Trao giải cuộc thi “Tự hào Việt Nam”
Kinhtedothi -
Sáng 13/1, T.Ư Đoàn phối hợp Bộ GD&ĐT tổ chức chung kết toàn quốc, tổng kết và trao giải Cuộc thi tìm hiểu văn hóa, lịch sử dân tộc “Tự hào Việt Nam”.
Cuộc thi được tổ chức từ ngày 8/11/2015 - 13/1/2016, thu hút sự tham gia của 310.850 học sinh đến từ 2.621 trường THPT và giáo dục thường xuyên trên cả nước.
Cuộc thi nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích cho đoàn viên - học sinh, khơi dậy tinh thần say mê tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử, văn hóa dân tộc; bồi đắp lòng yêu nước, tự hào dân tộc, phát huy trách nhiệm của tuổi trẻ Việt Nam trong học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
![]() Các thí sinh tham dự vòng chung kết cuộc thi "Tự hào Việt Nam"
|
Vòng Chung kết toàn quốc, tổng kết và trao giải Cuộc thi tìm hiểu văn hóa, lịch sử “Tự hào Việt Nam” năm 2015 với sự tham gia của 82 học sinh THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên xuất sắc nhất. Tại lễ tổng kết và trao giải, Ban tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba cho phần thi cá nhân và video clip.
Đạt giải Nhì phần thi Video clip với tác phẩm “Trang phục dân tộc, niềm tự hào trường phổ thông vùng cao Việt Bắc”, thí sinh Đồng Thị Ngọc Mai, học sinh trường THPT vùng cao Việt Bắc - tỉnh Thái Nguyên chia sẻ: Thông qua các trang phục và nét văn hoá đặc trưng của người đồng bào dân tộc vùng Việt Bắc, thí sinh mong muốn có thể tuyên truyền và giới thiệu về nét đẹp trang phục truyền thống, cũng như tôn vinh và gìn giữ những trang phục truyền thống.
Phát biểu tại lễ trao giải, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Lê Quốc Phong cho biết: Với cách thức tổ chức bài bản, hiện đại, cuộc thi đã thành công trong việc tạo ra một sân chơi độc đáo, hiện đại, rộng mở, nơi các bạn học sinh có thể tìm hiểu, trải nghiệm, thể hiện hiểu biết và lòng tự hào về lịch sử, văn hóa dân tộc, thể hiện những giá trị tốt đẹp của 66 năm truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam.
Bằng những kiến thức không chỉ thuần túy là những con số, sự kiện, đòi hỏi các bạn có sự liên hệ vận dụng để từ đó các bạn có thể hiểu thêm về lịch sử. Đặc biệt, phần thi video clip, ban tổ chức đánh giá rất cao sự sáng tạo của các em học sinh, các bạn phải cảm nhận, hiểu sâu sắc, yêu thích về vấn đề lịch sử đấy, địa danh đấy, danh nhân đấy mới thể hiện một cách đầy đủ tình cảm của mình thông qua cuộc thi. Thông qua cuộc thi, các em học sinh sẽ nhận thức một cách đầy đủ về vị trí, vai trò của môn Lịch sử.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
- Bộ LĐTB&XH ban hành Chỉ thị tổ chức Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021
- Huy động nguồn lực xã hội phát triển các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi
- Hà Nội tiếp tục phối hợp giám sát chặt chẽ vấn đề an toàn thực phẩm
- Quận Hai Bà Trưng: Khen thưởng hàng trăm tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác Đảng
TAG:
-
Gia Lâm tổng kết công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng
Kinhtedothi- Ngày 27/1, UBND huyện Gia Lâm tổ chức tổng kết công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng,...XEM THÊM -
Hơn 320 người dân tham gia “Chợ Tết nhân đạo - Tết ấm yêu thương”
Kinhtedothi - Sáng 27/1, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) TP Hà Nội phối hợp với quận Thanh Xuân tổ chức chương trình “Chợ Tết n...XEM THÊM
- Thủ tướng yêu cầu: Kiểm soát lạm phát năm 2021 một cách thận trọng, linh hoạt, chủ động
- Hình ảnh các đại biểu thảo luận Văn kiện Đại hội XIII tại hội trường
- Thông cáo báo chí về ngày làm việc chính thức thứ hai tại Đại hội XIII của Đảng
- Nhà hàng Thủy Tạ: Sợi dây gắn kết người Hà Nội nay với nét thanh lịch Hà Thành
- Chất lượng không khí Hà Nội ngày 27/1: Đã có sự cải thiện
- Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường: Giai cấp công nhân “áo xanh” thế hệ 4.0 là nguồn lực vô giá
- Bắc Bộ đón không khí lạnh, Hà Nội giảm 10 độ C
- Hải Dương: Nữ công nhân dương tính SARS-CoV-2 khi đến Nhật Bản
- Đoàn đại biểu TP Hà Nội nhất trí cao với các bài học kinh nghiệm, giải pháp, tầm nhìn chiến lược trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng