Triển lãm ảnh về ô nhiễm không khí tại trạm xe buýt

Như Hương (Ảnh:BTC)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Từ ngày 13 - 21/12, tổ chức CHANGE đã triển lãm ảnh tại trạm xe buýt Hàm Nghi với sự tài trợ từ Lãnh sự quán Đức tại TP Hồ Chí Minh và sự hỗ trợ về địa điểm từ Trung tâm Giao thông Công cộng thuộc Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh.

Triển lãm ảnh nhằm giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề ô nhiễm không khí (ONKK) đang ngày càng trở nên trầm trọng tại các đô thị lớn của Việt Nam, từ đó kêu gọi sự chung tay hành động, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế xe cá nhân nhằm hướng đến một thành phố xanh, sạch, văn minh hiện đại.

Các bức ảnh được triển lãm tại trạm xe buýt.

Nằm trong khuôn khổ của chiến dịch “Không khí sạch, Bầu trời xanh”, triển lãm lần này sẽ trưng bày 16 bức ảnh được chọn từ cuộc thi nhiếp ảnh “Bắt nét không khí, Phơi màu ô nhiễm” tại nhà chờ các tuyến số 20 - 86 - 102 - 11 - 34 - 39 - 38 - 96 - 75 - 120 (góc giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa) và tuyến 52 - 93 - 109 - 152 - 31 - 36 - 04 - 18 - 20 (phía Vòng Xoay Quách Thị Trang).

Đây là những bức ảnh khắc họa một cách chân thực hiện trạng ô nhiễm không khí và những ảnh hưởng của nó đến chất lượng cuộc sống của chúng ta hàng ngày, nhất là từ các phương tiện giao thông cá nhân.

Xen kẽ với các bức ảnh này, triển lãm cũng trưng bày các bảng áp phích tuyên truyền cung cấp kiến thức liên quan về ONKK với thiết kế và màu sắc ấn tượng, cùng với hình ảnh về chiếc xe buýt văn minh hiện đại, an toàn cho hành khách, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

 
Với việc lựa chọn địa điểm tổ chức triển lãm tại Trạm xe buýt Hàm Nghi, CHANGE mong muốn thu hút sự chú ý của người dân khi lưu thông qua tuyến đường trọng yếu và đông đúc này. Đồng thời cũng đưa ra các thông tin về giải pháp góp phần giảm thiểu ONKK như trồng cây, bảo vệ rừng và đặc biệt kêu gọi cộng đồng sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nhiều hơn - giải pháp thiết thực mà mỗi cá nhân có thể thực hiện ‘01 xe buýt đầy chỗ sẽ thay thế được 40 xe hơi lưu thông trên đường #hãy_đi_xe_buýt”.
“Phát thải từ các phương tiện giao thông được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ÔNKK tại TP Hồ Chí Minh. Qua Triển lãm ảnh "Cảm nhận không khí", chúng tôi hy vọng có thể giúp người dân nhận thức được rõ ràng hơn về tình trạng ONKK và những tác động đối với con người qua những hình ảnh chân thực, sống động được chụp bởi rất nhiều nhiếp ảnh gia khác nhau.
Và qua việc triển lãm bộ ảnh này tại Trạm xe buýt Hàm Nghi, chúng tôi muốn nhắn gửi đến mọi người hãy cố gắng đi xe buýt nhiều hơn trong khả năng có thể như một hành động thiết thực để giảm thiểu ONKK." bà Nguyễn Cát Tường - Quản lý Dự án của CHANGE chịa sẻ.
Hiện nay, TP Hồ Chí Minh bị ô nhiễm vượt quy chuẩn gấp 3 lần và xe máy là nguồn gây ONKK lớn hàng đầu cho các đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh hay Hà Nội. Hoạt động giao thông chiếm phát thải cao nhất hầu hết trong các chất ô nhiễm, cụ thể hoạt động giao thông chiếm 99% trong tổng phát thải CO2 của toàn TP Hồ Chí Minh.
Đối với bụi thì phát thải từ khí thải xe máy và do ma sát mặt đường, thắng xe, lốp xe chiếm 37,7%; kế tiếp là hộ gia đình chiếm 11,4%; công trình xây dựng chiếm 9%; cửa hàng, bãi vật liệu xây dựng chiếm 7,8%; nhà hàng quán ăn chiếm 5%; bến cảng chiếm 5%.
Một số hình ảnh về ô nhiễm không khí được triển lãm tại trạm xe buýt:
Cuộc thi ảnh ‘Bắt nét không khí, phơi màu ô nhiễm’ được CHANGE tổ chức từ ngày 15/12/2018 đến ngày 1/2/2019 với sự tài trợ từ Lãnh Sự quán Đức tại TP Hồ Chí Minh và Canon được xem là ‘phát súng mở màn’ cho chiến dịch ‘Không khí sạch, bầu trời xanh’. 
‘Với nhiều góc máy sáng tạo khác nhau, mỗi bức ảnh dự thi và triển lãm tại cuộc thi này là một thông điệp phản ánh, bày tỏ thái độ trước thực trạng ô nhiễm không khí nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, sức khỏe cho mọi người… Đó cũng chính là ý thức, trách nhiệm của nhà nhiếp ảnh đối với cuộc sống!’ - Trưởng Ban giám khảo - Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Hồng Linh chia sẻ về cuộc thi.
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính cho những ca tử vong sớm, gây ra cái chết của 7 triệu người trên thế giới mỗi năm, trong đó hơn 1,7 triệu nạn nhân là trẻ em dưới 5 tuổi. 
Tại Trung Quốc, ONKK đã khiến cho 1,1 triệu người chết trẻ hàng năm, con số này tại Ấn Độ là 1 triệu người. 
Ở Việt Nam có đến 60.000 ca tử vong trong năm 2016 do đau tim, đột quỵ, ung thư phổi, thuyên tắc động mạch phổi và viêm phổi bị tác động bởi ONKK (WHO 2018). 
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của ĐH Fulbright Việt Nam, ONKK ở nước ta đã tạo ra thiệt hại kinh tế từ 9.86 - 12.45 tỷ đô la vào năm 2013. 
Riêng TP Hồ Chí Minh, con số thất thoát do ô nhiễm không khí là 117 - 183 triệu đô la.
Riêng TP Hồ Chí Minh, con số thất thoát do ô nhiễm không khí là 117 - 183 triệu đô la.
Với kích thước siêu nhỏ (đường kính chỉ bằng 1/40 - 1/100 sợi tóc), các hạt bụi siêu mịn này có thể chui sâu vào phổi và gây ra nhiều bệnh như: Phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi; thậm chí chúng có thể thâm nhập sâu vào hệ tuần hoàn dẫn đến đột quỵ, rối loạn nhịp tim hoặc bệnh tim thiếu máu. 
Không có loại khẩu trang bình thường nào có thể ngăn cản được, đây chính là siêu vi bụi nguy hiểm nhất thế giới.  
Trong những năm gần đây, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự Mỹ tại TP Hồ Chí Minh đã tiến hành đo lường chỉ số PM2.5. 
Chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội được ghi nhận có nồng độ tập trung của bụi bụi PM 2.5 là 47,9μg/m3. Tại TP Hồ Chí Minh, chỉ số này là 42 μg/m3. 
 
 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần