Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh: Hơn 104 tỷ đồng bị thất thoát tại dự án Safari

Kinhtedothi - Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, hơn 140 tỷ đồng bị thất thoát do đền bù sai quy định và các sai sót khác khiến người dân khiếu nại tại dự án thảo cầm viên mới Sài Gòn Safari.
Được cấp phép từ 2004 nhưng đến nay đã hơn 14 năm trôi qua, dự án mới chỉ cắm biển và quây thép.
Được biết, dự án Sài Gòn Safari nằm trên địa bàn 2 xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng thuộc huyện Củ Chi, có diện tích hơn 485ha, được cấp phép từ năm 2004 do Công ty TNHH MTV Thảo cầm viên Sài Gòn làm chủ đầu tư. Để nhường chỗ dự án này, 705 hộ dân phải bị giải tỏa di dời.
Tuy nhiên, chủ đầu tư đã không đủ khả năng để thực hiện khiến dự án bị bỏ hoang hơn 14 năm nay. Trong khi dự án đã thu hồi gần 500ha đất rồi bỏ hoang, người dân lại phải sống cảnh không có đất sản xuất, không có nơi ở.
Trước những thông tin phản ánh của người dân, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Thanh tra Chính phủ vào cuộc điều tra làm rõ.
Cụ thể, Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra 705 hồ sơ đền bù, trong đó có 578 hồ sơ theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đất trồng cây hàng năm (màu, lúa màu), đất trồng cây lâu năm (màu, vườn, thổ vườn). Điều đáng nói địa phương đã áp giá “đất vườn gò tự nhiên trong khu dân cư”, dẫn đến số tiền chi tăng thêm hơn 104 tỷ đồng.
Theo xác minh ban đầu, chưa phát hiện thấy dấu hiệu của sự vụ lợi cá nhân hay đơn vị nào liên quan đến khoản tiền chi tăng thêm này. Có hơn 300 hộ dân nằm trong khu vực dự án nói trên thuộc diện tái định cư. Theo phê duyệt, diện tích dự án tái định cư rộng 18ha, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có động thái nào cho thấy có hoạt động xây dựng.
Chính sách hỗ trợ 120.000 đồng/người/tháng hoặc 500.000 đồng/tháng đối với hộ có 5 nhân khẩu trở lên thuộc diện tự thu xếp nơi tạm cư cũng chỉ nằm trên giấy tờ.
Theo kết luật Thanh tra Chính phủ, hậu quả của việc chậm trễ xây dựng khu tái định cư và việc không bố trí tạm cư, không chi tiền tạm cư là những lý do mà người dân khiếu nại, không giao mặt bằng. Trách nhiệm này thuộc về Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình huyện Củ Chi, UBND huyện Củ Chi và Công ty Thảo cầm viên Sài Gòn.
Những hạn chế, khiếu nại phát sinh từ dự án có nguyên nhân ban đầu được kết luận thanh tra chỉ ra là do TP Hồ Chí Minh chưa thực hiện đúng trình tự pháp lý quy định, giao cho Công ty Thảo cầm viên Sài Gòn làm chủ đầu tư trong khi công ty này không đủ năng lực thực hiện.
Sở Kế hoạch & Đầu tư và UBND TP giai đoạn 2001-2006 là những đơn vị phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. Cùng với đó, nhiều thiếu sót liên quan đến vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Thanh tra Chính phủ chỉ ra. Và UBND TP, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở GTVT và Sở Quy hoạch & Kiến trúc là những đơn vị phải chịu trách nhiệm.
Từ đó, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo chủ tịch UBND TP kiểm điểm nghiêm túc các tổ chức, cá nhân có liên quan, sớm rà soát, hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý về chủ trương, quy mô, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của dự án, khẩn trương xây khu tái định cư, tìm nơi tạm cư, chi tiền cho các hộ dân... nằm trong vùng dự án.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Đà Nẵng, Quảng Ngãi trước 15/7/2025

Bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Đà Nẵng, Quảng Ngãi trước 15/7/2025

09 Jul, 08:32 PM

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 6363/VPCP-CN ngày 9/7/2025 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình - Trưởng Đoàn kiểm tra số 1 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Hòa Liên - Túy Loan, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Hoài Nhơn - Quy Nhơn và Quy Nhơn - Chí Thạnh.

Hà Nội cụ thể hóa quy hoạch lớn bằng nhiều dự án trọng điểm

Hà Nội cụ thể hóa quy hoạch lớn bằng nhiều dự án trọng điểm

09 Jul, 05:12 AM

Kinhtedothi - Trong 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội đã tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn trong công tác quy hoạch, đồng thời đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, bảo đảm mục tiêu hoàn thành đúng kế hoạch và đưa các công trình vào khai thác, sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

08 Jul, 02:38 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 193/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Địa chất và khoáng sản, trong đó nêu rõ điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/7/2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ