Trump-Tập gặp nhau ở G20: Đột phá hay bắt tay gượng gạo?

Tú Anh (Theo SCMP)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Kỳ vọng về cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị G20 đang nóng dần.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối cùng cũng đồng ý gặp gỡ tại Hội nghị G20 sắp tới. Thông tin được Nhà Trắng xác nhận vào tuần trước, không phải ở một cuộc họp báo hay qua thông cáo báo chí, mà trên một đoạn tweet của ông Trump. Theo đó, Tổng thống Mỹ khẳng định cuộc gặp sẽ diễn ra cuối tháng này khi lãnh đạo thế giới tụ họp ở Osaka,Nhật Bản.

Tuy nhiên, những người kỳ vọng vào một giải pháp thương mại đạt được trong tầm tay sẽ phải thất vọng. Hai bên đều không hớn hở trước một thỏa hiệp không có sức mạnh hoặc mang tính thỏa hiệp đơn thuần. Thực tế là ngược lại. Nếu có một thước đo sự tổn thương của cả hai nước trong cuộc chiến thương mại gần này, có thể nói hai bền đều đủ “đau đớn” để buộc phải thay đổi quan điểm lập trường.

 Ảnh minh họa.

Đó là tất nhiên bởi những đòn thuế đã chuyển thành cuộc thi đấu ý chí lan rộng lên một tầm xung đột địa chính trị rộng lớn hơn.  

Ông Trump đang chịu đựng. Tối 18/6, ông lại nhắc lại lập trường cứng rắn với Trung Quốc trước đám đông 20,000 người, trong khuôn khổ chiến dịch phát động tranh cử tại Orlando, Florida. Dù ông Trump được cho là chưa hiểu rõ về sự phức tạp trong xung đột thương mại, vị Tổng thống vẫn tự hào tuyên bố người Mỹ không phải trả giá cho việc tăng thuế, bất chấp một số bằng chứng minh chứng điều ngược lại.

Điều này đi kèm với một số rủi ro rõ ràng, đó là nếu cuộc gặp Trump – Tập lần này không diễn ra, ông Trump có thể ngay lập tức áp thuế lên toàn bộ 300 tỷ USD hàng hóa còn lại từ Trung Quốc. Ông vẫn tin rằng Mỹ ở cửa trên và rằng “Trung Quốc sẽ đồng ý một thỏa thuận bởi đó là điều họ phải làm”.

Những quan điểm này cho thấy ông Trump sẽ không thỏa hiệp, dù ông từng đưa ra một số mỹ từ mang tính hòa giải như ca ngợi tài lãnh đạo của ông Tập hay mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với ông Tập.

Chiến lược của ông Trump với Trung Quốc sẽ thất bại?

Chính quyền Trump sẵn sàng với việc không đạt được đột phá. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross trao đổi với Bloomberg cho biết: “Dù đến cuối cùng Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt được một thỏa thuận, nhưng tôi không nghĩ điều đó sẽ diễn ra ngay ở G20. G20 là thảo luận ở cấp độ 40,000 feet”. Theo ông Ross, điều quan trọng là hai bên đạt được các nguyên tắc để tiếp tục đàm phán.

Tuy nhiên cũng khó tưởng tượng các đàm phán về nguyên tắc sẽ như thế nào khi trong quá khứ chưa từng có tiền lệ. Lấy ví dụ cụ thể, Tổng thống Mỹ vẫn luôn tỏ quan điểm nóng lạnh bất nhất, thậm chí coi đó là đòn bẩy đàm phán. Nhưng không phải thế. Chiến lược này khiến mất lòng tin và bất an cho bên đối diện.  

Về phía ông Tập cũng không đưa ra tín hiệu sẽ cam kết. Bất chấp nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại từ sản xuất tới xuất khẩu ô tô và đầu tư trực tiếp. Ngoại giao “mềm” đã trở nên khó khăn hơn khi Mỹ liên tiếp có những động thái như bãi bỏ các chương trình học thuật, trì hoãn cấp visa cũng như luận điệu chống-mỹ trên truyền thông nhà nước.

Như thế cả hai bên đều tỏ thái độ sẽ không thỏa hiệp.

Quan trọng hơn là khác biệt giữa hai bên. Mỹ vẫn muốn thay đổi lớn từ hệ thống doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc, một vấn đề ông Tập rất khó đàm phán.

Trong tuyên bố sẽ tham gia G20, ông Tập vẫn nói rằng muốn các DN Trung Quốc được đối xử công bằng, cách kín đáo chỉ ra trường hợp của Huawei.

Thay vào đó, điều tốt nhất mà thế giới có thể hy vọng là sự tạm dừng “chến sự” giữa hai bên.

G20 là một địa điểm hoàn hảo cho việc này, với các chương trình truyền thống tuyệt vời về ngoại giao. Chỉ cần ông Trump và ông Tập cùng xuất hiện, bắt tay và mỉm cười, hãy coi đó là một chiến thắng nho nhỏ.

Những bất đồng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ trở thành biểu tượng của một cuộc cạnh tranh quyền lực lớn, và dần trở thành sự thực nếu trải qua thời gian đủ lâu và tạo đủ ảnh hưởng. Làn sóng nâng cao chủ nghĩa dân tộc nguy hiểm đang lớn dần ở cả hai nước.

Trong trường hợp các đàm phán rủi ro đổ vỡ, cả hai bên cần sáng suốt. Hiện tại, không có cuộc khủng hoảng kinh tế để gây áp lực buộc Bắc Kinh phải nhượng bộ. Và chính trị theo chu kỳ bầu cử ở Mỹ cũng không gây áp lực buộc ông Trump phải thỏa thuận. Ngược lại, chiến dịch của ông Trump còn đang thử nghiệm sử dụng các vấn đề với Trung Quốc như mục tiêu vì lợi ích chính trị.

Đột phá thương mại ở Hội nghị G20?

Do đó, những kỳ vọng cho cuộc họp ở Osaka cần phải giảm xuống.

Trong ngoại giao, đôi khi tạm dừng là khúc dạo đầu cho một bước ngoặt hay chỉ là “chiếu nghỉ” để tiếp tục tranh cãi vào một thời điểm khác. Trong cả hai trường hợp, không leo thang thù địch sẽ mang lợi ích cho tất cả, ngay cả khi đó chỉ là một chiến thắng ngắn hạn mà cả hai bên có thể tuyên bố là của riêng họ.

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần