80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trẻ nguy kịch vì mẹ cho uống thuốc cam

Kinhtedothi - Tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, trong vòng 1 tuần trở lại đây, các bác sĩ liên tục tiếp nhận các trường hợp trẻ từ hơn 1 tháng đến 6 tháng tuổi ngộ độc chì nặng.
Nguyên nhân đều bắt nguồn từ việc gia đình tin dùng thuốc cam chưa được cấp phép lưu hành với mong muốn con tăng cân, mau lớn. Trong số này, có cả trường hợp trẻ ngộ độc từ chính thuốc cam nhà tự sản xuất.

Cụ thể, bé M. (6 tháng tuổi, Hiệp Hòa-Bắc Giang) nhập viện ngày 27/1. Theo lời kể của gia đình, trước đó 3 ngày, người nhà đã pha loãng thuốc cam do gia đình tự chế để đánh tưa lưỡi cho bé. Hai ngày sau, bé bỗng trở nên xanh tái kèm theo co giật mắt trái và hai tay trong vòng một phút. Gia đình vội đưa con tới bệnh viện tư nhân, nhưng do tình trạng co giật của bé không thuyên giảm, gia đình đã chuyển con tới Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang.

Tại đây, bé xuất hiện thêm 2 cơn giật toàn thân và nhanh chóng tiến triển thành hôn mê. Cháu được các bác sĩ Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang đặt ống nội khí quản và chuyển lên điều trị tiếp tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Xét nghiệm định lượng chì trong máu của bé My tại bệnh viện Nhi cho kết quả cháu bị nhiễm độc chì nặng.
Hai cháu My và Hùng hiện vẫn đang phải điều trị tại khu vực cách ly khoa Hồi sức cấp cứu
Hai bé  M. và H. phải điều trị tại khu vực cách ly khoa Hồi sức cấp cứu
Trường hợp thứ 2 xảy là bé trai H. mới hơn 1 tháng tuổi. Muốn con hay ăn chóng lớn, mẹ bé hòa thuốc cam với nước sôi cho con uống mỗi ngày 3 lần. Trong vòng hơn 1 tháng, bé H. tăng lên 1.3 kg nhưng đến ngày 19/1 bé bỗng bỏ bú, da xanh tái, kèm theo co giật toàn thân, mắt trợn ngược, sau cơn giật bé không tỉnh. Khi điều trị tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, bé được các bác sĩ tại đây chẩn đoán viêm phổi nặng, viêm màng não do ngộ độc chì. Bé được đặt nội khí quản sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Tạ Anh Tuấn, trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương, hai bệnh nhi trên không phải là những nạn nhân đầu tiên của ngộ độc chì do sử dụng thuốc cam. Hầu hết các cháu nhập viện đều được phát hiện nhiễm độc ở giai đoạn muộn khi tính mạng đã “ngàn cân treo sợi tóc”. Khi đã có những biểu hiện nặng về thần kinh, các cháu có thể gánh chịu những di chứng nặng nề như chậm phát triển trí tuệ, co giật, mù, liệt vĩnh viễn.

Để đề phòng ngộ độc chì ở trẻ nhỏ, gia đình không nên tự ý mua và sử dụng các thuốc nam để uống, bôi. Khi có bệnh, chỉ sử dụng các thuốc của nhà sản xuất và phân phối có nhãn mác ghi rõ địa chỉ, chứng nhận cho phép của các cơ quan chức năng.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ