Tranh cãi việc thu hồi đất kinh doanh cà phê tại Nhà hát Lớn Hà Nội?
Kinhtedothi - Bộ VHTT&DL muốn xóa bỏ quán cà phê, thu hồi khuôn viên Nhà hát lớn để tạo công viên mở nhưng gặp phải sự phản đối quyết liệt từ đơn vị kinh doanh cà phê tại đây.
Tin liên quan
-
Tour tham quan Nhà hát Lớn Hà Nội: Tìm sắc màu mới để hút khách
- Khai trương tour du lịch Nhà hát Lớn Hà Nội: Chưa thấy hấp dẫn
- Nhà hát Lớn Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan
- Nhà hát Lớn Hà Nội - Nhân chứng lịch sử của thủ đô
- Du lịch Nhà hát Lớn Hà Nội: Sắp khai trương, nhưng chưa hấp dẫn
Vừa qua, thông tin về việc khuôn viên Nhà hát Lớn Hà Nội sắp được chỉnh trang, dỡ bỏ hàng rào và cải tạo cảnh quan nhận được sự chú ý lớn của dư luận.
Cụ thể, ông Nguyễn Thái Bình - Chánh Văn phòng Bộ VHTT&DL cho biết, Bộ đã có thông báo về việc thu hồi khuôn viên Nhà hát Lớn để tạo công viên mở, vườn hoa cho nhân dân vui chơi.
Hiện tại, một phần khuôn viên bên trái Nhà hát Lớn đang được khai thác làm nơi kinh doanh của cà phê Highlands. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thái Bình (Chánh Văn phòng Bộ VHTT&DL) hợp đồng giữa Ban quản lý Nhà hát và đơn vị này đã kết thúc vào cuối năm 2016, do vậy, việc thu hồi khuôn viên Nhà hát Lớn từ đơn vị đang thuê là hoàn toàn đúng luật.
Do vậy, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã có một số biện pháp thu hồi đất, tuy nhiên, đến nay việc thu hồi không thể thực hiện do gặp phải sự phản đối quyết liệt của đơn vị kinh doanh cà phê Highlands.
Đại diện đơn vị kinh doanh cà phê Highland nói gì?
Nói về nguyên nhân phản đối việc thu hồi khuôn viên, đại diện Công ty Cổ phần Việt Thái Quốc tế - đơn vị kinh doanh của cà phê Highlands tại đây cho rằng, hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Công ty với Nhà hát Lớn Hà Nội có thời hạn đến năm 2022, do vậy, phía Công ty mong muốn được kinh doanh theo đúng thời hạn hợp đồng để thu hồi vốn đầu tư.
Đại diện Công ty Việt Thái Quốc tế cũng nhấn mạnh: “Thời hạn hợp đồng là đến năm 2022, chứ không phải năm 2016 như lời từ phía Văn phòng Bộ VHTT&DL thông tin”.
Cụ thể, ngày 1/12/2006, Công ty Việt Thái Quốc tế đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Ban Quản lý Nhà hát Lớn Hà Nội về việc hợp tác khai thác toàn bộ tầng hầm và khu vườn phía bên phải nằm giữa Nhà hát Lớn và khách sạn Hilton Hà Nội để mở dịch vụ ăn uống, giải khát, phục vụ cho khán giả, khách quốc tế và Nhân dân Thủ đô đến tham quan và thưởng thức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Thời hạn hợp đồng là 10 năm (từ 1/12/2006 đến 1/12/2016).
Tuy nhiên, ngày 1/5/2007, Ban quản lý Nhà hát Lớn và Công ty Việt Thái Quốc tế ký kết Phụ lục hợp đồng số 1, trong đó có nội dung thay đổi thời hạn hợp đồng là 15 năm (từ 1/5/2007 đến 1/5/2022).
Đại diện Công ty Việt Thái Quốc tế cho rằng, chính việc thay đổi thời hạn hợp đồng lên 15 năm giúp doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư bài bản, không làm ăn chụp giật, vừa kinh doanh cà phê vừa giúp cảnh quan khuôn viên Nhà hát Lớn đẹp hơn, bảo đảm sạch sẽ, vệ sinh, môi trường….
Cụ thể, ngay thời điểm năm 2007, phía Công ty đã đầu tư vốn lên tới 2 triệu USD (khoảng 30 tỷ đồng) để đầu tư sửa sang khuôn viên và kinh doanh cà phê. Trong quá trình khai thác, Công ty cũng đầu tư nhiều hạng mục, chi phi quản lý tốn kém, tiền trả cho thuê mặt bằng rất lớn, do vậy, nếu không đủ thời hạn 15 năm như hợp đồng, Công ty thiệt hại nặng nề.
“Nếu phía Bộ bằng mọi giá phải thu hồi khuôn viên, xóa bỏ quán cà phê thì phải đền bù thiệt hại cho chúng tôi theo đúng quy định của pháp luật để giảm thiệt hại cho chúng tôi – những người đã bỏ vốn lớn để đầu tư kinh doanh”, lãnh đạo Công ty Việt Thái Quốc tế bày tỏ.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh đã hết từ năm 2016
Trao đổi với phóng viên báo kinh tế & Đô thị chiều 21/5, ông Nguyễn Thái Bình (Chánh Văn phòng Bộ VHTT&DL) khẳng định, thời hạn hợp đồng hợp tác kinh doanh đã hết từ năm 2016, chứ không phải 2022 như phía doanh nghiệp nêu.
Ông cũng nhấn mạnh, Phụ lục hợp đồng số 1, trong đó có nội dung thay đổi thời hạn hợp đồng là 15 năm (từ 1/5/2007 đến 1/5/2022) mà Ban quản lý Nhà hát Lớn và Công ty Việt Thái Quốc tế ký kết không có giá trị. Bởi, Nhà hát Lớn là đơn vị thuộc Bộ VHTT&DL. Do vậy, nếu ký gia hạn hợp đồng, Ban quản lý Nhà hát Lớn phải xin phép Bộ.
“Tuy nhiên, Giám đốc Ban quản lý giai đoạn đó đã ký Phụ lục gia hạn hợp đồng nhưng không xin phép Bộ, do vậy, Phụ lục không có giá trị. Hợp đồng vẫn kết thúc vào năm 2016”, ông Nguyễn Thái Bình nói.
Khẳng định doanh nghiệp không sai, nhưng hợp đồng không giá trị, do vậy, Chánh Văn phòng Bộ VHTT&DL cho biết, nếu phía đơn vị kinh doanh cà phê không bàn giao mặt bằng, hai bên sẽ giải quyết tranh chấp tại tòa án.
Trước đề nghị phải đền bù thiệt hại cho doanh nghiệp khi thu hồi khuôn viên, Chánh Văn phòng Bộ VHTT&DL cho rằng, người đã ký bản Phụ lục gia hạn hợp đồng phải chịu trách nhiệm đền bù cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thái Bình lo ngại việc đền bù sẽ rất khó khăn bởi “ông Hoàng Xuân Nam – Giám đốc Ban quản lý Nhà hát Lớn đã ký bản Phụ lục gia hạn hợp đồng với Công ty Việt Thái quốc tế đã qua đời năm ngoái”.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Dệt may lỡ hẹn mục tiêu 40 tỷ USD
Kinhtedothi - Năm 2019, ngành dệt may Việt Nam chịu sự tác động rất lớn từ suy giảm kinh tế thế giới và xung đột thươ...XEM THÊM -
Sóng đầu tư đổ mạnh về Hà Nội
Kinhtedothi - Trong tổng số 31,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 11 tháng qua, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm...XEM THÊM -
Giá vàng đi ngang, kim ngạch thương mại Mỹ - Trung tiếp tục giảm
Kinhtedothi – Sáng nay (9/12), giá vàng thế giới và trong nước đi ngang. Mặc dù kim ngạch thương mại Mỹ - Trung tiếp ...XEM THÊM -
Sự kiện kinh tế: Thương vụ M&A lớn nhất giữa Vingroup và Masan
Kinhtedothi - Vingroup nhượng mảng Vincommerce và VinEco cho Masan; Tỷ phú Thái muốn đưa Sabeco lên sàn chứng khoán S...XEM THÊM -
Danh mục một số mặt hàng phía Mỹ đề nghị Việt Nam giảm thuế nhập khẩu
Kinhtedothi - Theo Bộ Tài chính, Đại sứ quán Mỹ đề nghị giảm mạnh thuế nhập khẩu một số mặt hàng ngay trong năm 2020,...XEM THÊM -
Các tập đoàn lớn xuất hiện ở Quảng Ninh: Mở cửa thị trường, dẫn dắt đầu tư
Kinhtedothi - Sự xuất hiện của các tập đoàn lớn như: Sun Group, Vingroup, FLC… tại Quảng Ninh, với số vốn khổng lồ cù...XEM THÊM
-
Sóc Sơn có thêm 4 xã đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới
Kinhtedothi - Ngày 7/12, Tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định địa phương đạt chuẩn nông thôn mới TP Hà Nội về thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới tại 4 xã thuộc huyện Sóc Sơn gồm: Kim Lũ, Xuân...08-12-2019 09:35
-
Thị trường tôm, cá tra ấm trở lại
Sau nhiều ngày rớt thê thảm, giá tôm, cá tra đã tăng trở lại. Tổng cục Thủy sản dự báo, các mặt hàng này sẽ tăng trưởng tốt trong tháng cuối năm.08-12-2019 09:08
-
BIDV ra mắt Trung tâm Ngân hàng số
Kinhtedothi- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã chính thức ra mắt Trung tâm Ngân hàng số, hoạt động tại Tầng 15, Tháp A Vincom, 191 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà nội.07-12-2019 20:53
-
Online Friday 2019 có hơn 1,6 triệu lượt quét mã QR Code thành công
Kinhtedothi - Thông tin từ Bộ Công Thương, sự kiện mua sắm trực tuyến (Online Friday) 2019 đã thu hút hơn 1,6 triệu lượt quét mã QR, 35.000 lượt tải app, hơn 1,6 triệu lượt quét QR tham gia các chư...07-12-2019 14:34
-
Thu giữ lô tân dược nhập lậu trị giá 1,7 tỷ đồng
Kinhtedothi-Ngày 7/12, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội cho biết, Đội QLTT số 1 (Cục QLTT Hà Nội) qua kiểm tra đã phát hiện, thu giữ lô hàng thuốc tân dược nhập lậu có trị giá hơn 1,7 tỷ đồng.07-12-2019 14:34
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật ông Triệu Tài Vinh
- Trung tướng Lê Đông Phong nói gì về nạn lừa đảo bán đất, đòi nợ thuê?
- Nhân rộng sáng kiến xanh cải thiện môi trường Hà Nội
- [Điểm nóng giao thông] Đường Vũ Trọng Khánh biến thành công trường
- Sóng đầu tư đổ mạnh về Hà Nội
- Nhà xuất bản chi thù lao cho lãnh đạo Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh: Vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng
- Giá vàng đi ngang, kim ngạch thương mại Mỹ - Trung tiếp tục giảm
- Đừng quên an toàn của trẻ
- Hà Nội: Va chạm với xe tải trên Quốc lộ 6, 1 nữ giáo viên tử vong