Triều Tiên "chơi rắn" trước Mỹ sau đàm phán ở Stockholm?

Tú Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giới phân tích cho rằng Bình Nhưỡng có mục đích riêng với những động thái gần đây.

Triều Tiên bày tỏ nghi ngờ rằng trong hai tuần tới, Mỹ có thể đưa ra các kế hoạch thay thế sau cuộc họp đổ vỡ ở Stockholm, dù phía Mỹ bày tỏ thiện chí quay trở lại Thụy Điển để thảo luận thêm với Bình Nhưỡng.

 Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Triều Tiên cho biết “quả bóng hiện đang ở chân” của Washington và cảnh báo rằng họ chờ đợi cho tới cuối năm nay để Mỹ thay đổi cách tiếp cận. Giới phân tích cho rằng Bình Nhưỡng có thể đang sử dụng chiến lược đàm phán “ở rìa” để đạt được những lợi ích khi quay lại đàm phán ở cấp cao hơn.  

Theo ông Mintaro Oba, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ chuyên về liên Triều, phía Bình Nhưỡng muốn tạo ấn tượng rằng Mỹ là bên gây ra bế tắc khi thiếu linh hoạt trong đàm phán. Như vậy, có thể buộc Washington quay trở lại bàn đàm phán với lợi thế nghiên về Bình Nhưỡng hoặc cuối cùng buộc Tổng thống Trump phải tham gia ở mức hội nghị thượng đỉnh để giữ quan hệ ngoại giao.

Trong khi đó, ông Vipin Narang, chuyên gia về các vấn đề hạt nhân tại Viện Công nghệ Massachusetts, bổ sung thêm rằng Triều Tiên cũng đang tận dụng thời gian để tiếp tục mở rộng và cải thiện lực lượng tên lửa và hạt nhân, và hướng đến đạt được được các điều khoản công nhận nó là một cường quốc hạt nhân. Trong trường hợp đó, chiến lược của Bình Nhưỡng là dập tắt hy vọng về một thỏa thuận trong tương lai gần, thay vào đó trì hoãn các cuộc đàm phán thực tế.

Dù đang chịu các lệnh trừng phạt lên hệ thống thương mại do chương trình vũ khí, Triều Tiên gần đây đã thử nghiệm một tên lửa đạn đạo mới được thiết kế, có khả năng được phóng từ tàu ngầm, một động thái khiêu khích được cho là để thúc đẩy Washington nhận ra rằng cần phải nhanh chóng đàm phán trong bối cảnh kho vũ khí của Bình Nhưỡng đang ngày càng mở rộng.

Mỹ và Triều Tiên cũng đã đưa ra những phát ngôn trái ngược ngay sau cuộc làm việc bất thành ở Thụy Điển. Khi Mỹ khẳng định đã đem đến “nhưng ý tưởng sáng tạo” và có những thảo luận hữu ích ở cuộc gặp lần này thì Bình Nhưỡng chê trách Washington “không chuẩn bị” cho sự kiện tại Stockholm mà chỉ tổ chức ra nhằm đạt mục đích chính trị.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần