80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh: Hơn 36 tỷ đồng nạo vét bùn dưới kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

Kinhtedothi - Tổng kinh phí thực hiện dự án nạo vét bùn dưới kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là 36,5 tỷ đồng, với khoảng 122.000 m3 bùn.
Dự kiến giữa tuần này, dự án nạo vét kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè bắt đầu khởi công. Theo đó, khu vực thi công nạo nét thực hiện trên tổng chiều dài gần 9 km, từ ngã ba sông Sài Gòn đến đường Út Tịch (qua địa bàn các quận Bình Thạnh, 1, 3, Phú Nhuận và Tân Bình).
 Cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được xem là công trình thế kỷ của TP Hồ Chí Minh
Tổng kinh phí thực hiện dự án là 36,5 tỷ đồng, với khoảng 122.000 m3 bùn được nạo vét. Dự án chia làm 3 giai đoạn thực hiện từ nay đến cuối năm, mỗi giai đoạn dự kiến thực hiện trong 75 ngày.
Giai đoạn 1, thi công từ cầu Lê Văn Sỹ đến cầu số 6, chiều dài khoảng 1,4 km, khởi công giữa tuần này và thực hiện đến tháng 6. Bề rộng thi công 25 m và chiều sâu khoảng 0,9 m.
Giai đoạn 2, việc nạo vét thực hiện từ cầu số 6 đến đường Út Tịch, chiều dài cũng khoảng 1,4 km, bề rộng từ 24,1 m đến 42,2 m và độ sâu là 1,1 m. Đoạn này dự kiến thực hiện từ tháng 4 đến tháng 7 năm nay.
Giai đoạn 3, đoạn dài nhất của dự án - từ cầu Lê Văn Sỹ đến ngã ba sông Sài Gòn, với tổng chiều dài nạo vét là 5,8 km. Đoạn này thi công trên bề rộng 25 m và chiều sâu là 1 m, dự kiến thực hiện từ tháng 9 đến tháng 12.
Ông Phạm Ngọc Dũng - Giám đốc Trung tâm Quản lý đường thủy - Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh cho biết, trong việc thực hiện dự án này, các bên liên quan trước đó đã nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường kỹ lưỡng. Bùn thải sau khi nạo vét sẽ chuyển về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước để xử lý theo đúng quy trình.
Tuy nhiên, ông Dũng đánh giá quá trình thi công sẽ rất khó xử lý triệt để mùi hôi do bùn thải được nạo vét lên, ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh. Vì vậy, Trung tâm Quản lý đường thủy đã yêu cầu nhà thầu thi công nạo vét dùng phế phẩm EM để khử mùi, hạn chế thấp nhất việc ảnh hưởng đến người dân xung quanh.
Lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có diện tích hơn 33km2 là nơi sinh sống của hơn triệu dân TP; trải dài qua các quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh và đặc biệt là 2 quận trung tâm 1 và 3.
Đây từng là dòng kênh "khét tiếng" về độ ô nhiễm, hôi thối của TP trong hàng chục năm trời. Đến những năm 2000, TP tiến hành triển khai dự án cải tạo con kênh với số tiền 8.600 tỷ đồng, trong đó vốn ODA của WB là 5.252 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách TP, 7.000 hộ dân phải di dời.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đột phá chính sách cho thị trường bất động sản?

Đột phá chính sách cho thị trường bất động sản?

22 Jul, 05:55 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) đang đối diện nhiều thách thức, việc đề xuất thành lập Trung tâm giao dịch nhà đất do Nhà nước quản lý đang được kỳ vọng như một bước đột phá chính sách. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả, mô hình này cần đi kèm cơ chế vận hành đồng bộ, tránh hình thức hóa hoặc chồng chéo với hệ thống sẵn có.

Hướng tới bình đẳng, phát triển đồng đều

Hướng tới bình đẳng, phát triển đồng đều

16 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Phát triển các khu chung cư mới, hay cải tạo xây dựng mới chung cư cũ, tất cả đều phải hướng tới mục đích cải thiện chất lượng sống của người dân, chỉnh trang và làm đẹp hơn đô thị Hà Nội, hướng tới sự bình đẳng và phát triển, tái phát triển đồng đều giữa các khu vực đô thị. Đó là những chia sẻ của TS.KTS Nguyễn Quốc Tuân - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam xung quanh chủ đề quy hoạch, cải tạo chung cư cũ.

Khu kinh tế Vân Phong lập tổ chuyên trách hỗ trợ các nhà đầu tư chiến lược

Khu kinh tế Vân Phong lập tổ chuyên trách hỗ trợ các nhà đầu tư chiến lược

14 Jul, 08:27 AM

Kinhtedothi - Với mục tiêu thu hút vốn lớn, tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục và đồng hành cùng doanh nghiệp, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) vừa thành lập Tổ công tác chuyên trách hỗ trợ các dự án trọng điểm. Mô hình “một cửa tại chỗ, chuyên trách, đồng hành” được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho Khu kinh tế động lực này bứt phá, hiện thực hóa tham vọng trở thành trung tâm công nghiệp, năng lượng và bất động sản du lịch quy mô khu vực.

Vì sao bất động sản Đông Bắc TP Hồ Chí Minh trở thành tâm điểm mới, hấp dẫn nhà đầu tư?

Vì sao bất động sản Đông Bắc TP Hồ Chí Minh trở thành tâm điểm mới, hấp dẫn nhà đầu tư?

12 Jul, 06:07 PM

Kinhtedothi - Sau quá trình sáp nhập mở rộng không gian phát triển, khu vực Đông Bắc TP Hồ Chí Minh gồm Thủ Đức, Dĩ An, Thuận An và các vùng giáp ranh Bình Dương – đang nổi lên là một “cực tăng trưởng” bất động sản hấp dẫn bậc nhất phía Nam. Không chỉ nhờ vị trí chiến lược, khu vực này còn ghi điểm nhờ hạ tầng đồng bộ, kết nối vùng hiệu quả và định hướng phát triển thành đô thị thông minh tích hợp đa chức năng.

Bất động sản Khánh Hòa bật tăng sau sáp nhập, cẩn trọng "bong bóng" giá đất

Bất động sản Khánh Hòa bật tăng sau sáp nhập, cẩn trọng "bong bóng" giá đất

09 Jul, 09:31 AM

Kinhtedothi - Sau khi chính thức sáp nhập Ninh Thuận vào Khánh Hòa, thị trường bất động sản (BĐS) Khánh Hòa mới nhanh chóng trở thành một trong những điểm sáng thu hút nhà đầu tư tại Nam Trung Bộ nhờ quỹ đất ven biển mở rộng và hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, giá đất một số khu vực liên tục lập đỉnh so với thu nhập của người dân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ