Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội tuyển 1.600 chỉ tiêu cho ngành Dệt may

Kinhtedothi - Trong tổng số 1.600 chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019 của trường Đại học (ĐH) Công nghiệp Dệt May Hà Nội có 1.150 trình độ đại học (ĐH) và 450 trình độ cao đẳng cho 7 ngành đào tạo.
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội có thể lựa chọn một trong ba phương thức.
Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội Hoàng Xuân Hiệp cho biết, năm nay nhà trường tuyển sinh theo 3 phương thức. Phương thức xét tuyển theo phương án riêng được áp dụng đối với thí sinh có kết quả học tập năm lớp 12 đạt loại giỏi trở lên hoặc có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEIC hoặc TOEFL đạt 450 trở lên hoặc IELTS từ 4,5 trở lên và tương đương.
Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia 2019, nhà trường sẽ lấy khoảng 50% chỉ tiêu. Phương thức xét tuyển điểm học bạ THPT được thực hiện dựa vào điểm tổng kết năm học lớp 12 trong học bạ của các môn thí sinh đăng ký xét tuyển.
Ngoài 3 phương thức này, thí sinh đăng ký ngành Thiết kế thời trang có thể sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp với thi tuyển môn Vẽ mỹ thuật tại trường ĐH Công nghiệp Dệt May Hà Nội.
Chia sẻ về ngành Công nghệ May có số lượng tuyển lên tới 740 chỉ tiêu trình độ ĐH, ông Hoàng Xuân Hiệp cho hay: Trong ngành này có các chuyên ngành như Thiết kế mẫu công nghiệp, Thiết kế công nghệ; Quản lý chất lượng; Quản lý sản xuất.
Trước thông tin cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ khiến 70% lao động trong ngành dệt may bị mất việc bởi máy móc thay thế, ông Hiệp phản hồi: Lao động có trình độ tay nghề thấp có thể bị thay thế. Còn những người học ngành Công nghệ May trình độ cao đẳng, ĐH trở lên thì các DN đang cần rất nhiều.
“Nhà trường đào tạo nhân lực may ở mảng thiết kế (sản phẩm, mẫu, dây chuyển); quản trị nhà máy; quản trị chuỗi cung ứng… đòi hỏi trình độ tay nghề cao. Để đảm bảo chất lượng đào tạo, năm nay, nhà trường không tăng chỉ tiêu tuyển sinh trình độ ĐH. Cộng với trường có 1 DN chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu là nơi tiếp nhận sinh viên thực tập sẽ giúp tiếp cận được ngay tốc độ sản xuất, ra trường có việc làm ngay đáp ứng được nhu cầu của DN” - ông Hiệp khẳng định.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ