TP Hồ Chí Minh: Tắc tiền sử dụng đất, hơn 25.000 căn hộ bị “treo” sổ hồng
Kinhtedothi - TP Hồ Chí Minh hiện có 54 dự án gồm hơn 25.000 căn hộ chưa được cấp sổ hồng, nguyên nhân của sự chậm trễ này là do chủ đầu tư không thể hoàn thành việc đóng tiền sử dụng đất.
Tin liên quan
-
Dự án bất động sản nào có ưu đãi “khủng” nhất tháng ngâu này?
- HoREA đề xuất TP Hồ Chí Minh tháo gỡ khó khăn cho 126 dự án nhà ở thương mại
- HoREA: Không xin tiền chỉ xin cơ chế để giải cứu thị trường bất động sản
Nhiều vướng mắc
Liên quan đến những vướng mắc trong việc đóng tiền sử dụng đất cho các dự án bất động sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, ngày 10/9, cơ quan chức năng, chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng nhau chia sẻ tại Hội thảo “Tắc tiền sử dụng đất” do báo Thanh Niên tổ chức.
Tại hội thảo, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) Lê Hoàng Châu cho biết, theo số liệu thống kê của Hiệp hội, hiện TP Hồ Chí Minh có 54 dự án, gồm hơn 25.000 căn hộ đang bị "treo" sổ hồng.
Theo ông Lê Hoàng Châu, đây là vấn đề bức xúc cho người dân lẫn doanh nghiệp suốt thời gian qua. Việc tắc tiền sử dụng đất đã đẩy người dân vào thế mua nhà nhưng không được cấp sổ hồng, khiến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
“Với doanh nghiệp, việc không giao được sổ hồng cho người mua nhà gây áp lực lớn lên dòng vốn kinh doanh. Bởi khi giao sổ hồng cho người mua nhà thì doanh nghiệp mới thu được 5% còn lại sau nhà ở được bàn giao. Từ phía người dân, khi chưa được cấp sổ hồng, họ khiếu kiện, căng băng rôn tại các dự án, ảnh hưởng đến uy tín của chủ đầu tư”, ông Lê Hoàng Châu phân tích.
Ngoài ra, ông Lê Hoàng Châu cho biết thêm, có dự án hơn 20 năm vẫn chưa được nộp tiền sử dụng đất. 4 năm trở lại đây, TP đã có nhiều cuộc họp trực tiếp với doanh nghiệp, người dân để giải quyết vấn đề này, nhưng vẫn có dự án ở Thủ Đức, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú... bị vướng.
“Chẳng hạn, Tập đoàn Novaland đang có 11 dự án chưa "ra" được sổ; Hưng Thịnh có 2 dự án đã tạm đóng tiền sử dụng đất, nhưng nay xin xác nhận cho số tiền sử dụng đất chính xác là bao nhiêu để hoàn tất nghĩa vụ, được cấp sổ hồng cho người dân, cũng không được... “, ông Lê Hoàng Châu dẫn chứng.
Chủ tịch HoREA cho biết, Hiệp hội đã đề xuất tháo gỡ khó khăn, nhưng quy trình sử dụng tính tiền đất phải qua rất nhiều khâu. Nhiều trường hợp chủ đầu tư đã tạm nộp tiền sử dụng đất; đã nộp và được cấp sổ hồng 1 phần, nhưng nay không được cấp tiếp, vì có vướng mắc phải xác định lại tiền sử dụng đất.
Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu nhấn mạnh, TP Hồ Chí Minh có rất nhiều dự án rơi vào tình trạng 'nợ' sổ hồng mặc dù chủ đầu tư đã nỗ lực phối hợp với cơ quan Nhà nước. |
Ngoài ra, chủ đầu tư xin điều chỉnh quy hoạch kiến trúc, thậm chí có trường hợp đã được TP xác nhận hệ số sử dụng đất không thay đổi, nhưng gần cả năm vẫn chưa được cấp sổ hồng. Hay có việc góp vốn đầu tư thì xác định là chuyển nhượng dự án hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cũng khó khăn khiến dự án không được cấp sổ hồng.
Một điểm chung các doanh nghiệp bất động sản đang gặp phải hiện nay, là hồ sơ trình lên Sở Tài nguyên và Môi trường xin cấp sổ hồng đều giải quyết rất chậm.
Sau nhiều lần kiến nghị, ông Lê Hoàng Châu cho rằng sắp tới khi sửa Luật Đất đai, HoREA sẽ kiến nghị có thể phân quyền việc ký cấp sổ hồng cho các quận huyện, để nhanh hơn, thay vì chỉ tập trung vào Sở Tài nguyên và Môi trường.
Doanh nghiệp “kể khổ”
Cũng chia sẻ tại buổi hội thảo, ông Trần Quốc Dũng - Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Hưng Thịnh cho biết, riêng Hưng Thịnh đã có 13 dự án, tương đương 8.791 căn hộ chưa được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp sổ hồng vì hầu hết bị vướng ở khâu xác định tiền sử dụng đất.
Điều đáng nói là nếu như ở các tỉnh, dự án trung bình chỉ mất 3 - 4 tháng đã có kết quả thẩm định và phương án tính tiền sử dụng đất thì tại TP Hồ Chí Minh, hầu hết hồ sơ tính tiền sử dụng đất kéo dài nhiều năm vẫn chưa được giải quyết xong hoặc bị yêu cầu bổ sung nhiều lần, bị chuyển lòng vòng.
Theo ông Trần Quốc Dũng, quá trình thẩm định giá đất, xác định tiền sử dụng đất mất rất nhiều thời gian. Doanh nghiệp phải mất ít nhất 3 năm mới nộp được tiền sử dụng đất.
Ông Dũng nhấn mạnh,việc chậm trễ thẩm định giá đất, xác định tiền sử dụng đất dẫn đến việc chưa cấp sổ hồng được cho cư dân là lỗi xuất phát từ cơ quan thẩm quyền, không phải do lỗi của doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp đang phải gánh chịu trách nhiệm, thiệt hại nặng nề. Đó là sự “bội tín” bất đắc dĩ với khách hàng, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu đã gầy dựng trên thị trường, vướng các tranh chấp, kiện tụng không đáng có…
Vì vậy, Phó Tổng giám đốc tập đoàn Hưng Thịnh kiến nghị UBND TP xem xét, chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan ban ngành mạnh dạn giải quyết các vướng mắc cho doanh nghiệp, linh hoạt, ưu tiên cấp sổ hồng cho người mua nhà ở.
Ông Trần Quốc Dũng - Phó tổng Giám đốc tập đoàn Hưng Thịnh đã có những chia sẻ thẳng thắn về khó khăn của doanh nghiệp trong việc bàn giao sổ hồng cho cư dân. |
“Cần ưu tiên cấp sổ hồng cho cư dân. Có thể tạm thời chưa cấp sổ hồng các phần diện tích sở hữu riêng của chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư thực hiện ký quỹ, cam kết nộp tiền sử dụng đất khi có quyết định nộp tiền sử dụng đất bổ sung”, ông Trần Quốc Dũng nói.
Đồng quan điểm, ông Bùi Xuân Huy - Tổng giám đốc Tập đoàn Novaland cũng cho biết, hiện doanh nghiệp này đang thực hiện hơn 40 dự án nhà ở tại TP Hồ Chí Minh. Trong quá trình phát triển, tập đoàn gặp nhiều vướng mắc về chính sách pháp luật liên quan quản lý đất đai.
“việc chậm trễ này gây tâm lý hoang mang cho cư dân, ảnh hưởng uy tín doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng môi trường đầu tư bất động sản tại TP. Đáng chú ý, có nhiều trường hợp, Novaland đã thực hiện nghĩa vụ tài chính, cư dân đã dọn về sinh sống 2 - 3 năm nay nhưng vẫn chưa được cấp "sổ hồng", ông Bùi Xuân Huy nhấn mạnh.
Đề xuất các giải pháp gỡ vướng cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Lê Mỹ Hưng - Giám đốc điều hành dự án (khu vực TP Hồ Chí Minh) - Tập đoàn Novaland đưa ra 2 kiến nghị.
Một là, đối với các dự án chưa được định giá, UBND TP và các sở ngành cần sớm xem xét định giá làm cơ sở để chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính, trên cơ sở đó nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân cư.
Hai là, đối với các dự án mà chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nhưng người dân chưa được xét cấp "sổ đỏ", đơn vụ quản lý nhanh chóng xem xét, giải quyết để sớm ổn định đời sống cho cư dân.
Đại diện cơ quan chức năng, ông Trần Văn Thạch - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP thừa nhận, so với thực tế, việc giải quyết các vướng mắc vẫn rất chậm. Trong 5 năm qua, TP chỉ thu được thu 3 - 5% tiền sử dụng đất tại các dự án. Hiện còn hơn 100 hồ sơ của doanh nghiệp chưa được giải quyết.
Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tính giá đất được cho 38 dự án, sắp tới sẽ trình UBND TP thông qua thêm 49 dự án. Ông Trần Văn Thạch cũng nhận định quy trình tính giá sử dụng đất không khó, chủ yếu vướng về mặt kỹ thuật, pháp lý.
"Phải xét từng dự án và nương theo các bộ luật điều chỉnh theo từng dự án. Nói chung, về mặt pháp lý còn rất nhiều vướng mắc mà đơn vị tham mưu như Sở Tài nguyên và Môi trường cũng rất khó giải quyết. Sở đang tập hợp, phân loại các dự án vướng mắc, báo cáo UBND TP để kiến nghị lên các bộ nhằm có những cơ chế gỡ vướng cho doanh nghiệp, cho người dân", ông Trần Văn Thạch nói.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
tiền sử dụng đất
đóng tiền sử dụng đất
tắc tiền sử dụng đất
HoREA
vướng mắc pháp lý
Sở Tài nguyên và Môi trường
-
Cư dân Samsora Premier 105 vui mừng đón nhận sổ hồng ngay sau Tết
Kinhtedothi - Ngày 27/2/2021, tại dự án Samsora Premier 105 (số 105 Chu Văn An, Hà Đông, Hà Nội), chủ đầu tư dự án ...XEM THÊM -
“Kiềng 3 chân” tạo dựng nên thương hiệu BRGLand
Kinhtedothi - Luôn hướng tới nâng tầm tiêu chuẩn sống của cộng đồng, thực hiện cam kết của một chủ đầu tư BĐS uy tín,...XEM THÊM -
Bản tin tổng hợp Xây dựng - Bất động sản từ ngày 22/2 đến 28/2
Kinhtedothi - Năm 2021, BĐS sẽ dẫn đầu các ngành nghề về thu hút đầu tư, bấp chấp tác động tiêu cực từ Covid-19; BĐS ...XEM THÊM -
Bộ Xây dựng hỗ trợ Hà Nội thí điểm xây dựng khu nhà ở xã hội tập trung quy mô lớn
Kinhtedothi - Trong năm 2021, Bộ Xây dựng sẽ tích cực phối hợp với UBND TP Hà Nội trong việc nghiên cứu, đề xuất các ...XEM THÊM -
Tuổi nào không nên xây nhà năm Tân Sửu 2021?
Kinhtedothi - Ra Giêng là thời gian đẹp nhất để khởi công xây dựng nhà cửa. Tuy nhiên không phải tuổi nào cũng có thể...XEM THÊM -
Bất động sản sẽ dẫn đầu các ngành nghề thu hút đầu tư năm 2021?
Kinhtedothi - Năm 2020, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do đại dịch Covid-19, nhưng một số phân khúc bất động sả...XEM THÊM
-
Nam Phú Quốc: Giá trị BĐS gắn với du lịch nghỉ dưỡng tăng theo thời gian
Kinhtedothi - Trong khi phân khúc đất nền, chung cư đang có dấu hiệu bão hòa, đi ngang, thì BĐS gắn với du lịch, nghỉ dưỡng vẫn có tính thanh khoản tốt và chứng minh sức hút nhờ tiềm năng phát triể...26-02-2021 09:50
-
Giới thượng lưu chi ‘tiền tỷ’ tậu nhà Starlake ‘siêu sang’
Kinhtedothi - Những căn hộ cao cấp thỏa mãn nhu cầu sống và hưởng thụ cuộc sống được giới nhà giàu ưa chuộng. Bên cạnh những món hàng hiệu đắt tiền hay xế hộp, căn hộ hạng sang tọa lạc tại trung tâ...26-02-2021 08:09
-
Lời giải nào cho bài toán nhà ở cho người trẻ?
Kinhtedothi - Tháng 4 năm 2020, Navigos, một công ty chuyên cung cấp nguồn nhân lực, đã công bố báo cáo về tình hình tiếp cận nhà ở đô thị lớn khi giá nhà tại TP.HCM và Hà Nội đang cao hơn 28 lần s...25-02-2021 15:21
-
Bất động sản du lịch tiếp tục “chìm” sâu trong khủng hoảng
Kinhtedothi - Du lịch là ngành kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh. Hiệu quả kinh doanh trong nước sụt giảm nghiêm trọng. Hầu hết các cơ sở du lịch đều hoạt động ...24-02-2021 10:32
-
Villas Bãi Kem - Thiên đường trú ẩn an toàn mùa dịch
Kinhtedothi - Không chỉ nằm bên bãi biển đẹp nhất hành tinh của thành phố biển đảo đã vững vàng trước 4 làn sóng dịch bệnh, khu nghỉ dưỡng New World Phu Quoc Resort còn sở hữu những lợi thế hiếm nơ...23-02-2021 13:49
- Youtube, Facebook sẽ phải khai và nộp thuế tại cơ quan quản lý của Việt Nam
- Big C đổi tên thành TopsMarket
- Từ hôm nay, Hà Nội rà soát các trường hợp trở về từ Hải Dương
- Bệnh nhân ghép tim nhỏ tuổi nhất Việt Nam được hồi sinh sự sống từ người cho chết não
- Giá vàng thế giới giảm sâu, trong nước cao hơn thế giới đến trên 7 triệu đồng
- Hà Nội quyết phục dựng Điện Kính Thiên
- Hải Dương: Từ ngày 3/3, huyện Cẩm Giàng, Kim Thành vẫn phong tỏa, cách ly y tế hàng chục thôn
- Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử: Giải quyết bất cập để Thủ đô phát triển bền vững
- [Ảnh] Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ trực tiếp kiểm tra các công trình phục vụ SEA Games 31