Trung Quốc nói gì trước làn sóng tẩy chay hàng hiệu phương Tây của người dân?
Kinhtedothi - Giới chức Trung Quốc ngày 29/3 tuyên bố, hãng thời trang H&M của Thụy Điển và các công ty nước ngoài khác không nên "tham gia vào chính trị", sau khi các công ty này bày tỏ quan ngại về tình trạng "lao động cưỡng bức" ở Tân Cương, gây ra phản ứng dữ dội và tẩy chay trên mạng xã hội.
Tin liên quan
-
“Áp đặt lệnh trừng phạt Nga và Trung Quốc là thiếu khôn ngoan”
- Chứng khoán Trung Quốc lao dốc sau cuộc hội đàm cấp cao Bắc Kinh - Washington
- Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu dầu từ Iran bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
H&M, Burberry, Nike và Adidas và nhiều thương hiệu thời trang lớn khác của phương Tây đã bị người tiêu dùng Trung Quốc kêu gọi tẩy chay kể từ tuần trước, vì những bình luận về nguồn cung cấp bông của họ ở Tân Cương.
Người dùng mạng xã hội Trung Quốc tuần trước đã bắt đầu lan truyền một tuyên bố vào năm 2020 của H&M, thông báo rằng họ sẽ không dùng bông từ Tân Cương nữa. Vào thời điểm đó, H&M cho biết quyết định này là do những khó khăn trong việc tiến hành thẩm định chất lượng, cũng như các lo ngại từ báo cáo của truyền thông và các nhóm nhân quyền đưa tin về việc sử dụng lao động cưỡng bức ở Tân Cương - một cáo buộc mà Bắc Kinh đã nhiều lần phủ nhận.
"Tôi không nghĩ rằng một công ty nên chính trị hóa hành vi kinh tế của mình", Xu Guixiang - phát ngôn viên của chính quyền Tân Cương nói tại một cuộc họp báo vào hôm nay (29/3), "liệu H&M có thể tiếp tục kiếm tiền tại thị trường Trung Quốc? Sẽ là không thể".
"Việc vội vàng đưa ra quyết định như vậy và vướng vào các chế tài là không hợp lý. Nó giống như việc tự lấy đá ghè chân mình", ông Xu nói thêm.
Elijan Anayat, một phát ngôn viên khác của chính quyền Tân Cương, cho biết trong cuộc họp báo rằng người Trung Quốc không muốn sản phẩm của các công ty như H&M và Nike vì đã tẩy chay bông của Tân Cương. Ông nói thêm rằng sẽ hoan nghênh các công ty đến các cánh đồng bông trong khu vực để tận mắt chứng kiến những gì đang xảy ra.
Làn sóng tẩy chay của người tiêu dùng Trung Quốc diễn ra đồng thời với một loạt các biện pháp trừng phạt phối hợp do Anh, Canada, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã áp đặt đối với những gì các nước gọi là "vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Tân Cương".
Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ tất cả các cáo buộc như vậy, và nói rằng các trại này là để đào tạo nghề và chống lại chủ nghĩa tôn giáo cực đoan. Phát ngôn viên Xu Guixiang ngày 29/3 cũng tiếp tục bác bỏ các cáo buộc "diệt chủng" và "vi phạm nhân quyền" tại Tân Cương, chỉ trích các cường quốc phương Tây đang "thao túng chính trị" để gây bất ổn cho Trung Quốc bằng các lệnh trừng phạt.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Lãnh đạo Mỹ, Nhật cam kết hợp tác đối phó thách thức từ Trung Quốc
Kinhtedothi - Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga nhất trí tăng cường hợp tác về an ninh, cô...XEM THÊM -
Chỉ 30 khách được tham dự lễ tang của Hoàng thân Philip
Kinhtedothi - Vào chiều 17/4 (giờ địa phương), lễ tang của Hoàng thân Philip sẽ diễn ra trong khuôn viên lâu đài Wind...XEM THÊM -
Trả đũa Washington, Nga trục xuất 10 nhà ngoại giao Mỹ
Kinhtedothi - Ngày 16/4, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố Nga trục xuất 10 nhà ngoại giao Mỹ để đáp trả lệnh t...XEM THÊM -
Tầm nhìn Nguyễn Cơ Thạch và những giá trị sống mãi
Kinhtedothi - Sáng 16/4, tọa đàm khoa học với chủ đề “Tầm nhìn Nguyễn Cơ Thạch trong sự nghiệp xây dựng ngành ngoại g...XEM THÊM -
Mỹ: Lại xả súng tại Indianapolis làm 8 người thiệt mạng, nghi phạm tự sát
Kinhtedothi - Cảnh sát TP Indianapolis, bang Indiana, Mỹ cho biết ít nhất 8 người chết trong một vụ xả súng vào đêm 1...XEM THÊM -
Giữa dịp tết truyền thống, phe đối lập ở Myanmar thành lập chính phủ mới
Kinhtedothi - Thành phần bao gồm các nghị sĩ trong chính quyền trước chính biến và các nhà hoạt động phản đối chính b...XEM THÊM
-
Tổng thống Mỹ đề cử tân Đại sứ tại Việt Nam
Kinhtedothi - Đại sứ Mỹ tại Việt Nam được đề cử, từng giữ vị trí tham tán chính trị trong đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội từ năm 2004 đến 2007.16-04-2021 15:47
-
Chứng khoán Mỹ lập kỷ lục khi Dow Jones vượt 34.000 điểm
Kinhtedothi - Chứng khoán Mỹ tăng mạnh, Dow Jones lần đầu tiên vượt ngưỡng 34.000 điểm khi nhà đầu tư phấn khích trước loạt dữ liệu kinh tế lạc quan.16-04-2021 12:11
-
Ông Biden muốn tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Putin ở châu Âu
Kinhtedothi - Nhà lãnh đạo Mỹ đề xuất khởi động đối thoại về các vấn đề ổn định chiến lược trong khuôn khổ cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Nga.16-04-2021 10:34
-
Khi nước thải lên bàn ngoại giao
Kinhtedothi - Việc Chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ xả 1 triệu tấn nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra biển đã gây tranh cãi trong cộng đồng quốc tế, đe dọa...16-04-2021 08:58
-
Thủ tướng Hun Sen: Áp phong tỏa tại Phnom Penh là chìa khóa ngăn chặn thảm họa vì Covid-19
Kinhtedothi - Thủ tướng Campuchia nói rằng Chính phủ buộc phải áp lệnh phong tỏa thủ đô Phnom Penh và TP lân cận trong bối cảnh đang đứng trên bờ vực tử thần do dịch Covid-19.15-04-2021 18:34
- Xe điện có thực sự bảo vệ môi trường?
- Khánh Hoà, Kiên Giang, Đà Nẵng thêm 8 bệnh nhân nhập cảnh mắc mới Covid-19
- Hà Nội: Ngập nặng trên Đại lộ Thăng Long, ô tô nổi ''bồng bềnh''
- Xung quanh thông tin nhập khẩu vaccine Covid-19 Moderna: Bộ Y tế nói gì?
- Giỗ Tổ Hùng Vương: Nhiều hoạt động văn hóa tưởng nhớ công ơn Vua Hùng
- Thị trường bất động sản phía Nam: Nguồn cung giảm mạnh, giá bán tăng
- Nhức nhối nạn lô đề
- Bộ Tài chính Mỹ khẳng định không đủ bằng chứng gán mác Việt Nam thao túng tiền tệ
- Hà Nội: Hiệp thương lần thứ ba thống nhất danh sách 160 người ứng cử đại biểu HĐND Thành phố khóa XVI