không nhỏ, nếu làm không kỹ thì hậu quả thế nào? Số lượng các ca nhiễm ngoài cộng đồng hiện nay đã tương đương với số ca nhiễm trong chuỗi bệnh Hội truyền giáo Phục Hưng, cũng đã hơn 400 ca.
Mầm bệnh trong cộng đồng không đến cơ sở y tế vì không có triệu chứng, không ai biết được con số này. Hiện nay, mầm bệnh âm thầm lây nhiễm trong cộng đồng. Giãn cách xã hội thêm 2 tuần là cần thiết, không giãn cách, các mầm bệnh âm thầm phát tán, có điều kiện bùng phát, tiếp tục thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15 trong thời gian 2 tuần. 2 tuần là thời gian ủ bệnh quy định 14 ngày, thời gian tối đa để mầm bệnh phát triển nhân lên, lây bệnh. Các trường hợp không có triệu chứng, qua 14 ngày không có cơ hội lây lan hoặc lây lan rất thấp
Ông Nguyễn Chí Dũng đề nghị, những trường có hợp triệu chứng phải giám sát cho tốt. Người có triệu chứng nghi ngờ nhiễm, phải đến khám ở cơ sở y tế, xét nghiệm chẩn đoán ngay. 2 tuần không có nghĩa số ca bệnh sẽ giảm mà nhằm hạn chế các ca âm thầm, mỗi tuần sẽ đánh giá, để quyết định, tăng cấp, giữ cấp hoặc giảm cấp giãn cách xã hội.
Lý giải vì sao TP đầu tư nhiều cho lấy mẫu xét nghiệm diện rộng nhưng hiệu quả chưa thấy, ông Nguyễn Chí Dũng cho biết, trước đợt dịch xảy ra, sau những ngày nghỉ lễ, ngày 2/5 ngành y tế giám sát ngẫu nhiên ở sân bay, lấy mẫu khoảng 10%, làm liên tục đến giữa tháng 5 không phát hiện trường hợp dương tính nào; giám sát trong khu công nghệ cao, 25.000 mẫu đều âm tính; lấy 65.000 mẫu trong khu công nghiệp không có ca dương. Giám sát rộng ở Gò Vấp, khu vực đánh giá nguy cơ cao, kiểm soát rộng cộng đồng, ngoài chùm ca liên quan khu vực phong tỏa, khu vực lân cận không phát hiện nhiễm... cố gắng tầm soát nhà trọ, khu dân cư không phát hiện... mở rộng tầm soát không phải đơn giản, làm sao đánh đúng mục tiêu, khu vực nguy cơ, lấy hết mẫu xét nghiệm hết tất cả người dân TP không khả thi và không thể làm nổi.
 Biểu đồ biểu diễn các nhánh nhiễm bệnh liên quan đến Nhóm hội truyền giáo Phục Hưng
Giải đáp vấn đề vì sao nhân viên bệnh viện đã tiêm vaccine đủ 2 mũi nhưng vẫn bị nhiễm, ông Nguyễn Chí Dũng cho biết, vaccine là vũ khí hữu hiệu ngăn chặn truyền nhiễm gây dịch. Vaccine Covid-19 được sản xuất thử nghiệm nhanh, đánh giá nhanh do sự cấp bách. Một số đánh giá ban đầu, lúc đó chưa có chủng Ấn Độ, tỷ lệ có thể đạt chống virus khoảng 76% sau liều thứ nhất, liều thứ 2 có thể đạt 82%. Nghiên cứu ở Anh, đối với  tỷ lệ chống nhiễm sau khi chích liều đầu tiên là 51%, đối với biến thể Ấn Độ là 33,5%, liều thứ 2 tăng lên hơn 80%, đối với biến chủng Anh, tỷ lệ bảo vệ là 93%. Đối với chủng Ấn Độ, khả năng bảo vệ của vaccine Astra Zeneca có hạn chế.
Theo dõi trên thực tiễn, sau khi tiêm vaccine giúp cho người tiêm vaccine không có bệnh nặng, hạn chế khả năng gây tử vong... Ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới 52/53 trường hợp không có triệu chứng, tải lượng virus thấp, lây lan ra cộng đồng thấp, mới chỉ xác định được 5 trường hợp nhiễm bên ngoài. Lợi ích vaccine, khi nhiễm không có triệu chứng, nếu 80% người dân được tiêm vaccine sẽ bảo vệ được cộng đồng. Đánh giá sâu hơn nữa phải cần thời gian, yên tâm tiếp tục tiêm vaccine.
Ông Nguyễn Chí Dũng cũng cho rằng, từ thực tế cho thấy, biến chủng Ấn Độ có khả năng lây nhiễm cao hơn so với các chủng đã biết ở Việt Nam.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần