Tranh cãi quanh tính năng nhận diện khuôn mặt của iPhone X

Tiến Thành
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhận diện khuôn mặt không còn là một ý tưởng mới mẻ và đã được ứng dụng rộng rãi, nhưng cũng bộc lộ những rủi ro bởi công nghệ này rất dễ bị “đánh lừa”.

Tính năng nhận diện khuôn mặt
Apple vừa trình làng hàng loạt sản phẩm mới là iPhone 8, AppleTV, Apple Watch Series 3... Với ý nghĩa sẽ là sản phẩm nhằm đánh dấu 10 năm dòng điện thoại iPhone xuất hiện trên thị trường, iPhone X đã mang theo hàng loạt cải tiến và công nghệ đột phá nhất trong những năm trở lại đây của Apple và được xem là cả một cuộc "cách mạng".
 
Còn với iPhone X, phần cứng của điện thoại được tích hợp chip Apple A11 Bionic 6 nhân với 2 nhân có hiệu suất cao mạnh hơn 25% so với chip A10, 4 nhân tiết kiệm pin mạnh hơn 70% cùng GPU mạnh hơn 30% so với thế hệ cũ. Đi kèm với đó là camera kép 12MP có khả năng quay video 4K tốc độ 60 khung hình/giây. 
Một trong những điểm nhấn đáng giá của iPhone X là nằm ở màn hình OLED Super Retina Display, kích thước 5.8 inch với độ phân giải 1125 x 2436 pixel. Lần đầu tiên màn hình của một chiếc iPhone gần như chiếm trọn vẹn mặt trước và tràn ra gần khít 2 cạnh màn hình. Đi kèm với đó, Apple cũng đã chính thức khai tử nút Home, điều chưa từng có với các thế hệ iPhone trước. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người dùng có thể sử dụng iPhone với toàn bộ các thao tác "chạm". 
 Tính năng nhận diện khuôn mặt của iPhone X.
Ấn tượng không kém là tính năng nhận diện khuôn mặt FaceID, được dùng để thay thế cảm biến vân tay TouchID. Mặc dù không phải là tính năng quá mới trong làng điện thoại nhưng độ bảo mật chắc chắn khiến người dùng ấn tượng nếu biết tỷ lệ thất bại của FaceID là cực nhỏ khi chỉ vào khoảng 1/1.000.000.
Nhận diện khuôn mặt không còn là một ý tưởng mới mẻ và đã được ứng dụng rộng rãi, nhưng cũng bộc lộ những rủi ro bởi công nghệ này rất dễ bị “đánh lừa”. Nhiều chuyên gia công nghệ cho rằng đây là “thiết kế đáng kinh ngạc” nhưng đưa ra cảnh báo về khả năng hệ thống này bị lợi dụng.
Tờ The Economist (Anh) đánh giá, khuôn mặt cho biết nhiều thông số quan trọng của nhân trắc học. Trong khi đó, hình ảnh khuôn mặt lại có thể dễ dàng chụp lại để “đánh lừa” chương trình nhận dạng khuôn mặt để sử dụng. Vì vậy, công nghệ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

"Cú hích" mới
Năm ngoái, Apple đã giành được “chiến thắng” về mặt doanh thu khi đánh bại Samsung một cách sít sao, một phần do bê bối lỗi pin của chiếc điện thoại thông minh Hàn Quốc. Apple đã bán được 78,3 triệu điện thoại so với 77,5 triệu điện thoại của Samsung. Do vậy, việc ra mắt siêu phẩm của Apple còn tạo ra “cú hích” cho cuộc cạnh tranh trong giới công nghệ, mang lại nhiều tính năng hữu ích mới cho người tiêu dùng hơn bao giờ hết. Cảm nhận được “sức nóng” từ Apple, LG, Sony và Motorola đều đã giới thiệu sản phẩm mới. Còn Samsung, đối thủ chính của Apple, sau khi công bố điện thoại Galaxy Note 8 ở New York cách đây 2 tuần, đã tiếp tục ra mắt một số thiết bị thể thao thông minh mới.
Trong khi đó, LG "chào hàng" V30 mới. V30 cũng có máy ảnh kép có khẩu độ rộng nhất và chế độ màu video giúp xử lý cảnh quay tốt nhất. Bên cạnh đó, XZ1 mới của Sony sẽ là một trong những điện thoại đầu tiên cạnh tranh với phần mềm Android mới nhất và hệ điều hành iOS 11 được nâng cấp. 

Còn Motorola quyết định đưa ra điện thoại mới có thể cạnh tranh về giá: X4 của Motorola chỉ có giá 400 Euro, tương đương 477 USD. 
 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần